Ngành truyền thông, quan hệ công chúng sẽ lấy điểm chuẩn cao
Lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra những phân tích về khả năng biến động mức điểm chuẩn các ngành học của trường để các thí sinh có thể tham khảo, cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2021.
Trao đổi với VietNamNet , PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho hay, căn cứ phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT công bố, có thể nhận định mức điểm chuẩn các ngành học của Học viện năm nay sẽ không thấp hơn năm ngoái.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
“Trong các năm trở lại đây và năm nay, tôi nghĩ cũng không phải ngoại lệ, các ngành, chuyên ngành như Quan hệ công chúng; Quảng cáo; Truyền thông marketing; Truyền thông đa phương tiện; Truyền thông đại chúng, Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế vẫn duy trì độ “hot”, đồng nghĩa với việc sẽ có mức điểm chuẩn cao nhất” – bà Giang nói.
Trong khi đó, theo bà Giang, các chuyên ngành Báo chí hiện nay không còn là sự lựa chọn hàng đầu của các thí sinh, điểm chuẩn của các chuyên ngành này cũng không còn giữ vị trí “top” đầu, kể cả các chuyên ngành Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử.
“Điều này cũng là tất yếu bởi lĩnh vực hoạt động và cơ hội nghề nghiệp báo chí ngày càng bị thu hẹp, trong khi yêu cầu tác nghiệp báo chí trong bối cảnh Cách mạng 4.0 ngày càng cao hơn, phức tạp hơn và có sự dịch chuyển sang các nhóm ngành truyền thông. Kết quả khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp thuộc các chuyên ngành Báo chí trong khoảng 4 năm trở lại đây của Học viện cho thấy, có xu hướng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Báo chí nhưng lại làm nhiều các công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông. Nắm bắt được xu thế này, Học viện đã tổ chức tuyển sinh 3 ngành là Truyền thông đại chúng và Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông quốc tế từ năm 2018″, bà Giang nói.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nhận định chung, bà Giang dự đoán, năm nay các ngành thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông sẽ có điểm chuẩn tăng lên so với năm ngoái. Đặc biệt, điểm chuẩn tổ hợp xét tuyển theo khối D01 sẽ tăng mạnh nhất.
“Khả năng ngoại ngữ của các thí sinh ngày càng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhiều thí sinh có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ không đi du học mà đăng ký vào các trường đại học trong nước, trong đó có cả Học viện Báo chí và Tuyên truyền”, bà Giang phân tích.
Tuy nhiên, bà Giang cũng cho rằng, đây là một trong những rủi ro đối với công tác tuyển sinh của Học viện, bởi nhóm sinh viên này thiếu tính ổn định.
Video đang HOT
“Đây cũng là lý do mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới hạn dành tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức xét tuyển kết hợp (sử dụng chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh kết hợp với kết quả học bạ 5 kỳ bậc THPT). Nếu tăng chỉ tiêu cho thí sinh xét tuyển bằng phương thức kết hợp thì câu chuyện sẽ có 2 mặt. Một mặt, đây là lượng thí sinh có chất lượng tốt, nhất là năng lực ngoại ngữ tốt, nhưng mặt khác, các em lại không “chắc chân” việc theo học lâu dài tại trường. Nhiều em có tâm lý vào trường học dự phòng 1 – 2 năm, khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ tiếp tục đi du học. Nên nếu trường lấy tỷ lệ này cao thì có thể chỉ khoảng sau 1-1,5 năm sẽ bị hụt lớn với số sinh viên này”, bà Giang phân tích.
Về điểm chuẩn đối với 8 chuyên ngành Báo chí, theo bà Giang, về cơ bản, điểm chuẩn sẽ không biến động nhiều so với năm ngoái. “Tuy nhiên, các chuyên ngành Báo truyền hình và Báo mạng điện tử có thể sẽ có điểm chuẩn nhích nhẹ” – bà Giang cho hay.
Còn nhóm ngành Lý luận chính trị thì điểm chuẩn sẽ ổn định, ít biến động.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng nhấn mạnh, trên đây chỉ là những phân tích mang tính lý thuyết, thực tiễn điểm chuẩn còn phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo từng ngành và chất lượng điểm thi thực tế của thí sinh. Do đó, thông tin chỉ có tính chất tham khảo.
Vụ Giáo dục Đại học: 'Điểm chuẩn có thể nhỉnh hơn các năm trước'
Căn cứ điểm thi, việc các trường xét tuyển bằng nhiều phương thức, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, dự đoán điểm chuẩn có thể nhỉnh hơn các năm trước.
Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng. Dự báo điểm chuẩn là một trong những căn cứ để thí sinh điều chỉnh.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho rằng điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT có thể tăng do điểm thi cao và tỷ lệ xét tuyển cho phương thức này giảm.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1. Ảnh: Phạm Ngôn.
Việc trúng tuyển không phụ thuộc nhiều vào điểm thi
- Với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, bà dự kiến điểm chuẩn vào đại học năm sẽ biến động như thế nào? Liệu điểm có tăng không khi các trường sử dụng nhiều phương án tuyển sinh?
- Như thông tin Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Trong đó, số lượng bài thi đạt điểm cao cũng tăng thêm khá nhiều ở các môn Tiếng Anh, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học...
Điểm chuẩn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào một ngành, một chương trình đào tạo.
