“Ngành y là ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường”
Tâm sự nhiều hơn về cuộc sống của sinh viên ngành Y, Duy Văn mô tả, buổi sáng chúng em học tại bệnh viện, chiều học lý thuyết, tối đi trực.
Võ Duy Văn (sinh năm 1994, quê Nghệ An) – thủ khoa đầu ra của Đại học Y Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng trong tôi với nụ cười thân thiện.
Tốt nghiệp ngành Y đa khoa, và trong suốt 6 năm trên giảng đường của Đại học Y Hà Nội, Văn liên tục được nhận giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường cho sinh viên thủ khoa rồi danh hiệu sinh viên xuất sắc, đặc biệt, điểm tổng kết toàn khóa đạt 8,58/10.
Tân thủ khoa này cũng từng nhận học bổng Kumhoo Asiana 2012 và học bổng Odon Vellet năm 2014, 2015, 2016, 2017.
Chia sẻ với chúng tôi, Duy Văn kể, năm 2012, em đã cùng lúc thi đỗ cả Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y Hà Nội với mức điểm 27,5 và 27,75 cho khối A và khối B.
Khi đó, nam sinh xứ Nghệ trở thành 1 trong 51 thí sinh trên toàn quốc có điểm thi 2 khối trên 27 theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Và chàng trai xứ Nghệ chọn học Y đa khoa tại Đại học Y Hà Nội để nuôi dưỡng những đam mê từ thủa nhỏ của mình.
Võ Duy Văn (sinh năm 1994, quê Nghệ An) – thủ khoa đầu ra của Đại học Y Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng trong tôi với nụ cười thân thiện. (Ảnh: Thùy Linh)
Sau 6 năm rèn luyện bản thân và sự hướng dẫn tận tình các thầy cô để được cầm tấm bằng khen thủ khoa xuất sắc do thành phố Hà Nội trao tặng, Duy Văn cho rằng, ngành Y không chỉ đòi hỏi kiến thức sâu mà rất cần khả năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý bệnh nhân, sự tự tin và đặc biệt là ngoại ngữ.
Bởi lẽ, muốn cập nhật những kiến thức y học mới trên thế giới thì buộc phải có ngoại ngữ.
Chia sẻ về bí quyết học tập, nam sinh này kể, từ năm nhất em đã chủ động học tiếng Anh, đồng thời tham gia tích cực các câu lạc bộ trong trường và dần dần tự mở các lớp giảng về y khoa cho các sinh viên khác trong trường.
Cụ thể, khi sinh viên năm 2, Võ Duy Văn đã tích cực tham gia giảng dạy, thuyết trình trước hàng trăm sinh viên khóa dưới. Đến năm thứ 4 đại học, Văn đã tự mở những lớp giảng riêng kiến thức ngành Tim mạch.
Video đang HOT
Kể từ đó Văn tìm ra niềm đam mê với chuyên ngành Tim mạch và quyết tâm thi đỗ bác sỹ nội trú chuyên ngành này.
Và trước các kỳ học, năm học mới, em đều ngồi lại để vạch ra cho mình những mục tiêu rõ ràng cũng như tìm ra phương pháp học phù hợp theo các môn học.
Ngoài ra, Duy Văn luôn tận dụng mọi cơ hội để học nhóm, thảo luận với những bạn khác, nhằm trao đổi, mở rộng kiến thức và tiết kiệm thời gian học tập.
Tâm sự nhiều hơn về cuộc sống của sinh viên ngành Y, Duy Văn mô tả, buổi sáng chúng em học tại bệnh viện, chiều học lý thuyết, tối đi trực, do đó gần như không có thời gian rảnh.
“Hơn nữa, mỗi năm chúng em phải trải qua hơn 60 môn học, mỗi môn thi từ 2-3 lần bao gồm cả lý thuyết đến thực tập nên quá trình học tập thực sự vất vả theo đúng kiểu “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, ế là chuyện bình thường”", tân thủ khoa hóm hỉnh chia sẻ.
Kết thúc 6 năm học đại học, cuộc sống của Duy Văn cũng như bao bác sỹ nội trú khác đều gắn liền với bệnh viện, với những đêm không ngủ để trực, theo dõi sức khỏe bệnh nhân, những bữa cơm trưa thường bắt đầu lúc 3 giờ chiều, bữa tối là lúc nửa đêm nhưng với chàng trai ấy thì đây là những năm tháng thực sự ý nghĩa và vô cùng quý giá trong cuộc đời làm nghề.
Tâm sự thêm, nam thủ khoa của Đại học Y Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành tốt 3 năm bác sỹ nội trú để được thực hiện ước mơ trở thành bác sỹ chính thức chuyên khoa về Tim mạch.
Theo giaoduc.net.vn
Từ thi trượt đại học, nữ sinh vươn lên thành thủ khoa trường Công nghệ Giao thông vận tải
Trong kỳ thi đại học năm 2012, Phạm Nhung đã thiếu chút may mắn để đậu vào ngôi trường mình mơ ước. Thất bại đầu đời khiến Nhung buồn bã và chán nản, nhưng rồi cô hiểu rằng nếu từ bỏ dễ dàng thì không đúng với tính cách của mình.
