Ngạt mũi buổi sáng, dùng thuốc gì?
Tôi năm nay 20 tuổi, hay bị các bệnh tai mũi họng. Mấy hôm nay thời tiết thay đổi khiến tôi hay bị ngạt mũi vào buổi sáng. Vậy tôi có thể dung thuốc nào để ứng phó với tình trạng này? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Nguyễn Thu Lê (Yên Bái)
Ngạt mũi buổi sáng là dấu hiệu của bệnh viêm mũi, trong đó theo rất nhiều nghiên cứu thống kê, 74% trong số này là viêm mũi dị ứng và liên quan nhiều tới các yếu tố dị nguyên ngay trên giường ngủ và phòng ngủ của bạn.
Ngoài ra, 26% còn lại là viêm mũi vận mạch, tức là do sự thay đổi của nhiệt độ, áp suất khí quyển, từ trường vào thời điểm buổi sáng làm cho các thần kinh giao cảm tác động lên cuốn dưới làm các mạch máu của cuốn dưới giãn ra, cuốn dưới nở to và che lấp khe thở gây ngạt. Vậy yếu tố tiên quyết là tìm ra một trong hai nguyên nhân này.
Nếu ngạt mũi do viêm mũi dị ứng thì có thể thực hiện theo nguyên tắc sau:
Làm sạch dị nguyên tại phòng ngủ, giường ngủ bằng cách hút bụi của phòng, giường, thay ga (chiếu), vỏ chăn, gối… hằng ngày.
Sử dụng các thuốc chống dị ứng: Các kháng histamine H1. Thuốc kháng histamine là những thuốc ngăn chặn histamin được giải phóng từ các phản ứng dị ứng trong cơ thể qua đó ngăn phản ứng dị ứng và làm hết triệu chứng.
Các thuốc có thể dùng như: promethazin, loratadin, fexofenadin… tùy theo tình trạng và đáp ứng với thuốc kháng histamine để lựa chọn. Nếu đáp ứng tốt, bạn có thể duy trì thuốc từ 2 – 4 tuần. Tuy nhiên vì thuốc kháng histamine có những tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ gà, khô miệng, táo bón…
Video đang HOT
Nặng nề hơn có thể gây phản ứng trên hệ tim mạch như rối loạn nhịp, nhịp nhanh… trên hô hấp gây ức chế hô hấp, khó ho khạc đờm nên dễ nhiễm trùng tiến triển nặng. Vì thế tốt nhất bạn nên dùng thuốc theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Tăng cường miễn dịch: Nhiều nghiên cứu cho rằng, dị ứng biểu hiện thành bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng. Vì thế bạn nên tăng cường sức đề kháng bằng những loại hình thể thao phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.
Liệu pháp giải mẫn cảm đặc hiệu: Phương pháp này chỉ sử dụng khi bạn không đáp ứng với các thuốc kháng histamine hoặc xuất hiện tình trạng quen thuốc. Người ta sẽ test các dị nguyên và cố gắng xác định loại dị nguyên mà bạn mắc phải để sử dụng thuốc với nồng độ loãng dần dạng tiêm trong vòng 2-5 năm.
Thay đổi môi trường sống là biện pháp lý tưởng tuy nhiên ít khi thực hiện được.
Nếu bạn bị viêm mũi vận mạch thì có thể dùng thuốc điều trị tình trạng vận mạch như zyrtec uống và làm ấm niêm mạc mũi.
Với tình trạng của bạn, nên đi khám để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc hợp lý.
Bác sĩ chỉ ra thủ phạm khiến dị ứng, ho hen kéo dài
Mẩn ngứa, ho hen, viêm mũi thường xuyên... rất nhiều bệnh lý gặp phải và tác nhân đó là từ chính những thú cưng trong nhà nhất là chó và mèo.
Chị Nguyễn Thị Hương - Thanh Xuân, Hà Nội thường xuyên bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng ngày càng nặng hơn đặc biệt mỗi lần dọn dẹp nhà cửa là chị hắt hơi, chảy nước mũi, da đỏ mẩn lên.
Chị Hương đi kiểm tra được bác sĩ kê thuốc viêm mũi họng về uống không đỡ. Chị nghe người quen nhỏ cả tinh dầu tỏi nhưng chỉ thêm khô rát niêm mạc mũi.
Sau đó, chị Hương đến khám bác sĩ chuyên khoa, chị được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm tìm tác nhân gây dị ứng để điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng, kết quả bác sĩ cho biết chị bị dị ứng lông chó mèo.