Điểm trung bình cao, số lượng bài thi có điểm 8 trở lên nhiều, dải điểm rộng hơn, việc xét tuyển sẽ thuận lợi hơn, các trường có thuận lợi trong việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Năm nay, các trường thuộc các nhóm tuyển sinh khác nhau đều không gặp khó khăn do các thí sinh tham dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học, xét tuyển cao đẳng ngành Giáo dục mầm non tăng khá so với năm trước.
Ngoài việc điểm một số môn thi cao hơn so với năm 2020, các trường đại học đã dành lượng chỉ tiêu tương đối cho các phương thức khác như xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, bài thi chuẩn hóa quốc tế... Tỷ lệ xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm nhất định. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào đại học năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.
- Áp lực cho việc tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT có tăng lên hay không khi chỉ tiêu dành cho phương thức này thấp hơn các năm?
- Với xu thế tự chủ tuyển sinh hiện nay, ngày càng nhiều cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh riêng, hoặc tham gia tuyển sinh theo nhóm, nên tỷ lệ chỉ tiêu dành cho đối tượng xét tuyển bằng điểm thi THPT giảm so với các năm trước là tất yếu và đã nằm trong lộ trình biết trước.
Trong đề án tuyển sinh, các trường đã công bố các phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh bằng học bạ, thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng... bên cạnh chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm thi THPT.
Thực tế, nhiều học sinh đã đạt điều kiện cần để trúng tuyển đại học trước khi thi tốt nghiệp THPT - điều kiện đủ để nhập học. Với sự minh bạch thông tin này, thí sinh chuẩn bị trước về tâm lý và nhiều em đủ điều kiện đã có lựa chọn về trường và ngành học tập cho mình ngay từ đầu, do đó việc trúng tuyển không còn phụ thuộc nhiều vào điểm thi THPT.
Thống kê cho thấy năm 2021, các trường dành chỉ tiêu xét tuyển cho các phương thức khác nhiều hơn các năm. Tuy nhiên, việc xét tuyển theo phương thức khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ tiêu, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, chất lượng nguồn tuyển, số thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học...
Nguồn tuyển sinh hữu hạn, thí sinh xét tuyển bằng phương thức khác đã trúng tuyển và xác nhận nhập học không tham gia xét tuyển ở các trường khác.
Các trường phải nhập danh sách thí sinh đã xác nhận nhập học lên hệ thống. Các thí sinh này sẽ không tham gia để xét tuyển đợt 1 bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đương nhiên, các em không ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức xét tuyển theo kết quả tốt nghiệp THPT.
Những lý do trên đã giảm bớt áp lực xét tuyển đại học bằng điểm thi THPT, dù chỉ tiêu dành cho phương thức này giảm đi so với các năm trước.
Nhiều người lo ngại phổ điểm Tiếng Anh khiến các trường khó xác định điểm chuẩn. Ảnh: N.S.
Phổ điểm Tiếng Anh gây khó cho tuyển sinh?
- Thí sinh cho rằng mức độ khó - dễ quá chênh lệch giữa các môn trong tổ hợp sẽ gây khó khăn cho thí sinh trong việc đổi nguyện vọng. Bà đánh giá thế nào về điều này?
- Quy định xét tuyển của các trường rất đa dạng và nhiều lựa chọn. Các trường đều quy định chỉ tiêu cho từng tổ hợp xét tuyển trong một ngành. Một số trường quy định chi tiết độ lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển. Vì vậy, chúng ta rất khó có định hướng chung cho việc lựa chọn tổ hợp nào để ưu tiên đăng ký xét tuyển.
Tuy nhiên, quy chế tuyển sinh cho phép thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (mỗi tổ hợp vào một ngành là một nguyện vọng).
Các trường căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp để xét tuyển chứ không căn cứ vào thứ tự nguyện vọng để xét tuyển (trừ trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách).
Vì vậy, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành. Để có lợi thế, các em nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi mình đạt điểm cao khi tham gia xét tuyển.
Với việc áp dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh, thí sinh có nhiều cơ hội để thay đổi nguyện vọng một cách phù hợp, chính xác nhất dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT của mình.
- Nhiều ý kiến trường đại học cho rằng, phổ điểm Tiếng Anh năm nay sẽ gây khó trong tuyển sinh và xác định điểm chuẩn ở các khối A01 và D01, bà nghĩ sao?
- Về nguyên tắc, các trường luôn xét tuyển để lựa chọn các thí sinh có điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Hiện, phần mềm cũng hỗ trợ các trường trong quy định mức điểm trúng tuyển đối với từng tổ hợp trong một ngành hoặc các chỉ tiêu trong từng ngành.
Căn cứ vào phổ điểm của các khối thi và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bằng kinh nghiệm của mình, các trường hoàn toàn có thể xem xét, cân nhắc và quyết định độ lệch điểm giữa các tổ hợp và chỉ tiêu tuyển sinh giữa các tổ hợp.
Như đã nói ở trên, thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng. Các trường xét điểm từ cao xuống thấp, không tùy thuộc vào thứ tự nguyện vọng (trừ trường hợp nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách). Thí sinh có thể chọn tổ hợp điểm cao hơn để đăng ký xét tuyển.
Tuyển sinh ĐH 2021: Mức điểm chuẩn đã rõ Thời điểm hiện tại, hàng loạt trường ĐH đã công bố điểm sàn xét tuyển năm 2021. Cùng với dự báo điểm chuẩn ĐH năm nay sẽ tăng, bức tranh tuyển sinh năm 2021 đã rõ để người học lựa chọn ngành/trường cho phù hợp trong 3 lần điều chỉnh nguyện vọng tới đây (từ 7-17/8). Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT...