Ngành tài chính ngân hàng giảm nhiệt
Nhờ có sự nỗ lực tuyên truyền của Bộ GD-ĐT về phân luồng trong thi cử, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi vào ngành hot đã giảm so với trước.
Trường ngoại ngữ thu hút thí sinh
Qua phân tích bước đầu số liệu hồ sơ tuyển sinh của học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, cô Đào Tuyết Hạnh, cán bộ văn phòng phụ trách thu hồ sơ tuyển sinh của trường này cho biết, số hồ sơ của học sinh nộp vào các ngành ngân hàng, học viện tài chính năm nay giảm hẳn, chỉ bằng 20% của năm trước; hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH Kinh tế quốc dân tuy còn nhiều nhưng cũng giảm nhiều so với năm trước.
“Sự lệch pha của thí sinh trong chọn nghề cần có sự quản lý vĩ mô của Bộ GD-ĐT, từ việc mở ngành đến phân bổ chỉ tiêu phù hợp và dựa trên cơ sở khoa học của việc điều tra nhu cầu thực tiễn”.
Ông Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Cô Hạnh nói: Cũng theo xu hướng đó, số lượng hồ sơ vào Trường ĐH Thương mại năm nay ít đi nhiều, và thay vào đó, số lượng hồ sơ dự thi vào trường sư phạm khả dĩ hơn. Nhận xét về xu hướng nộp hồ sơ của thí sinh, cô Hạnh nói: Học sinh lớp 12 nộp hồ sơ nhiều nhất vào các trường đào tạo ngoại ngữ và ĐH Công đoàn.
Video đang HOT
Tại một điểm thu hồ sơ khác ở Thừa Thiên – Huế, Trường THPT Nguyễn Huệ, cô giáo Trần Thị Phù Sa nhận xét: Năm nay số hồ sơ nộp vào các ngành kinh tế tài chính, ngân hàng ít hơn hẳn. Theo cô Phù Sa, thí sinh năm nay đã “chạy” sang khu vực các trường ngoại ngữ và y khoa.
Thí sinh ở Hà Nội nghe hướng dẫn làm hồ sơ dự thi. Ảnh: H.T
Với thí sinh tự do, tại khu vực thu hồ sơ ở Sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế, trước đây mỗi ngày thu được khoảng 600-700 hồ sơ nhưng ngày 10/4, gần tới hạn chót, số lượng hồ sơ thu mỗi ngày là hơn 1.000.
Thí sinh nào chọn thi trường cao?
Cô giáo Kiều Tâm ở Trường THPT Hà Nội – Amsterdam cho biết: Đa số học sinh trường này tập trung vào du học hoặc vào các trường đỉnh như ĐH Ngoại thương, Học viện Ngoại giao. Cô Kiều Tâm cũng khẳng định: Số lượng thí sinh của trường này thi vào khối tài chính không nằm ngoài quy luật – có điều chỉnh và không đông như những năm trước đây.
Thí sinh thi tự do cũng “đầu tư” vào các trường có ngành hot, kinh tế, tài chính. Ông Mai Thanh Hải, Phó trưởng Phòng GD&ĐT Sơn Tây, Hà Nội cho rằng, đó là do thí sinh thi lại nên tự tin vào kiến thức ôn tập của mình!
Thiếu điều tiết vĩ mô cho xu hướng chọn nghề
Nhận định về xu hướng giảm số lượng hồ sơ vào các ngành hot năm nay, ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội nói: Đó mới chỉ là kết quả tạm thời của việc “phân luồng” do dư luận xã hội và Bộ GD&ĐT nỗ lực tuyên truyền – một xu hướng tích cực chạy theo dư luận chứ không có sự suy nghĩ sâu sắc thực sự.
Cũng theo ông Hóa, trong tình hình nhiều trường mở ngành tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tạm thời thì sự tự điều chỉnh như vậy là được. Tuy nhiên, trong một vài năm tới, kinh tế phát triển trở lại thì cần thận trọng với việc điều tiết tự phát như hiện nay.
Trong tương lai, để có sự ổn định và cân bằng trong hệ thống ngành nghề, cần có biện pháp ưu tiên về chế độ lương bổng cho người lao động tốt nghiệp từ khối các trường kỹ thuật.
Các thí sinh nộp hồ sơ tại các trường trung học phổ thông và các Sở GD&ĐT nộp từ ngày 11/3 đến 11/4/2013. Sau thời điểm đó, các thí sinh có thêm một tuần để nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các trường tổ chức thi.
Theo Hồ Thu (Tiền Phong)
Dừng mở mới ngành Tài chính ngân hàng
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính - ngân hàng.
Liên quan đến vấn đề này, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam hôm qua (20/1), ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, hiện số lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế. Với những trường chuẩn bị xây dựng đề án để nộp lên Bộ GD&ĐT xin phép mở những ngành này, sẽ đề nghị cân nhắc và nên đầu tư vào những ngành mới có hiệu quả hơn. Tất nhiên, với trường ở khu vực còn khó khăn, đặc biệt là ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ hoặc miền vùng miền Trung, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét cụ thể khi nhà trường có hồ sơ đề nghị mở ngành.
Theo ông Bùi Anh Tuấn, việc cảnh báo này không những giúp ích cho các thí sinh mà còn giúp cho các trường tránh được lãng phí. Tất nhiên, việc này sẽ được tính toán trở lại trong một thời điểm thích hợp.
Số học sinh đăng kí thi ngành Tài chính - ngân hàng đã giảm (Ảnh minh họa)
Cả nước hiện có gần 1000 cơ sở đào tạo ngành kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Số sinh viên đang theo học những ngành này chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên cả nước. Theo một nghiên cứu, năm nay, khoảng 32 nghìn sinh viên chuyên ngành này ra trường nhưng sẽ có khoảng 1/3 trong số này thất nghiệp hoặc phải làm trái nghề.
Trên thực tế, số sinh viên đăng ký vào ngành này cũng đã không còn đông như trước. Nhiều trường, lượng sinh viên đăng ký ngành này giảm 20-30%.
Con số đáng chú ý được Viện Nhân lực Tài chính ngân hàng công bố, trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính ngân hàng không xin được việc làm sẽ là khoảng 13.000 người.
Theo Hiếu Nguyễn (Giáo dục & Thời đại)
Những lợi thế khi học trường địa phương Trước khi đặt bút chọn ngành, trường thi, thí sinh cần quan tâm đến nhân lực các ngành nghề tại địa phương. Đến ngày 22/4 sẽ kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2013 tại các trường tổ chức thi. Nhiều chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh nên "ăn cơm nhà học trường gần nhà", vì đỡ...