Lúc này, chị Hương mới nhớ ra nhà chị con trai rất thích nuôi chó. Con chị nghiện nuôi chó dù gia đình không ai thích nhưng từ ngày học cấp 3 với lời hứa thi đỗ sẽ được tặng con chó và từ đó đến nay đã 4 năm con chó con vẫn sống với gia đình chị. Khi biết tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng suốt thời gian qua của mình, chị Hương nghĩ chắc sẽ gửi con chó đến trang trại chó mèo nào đó.
PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết lông chó, mèo cũng là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý dị ứng, viêm mũi, ho hen
Còn trường hợp của cháu Nguyễn Mạnh Thắng, 3 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội đến khám vì bị cơn hen cấp tính. Cháu Thắng thường xuyên có hiện tượng khó thở, da tái xanh.
Gia đình đưa bé đi khám được biết bé bị hen. Các bác sĩ giới thiệu cháu vào BV ở Hà Nội để tìm rõ căn nguyên khiến bé khó thở trong khi trước đó bé hoàn toàn khoẻ mạnh không có bất thường gì.
Sau nửa ngày cho bé nhập viện tuyến trên và được các bác sĩ khám kỹ, mẹ bé mới ngã ngửa khi bác sĩ bảo con chị bị khó thở là do lên cơn hen cấp tính. Thủ phạm gây bệnh chính là lông của con mèo. Mẹ của Thắng cho biết chị thích mèo nên vài tháng trước đã mua 1 con mèo với giá 3 triệu đồng về nuôi.
Cu cậu cũng rất thích mèo nên suốt ngày ôm ấp trên tay, lúc đi ngủ cũng tha một chú mèo con lên nằm cùng. Lông mèo bị rụng dính trên gối, chăn, bé hít vào suốt một thời gian nên bị lên cơn hen.
Vì sao dị ứng với chó mèo
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - Bệnh viện Đa khoa An Việt, bà thường xuyên gặp các bệnh nhân đến khám vì viêm mũi dị ứng, hen nhưng không tìm ra nguyên nhân. Chỉ đến khi làm các xét nghiệm chuyên sâu mới phát hiện tác nhân là lông động vật trong nhà.
PGS An cho biết tùy vào mức độ phản ứng, các dấu hiệu dị ứng lông chó mèo sẽ thể hiện tương ứng. Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng dị ứng có thể hơi khó khăn vì dấu hiệu dị ứng có thể phát triển chỉ trong vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi tiếp xúc với lông chó mèo.
Mỗi người có một triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng dị ứng lông chó mèo thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa nổi mề đay, da đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm da dị ứng. Thậm chí có những người bị dị ứng nặng cảm giác ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè, tăng áp lực, đau vùng mặt.
Khi xác định nguyên nhân dị ứng do lông chó mèo tùy vào từng mức độ từ vừa đến trung bình bác sĩ có thể kê thuốc thuốc dị ứng để kiểm soát phản ứng.
Ngược lại, với những triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ: Nổi mề đay khắp người, ngứa mắt hoặc có biểu hiện ở đường hô hấp, thuốc kháng histamin sẽ là giải pháp giúp bạn. Kháng histamin là thuốc chống dị ứng được chỉ định đầu tiên và hữu hiệu cho các vấn đề liên quan đến dị ứng.
PGS An cho biết ở chó mèo, chất gây dị ứng đó là các vảy hay còn gọi là gàu, nước bọt, nước tiểu và lông của chúng.
Khi nuôi chó mèo những chất trên dính ra quần áo, chăn gas, gối đầu có thể gây nên tình trạng dị ứng cho người có cơ địa dị ứng. Một số loại chó mèo, thường xuyên rụng lông thì càng dễ gây dị ứng hơn.
PGS An khuyến cáo, nuôi thú cưng cần chăm sóc và vệ sinh chúng thường xuyên. Đặc biệt nên tẩy giun để tránh nguy cơ mắc giun sán từ chó mèo. Ngoài ra, những người thường xuyên có cảm giác ho, hắt hơi, chảy nước mũi như dạng cảm lạnh nhưng kéo dài không khỏi cũng nên đi khám sức khỏe vì có thể đó là viêm mũi dị ứng do lông chó mèo.
Viêm mũi dị ứng lúc giao mùa: Chuyên gia nói về dấu hiệu và cách điều trị Chị Hương - Hoài Đức, Hà Nội cho biết gia đình chị đã khổ sở vì viêm mũi dị ứng. Chị và 2 con gái cứ đến giao mùa là bị viêm mũi dị ứng rất khó chịu. Ban đầu, chị Hương sợ bị xoang nhưng khi kiểm tra sức khỏe thì chỉ là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên,bệnh lai rai lâu...