Ngành nghề nào tuyển dụng nhiều trong mùa dịch?
Trong khi nhiều công ty hoãn tất cả hoạt động tuyển dụng để cắt giảm chi phí lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì cũng có những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn từ nay đến cuối năm.
Các dự án ngành năng lượng đang thiếu hụt lao động có chuyên môn kỹ thuật – HẢI TẦN
Ngành năng lượng thiếu hụt nhân lực
Theo báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự vừa được Tập đoàn nhân sự Navigos Group công bố, các ngành sản xuất có nhiều tiềm năng đầu tư, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trẻ. Đơn cử như ngành điện tử, một số doanh nghiệp đã tái khởi động kế hoạch dịch chuyển các dự án nhà máy mới từ châu Á sang Việt Nam, khiến nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực này cũng bắt đầu “tăng nhiệt”.
Các doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch đầu tư, triển khai các dự án mới trong ngành điện tử, ô tô tại các TP công nghiệp như: Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương. Ngành công nghiệp phụ trợ hứa hẹn cũng sẽ “lên ngôi” khi được chú trọng thu hút nguồn vốn nước ngoài FDI nhiều hơn từ các nước châu Âu và trong khu vực.
Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, cho hay: “Nguyên nhân là do tăng mạnh nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và điện nói riêng, đồng thời là sự tác động từ chính sách quy hoạch và phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý 3 và quý 4, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung và miền Nam như Ninh Thuận, Trà Vinh…”.
Video đang HOT
Là đối tác tuyển dụng của 2 dự án Hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhiệt điện Nghi Sơn (Thanh Hóa), bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc tuyển dụng và tư vấn nhân sự ManpowerGroup Việt Nam, cho biết từ tháng 8 đến cuối năm 2022 sẽ tuyển dụng hơn 1.000 vị trí việc làm cho 2 dự án. Trong đó, dự án Nhiệt điện Nghi Sơn sẽ tuyển dụng các lao động có kỹ năng tay nghề cao cho các vị trí: vận hành, bảo trì, quản trị, công nghệ, cơ khí, điện, tự động, an toàn lao động và môi trường. Các vị trí trong ngành năng lượng khá đa dạng, từ các kỹ sư mới ra trường cho đến các vị trí yêu cầu kinh nghiệm 10 năm trong ngành.
Tương tự là với dự án Hóa dầu Long Sơn. Thậm chí, một số vị trí kỹ thuật viên chỉ yêu cầu người lao động đạt trình độ cao đẳng. Theo bà Nguyễn Thu Trang, đối với ngành dầu khí, do có kế hoạch ứng phó tốt nên lực lượng lao động hầu như không bị tác động bởi dịch Covid-19.
Chỉ tiêu tuyển dụng lao động phổ thông gia tăng
Mặc dù nhiều địa phương đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 tái bùng phát, song theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB-XH), trong tuần đầu của tháng 8, gần 250 lượt doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với hàng nghìn vị trí.
Nhiều doanh nghiệp đang rất cần lao động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh sản xuất từ nay đến cuối năm. Số người có nhu cầu tìm việc qua trung tâm là 3.184 lao động và số lao động trúng tuyển có việc làm đạt trên 30%. Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết: “Qua theo dõi từ thời điểm dịch bệnh xuất hiện trở lại tại Đà Nẵng, đến nay thị trường lao động Hà Nội chưa bị tác động nhiều, các ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất… chỉ tiêu tuyển dụng lao động phổ thông đều tăng so với tháng trước. Với mức lương các nhà tuyển dụng đưa ra từ 6 – 10 triệu đồng/tháng, trong bối cảnh dịch bệnh tìm kiếm việc làm khó khăn, nhiều lao động sẵn sàng đi làm ngay”.
Theo ước tính của Bộ LĐ-TB-XH, từ tháng 5 trở đi, trung bình mỗi tháng cả nước có từ 70.000 – 80.000 lao động bị mất việc làm quay trở lại thị trường lao động. Dự báo thị trường lao động Việt Nam trong quý 3 sẽ đạt mức khoảng 55,4 triệu người, tương đương quý 1/2020.
Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 7 tăng 1,3% so với tháng trước. Trong đó, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,4% so với cùng thời điểm năm trước; sản xuất và phân phối điện tăng 0,1%; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,9%.
Xu hướng lựa chọn học nghề
Thành quả từ nỗ lực phân luồng, hướng nghiệp, hiện nay đã có nhiều học sinh chọn học nghề sau khi rời trường phổ thông để sớm có việc làm, thu nhập ổn định.
Dù còn nhiều khó khăn, các trường nghề, trung tâm giáo dục cũng đã khẳng định được vị trí của mình với chất lượng đào tạo và đầu ra thuyết phục. Học nghề đang là xu hướng để phụ huynh và học sinh cân nhắc lựa chọn: việc làm hay bằng cấp?
Sớm cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm về học nghề để có định hướng rõ hơn về tương lai
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), trên 80% học sinh, sinh viên các trường nghề sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm ổn định. Nhiều doanh nghiệp (DN) chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để đặt hàng khi học sinh, sinh viên còn trên ghế nhà trường.
Còn trong tỉnh, hiện có đầy đủ trường cao đẳng, trường trung cấp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang (Sở Giáo dục và Đào tạo), 5 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện và 5 trường trung cấp có dạy hệ giáo dục thường xuyên trực thuộc Sở LĐ-TB&XH.
Các cơ sở thực hiện linh hoạt đổi mới công tác giáo dục hướng nghiệp, phù hợp với thực tiễn của địa phương và đơn vị, tổ chức nhiều đợt giới thiệu phân tích ngành nghề học phù hợp với nhu cầu thực tiễn, từ đó thu hút học viên theo học ngày càng nhiều.
Những đơn vị này thực hiện việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp mở các lớp đại học, trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa làm vừa học... Chỉ tính riêng hệ giáo dục thường xuyên, số lượng các học viên tham gia chương trình cấp THPT đầu năm học 2019-2020 là 2.661 học viên (so năm học trước 2.060 học viên) số học sinh học giáo dục thường xuyên kết hợp học trung cấp nghề 1.008 học viên.
Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tinh hình mới, cùng với các giải pháp đổi mới trong nhà trường, từ năm 2019, Sở LĐ-TB&XH phối hợp Trường Cao đẳng Nghề An Giang tổ chức Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Qua 2 năm tổ chức, giáo viên các trường hưởng ứng tham gia, đầu tư bài giảng ở các hình thức: lý thuyết, thực hành và tích hợp để dự thi. Hội giảng được các học viên theo dõi, quan tâm để tìm sức hút trong đào tạo nghề.
Thầy Trần Bảo Xuyên (giáo viên đạt giải A và giải nhất chung cuộc tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp lần thứ II-2020) chia sẻ, những năm gần đây, xu hướng chọn nghề của các em học sinh có những tín hiệu tích cực. Con đường đại học đối với các em không còn là lựa chọn duy nhất, đặc biệt là những học sinh gia đình không có điều kiện kinh tế hoặc sức học tập hạn chế. Đa phần các em sẽ lựa chọn con đường học nghề để rút ngắn thời gian và có thể tham gia ngay vào thị trường lao động. Ngoài ra, nhờ thị trường tuyển dụng chú trọng đến năng lực và hiệu quả công việc nên việc học nghề và nâng cao tay nghề để đi làm là con đường lựa chọn khá phù hợp với các em.
Dẫn chứng tại Trường Trung cấp Nghề Châu Đốc, nhờ vị trí địa lý và chính sách phát triển kinh tế vùng đã tạo nên một số ưu thế trong việc đào tạo nghề của trường. Hiện có rất nhiều ngành đào tạo và thế mạnh phù hợp cho học viên lựa chọn như: kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí; nghiệp vụ nhà hàng... Trang thiết bị của nhà trường được đầu tư đồng bộ, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường lao động đúng chuyên môn.
Vì thế, học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đa phần đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Nhà trường luôn duy trì và phát triển mối quan hệ với các DN tại địa phương, nhất là các nhà hàng, khách sạn lớn, các cửa hàng dịch vụ tin học, DN cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngành điện lạnh với mục tiêu cập nhật chương trình trình đào tạo theo kịp xu thế của thị trường.
Thầy Xuyên cho biết, hiện nay, tại TP. Châu Đốc, hầu hết các cửa hàng tin học, nhà hàng, khách sạn, các DN cung cấp dịch vụ ngành điện lạnh đều có học sinh của trường đang làm việc với mức thu nhập đảm bảo và ổn định. Việc lựa chọn học nghề hiện nay được xem là lựa chọn sáng suốt trong thời điểm "thừa thầy, thiếu thợ". Những người được đào tạo nghề bài bản, đúng chuyên môn chính là đối tượng các nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Một số trường tư ở Hà Nội tiếp tục lùi thời gian tựu trường vì Covid-19 Dù "tích cực" đấu tranh cho trường tư thục tựu trường sớm hơn trường công, nhưng cũng chính lãnh đạo các trường này lại chủ động quyết định lùi thời gian tựu trường năm nay để bảo vệ học sinh trước dịch Covid-19. Trường Marie Curie Hà Nội và một số trường khác tiếp tục lùi thời gian tựu trường - ẢNH TUỆ...