Ngành vật liệu xây dựng vẫn tồn tại nhiều bất cập, chậm chuyển đổi
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Báo Xây dựng phối hợp với Vụ Vật liệu xây dựng tổ chức Hội thảo “ Xu hướng công nghệ vật liệu trong công trình xây dựng”.
Chia sẻ tại tọa đàm, Ths Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), những năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu đã làm cho môi trường sống của con người ngày càng bị đe dọa, tạo sức ép buộc các quốc gia phải chú trọng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh. Phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đây là xu thế tất yếu và mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu phải đáp ứng được yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc sản xuất và giúp tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ cho công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng.
Ông Bắc cho biết, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang triển khai sản xuất vật liệu xây dựng hết sức tích cực, song song đó là biện pháp quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước như xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quản lý vật liệu xây dựng được tăng cường.
Video đang HOT
Còn theo ông Nguyễn Quang Hiệp – Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), hiện nay, phát triển vật liệu xây dựng của nước ta đã bắt đầu hướng đến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh kinh tế; chủ động hội nhập quốc tế; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải rắn, phát thải các-bon thấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ông Hiệp cho rằng ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gặp phải nhiều thách thức đó là: Tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt, cần phải có giải pháp, công nghệ để sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp, tận dụng phế thải từ các ngành khác; Nhiên liệu hoá thạch ngày càng khan hiếm, chi phí cho nhiên liệu, năng lượng ngày một tăng cao; Các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính tạo ra các thách thức không nhỏ khiến ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần phải có thay đổi mạnh mẽ về công nghệ sản xuất.
Để phát triển vật liệu xây dựng xanh, TS Lê Văn Tới, Phó chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng nhấn mạnh: Nhà nước cần có biện pháp hành chính cần thiết được quy định trong văn bản pháp luật, ít nhất là trong nghị định, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện, cần nhất quán, quyết liệt hơn; gắn trách nhiệm cho các địa phương, kiểm tra, khen thưởng địa phương làm tốt, phê bình địa phương thực hiện chưa tốt.
Về khung kỹ thuật, các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện, đặc biệt công trình xanh cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể. Cần bổ sung chính sách để khuyến khích sử dụng công nghệ thi công tiên tiến, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động trong sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện.
Nhà quản lý lắng nghe ý kiến từ nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng về những bất cập, vướng mắc trong sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng . Nhận diện những thách thức cũng như thời cơ để kịp thời đưa ra chính sách khuyến khích phát triển phục vụ ngành vật liệu xây dựng , góp phần tạo giá trị cho quốc gia hoặc cảnh báo những nguy cơ xấu nếu có.
Mới: Hà Nội công bố 2 phường nguy cơ cao vì có nhiều ca cộng đồng
Có nhiều sự thay đổi trong lần công bố đánh giá cấp độ dịch ở Hà Nội mới nhất so với 7 ngày trước. Kết quả này cập nhật tới hết ngày 26/11.
Hiện thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng), như cách đây 1 tuần.
19 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp tương ứng với màu xanh) (tăng 15 quận, huyện so với công bố vào ngày 19/11);
11 quận, huyện ở cấp độ 2 (giảm 15 quận, huyện) gồm: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Gia Lâm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Quốc Oai.
Về cấp xã, phường có 535 ở cấp độ 1 (tăng 58 xã, phường); 42 xã, phường ở cấp độ 2 (giảm 57 xã, phường) và 2 xã, phường ở cấp độ 3 (nguy cơ cao tương ứng với màu cam) (giảm 1 xã) và không có địa bàn nào cấp độ 4.
Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.292 ca mắc, trong đó có 1.124 ca cộng đồng, tương ứng với tỷ lệ 20 ca cộng đồng/100.000 dân/tuần.
Cũng trong khoảng thời gian này, trên địa bàn thành phố có 2 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, đó là phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (có 115 ca); xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức (có 20 ca). Theo đánh giá cấp độ dịch, 2 xã/phường này ở cấp độ 3.
Hiện tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine trên địa bàn thành phố là 93,9% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 70%); tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vaccine là 81,2% (đã đạt tỷ lệ tối thiểu là 80%).
Từ ngày 11/10 đến ngày 26/11, Hà Nội đã ghi nhận 5.181 ca mắc COVID-19, trong đó số ca cộng đồng tăng nhanh với 1.834 ca mắc (chiếm tỷ lệ hơn 35%), đồng thời số ca mắc do lây nhiễm thứ phát cũng tăng lên.
Dịch bệnh xuất hiện trên 30/30 quận, huyện, thị xã trong đó nhiều chùm ca bệnh tại các khu dân cư mật độ cao, các khu chung cư, khu công nghiệp, từ các hoạt động tại chợ dân sinh, đám hiếu, hỷ, việc tụ tập ăn uống, các địa điểm công cộng và sự kiện tập trung đông người.
Hà Nội thêm 272 ca COVID-19 mới, hơn 38.000 trẻ 14 tuổi được tiêm vaccine 272 ca COVID-19 mới phát hiện tại 27 quận/huyện ở Hà Nội, trong đó quận Đống Đa có số lượng nhiều nhất với 71 trường hợp. Sở Y tế Hà Nội tối 27/11 thông báo ghi nhận thêm 272 ca COVID-19, trong đó có 146 ca cộng đồng, 88 ca khu cách ly và 38 ca khu phong tỏa. Phân bố 272 ca...