Họ và tên: Phạm Thị Nhung
Các thành tích đã đạt được:
Điểm học tập toàn khóa: 3,81/4
Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc
5 năm liền đạt danh hiệu Sinh viên xuất sắc
Giải Nhất Olympic môn cơ học đất cấp trường năm 2016
Giải Khuyến khích môn Cơ học đất Olympic Cơ học toàn quốc năm 2016
Học bổng chắp cánh ước mơ tiếp bước giảng đường năm 2015
Học bổng FUYO lần thứ 18
Giấy khen của BCH Đoàn trường năm 2013-2014 vì những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên
Nữ thủ khoa Phạm Nhung
Năm đó Phạm Nhung theo học cao đẳng, âm thầm giấu bố mẹ để hiện thực hóa mong ước bước chân vào Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, mãi cho đến sát kỳ thi cô mới mở lời với người thân.
Nhớ lại quãng thời gian đó, Phạm Nhung chia sẻ: "Buồn chứ, thất vọng nữa, nhưng cứ buồn mãi thì cũng không thể giải quyết điều gì cả, thất bại càng khiến ta quyết tâm chạm đến mục tiêu.
Mình quyết định sẽ thi lại, vì Đại học Công nghệ Giao thông vận tải là ước mơ từ rất lâu của mình rồi. Vừa học cao đằng vừa ôn thi, mình sợ gia đình lo lắng nên không dám nói, đến lúc sắp thi mới nói với bố mẹ.
Cũng may là người thân luôn luôn ủng hộ, cho phép mình làm những điều mình thích nên không có áp lực gì nhiều".
Những năm tháng thơ ấu đi học trên con đường đầy bùn đất, ngang qua những cây cầu treo vắt vẻo qua sông, Nhung ước ao một ngày nào đó trong tương lai sẽ tự mình thiết kế cầu, đường cho chính quê hương.
Và đó cũng chính là lý do mà cô gái Nam Định quyết định theo đuổi đến cùng ước mơ bước chân vào giảng đường và học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
Trong quá trình ôn thi lại đại học lần thứ hai tuy có những mệt mỏi khó khăn, đôi khi Phạm Nhung muốn buông bỏ giấc mơ, nhưng rồi cô lấy lại niềm lạc quan để vượt qua tất cả. Có lẽ bản lĩnh mạnh mẽ, ý chí kiên cường đã giúp Nhung gặt hái nhiều thành tích cho đến ngày hôm nay.
Hơn nữa cô sinh ra và lớn lên ở một miền quê thuộc tỉnh Nam Định, chứng kiến những khó khăn, khổ cực của bố mẹ, cô tự nhủ phải cố gắng gấp nhiều lần để đạt được kết quả tốt nhất.
Sau cùng mọi nỗ lực của cô gái sinh năm 1994 đều được đáp đền xứng đáng. Năm 2013, cô bước vào giảng đường ngôi trường mà cô mơ ước.
Sau 5 năm theo học, Phạm Nhung xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải với số điểm tích lũy 3.81/ 4.
Chia sẻ niềm hãnh diện này, Nhung nói: "Chỉ mong rằng những gì mình cố gắng sẽ khiến bố mẹ tự hào. Mình muốn nói rằng dù là con gái nhưng mình sẽ trở thành chỗ dựa và mang đến thật nhiều niềm vui cho bố mẹ".
Được biết từ nhỏ Nhung vốn tự lập, nên khi lớn lên tính cách đó lại càng biểu hiện rõ hơn, dù cho cuộc sống khó khăn cô cũng tự mình vượt qua.
Ngoài ra Phạm Nhung cũng rất chăm chỉ tham gia các hoạt động chung của trường, lớp. Cô thích đi tình nguyện, càng đi nhiều cô càng tìm thấy hạnh phúc giản dị giữa cuộc sống xô bồ, hối hả.
Bởi thế "những năm tháng sinh viên của mình có ý nghĩa hơn qua những chuyến đi, đó mãi mãi là kỷ niệm không thể phai nhòa dù thời gian có trôi qua bao lâu đi chăng nữa.
Ngôi trường này đã giúp mình trưởng thành lên rất nhiều, thầy Phạm Ngọc Trường là người luôn giúp đỡ và động viên để mình học tốt hơn ", Nhung tâm sự.
Phạm Nhung vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng từ khi còn là sinh viên năm ba. Điều này khiến Nhung tự nhủ bản thân càng phải phấn đấu, rèn luyện nhiều hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhìn lại hành trình 5 năm đã qua, nữ sinh Nam Định nở nụ cười nhẹ nhàng mà đầy tự hào.
Thi Thi
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Nữ sinh xứ Nghệ hai lần thủ khoa Học viện Chính sách và Phát triển Cách đây 4 năm Nguyễn Dung là thủ khoa đầu vào của Học viện Chính sách và Phát triển. Đến giờ, cô cũng xuất sắc giành được điểm tích lũy đầu ra cao nhất hệ đại trà của trường. Đằng sau kết quả đáng tự hào của cô gái sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nghệ An nắng rát gió bụi...