Ngành nghề HOT sẽ hút nhân lực
Với các chương trình học đi đôi với hành, chuyên nghiệp, hứa hẹn 100% sau khi tốt nghiệp có việc làm, chắc chắn hệ Cao đẳng nghê cung là một sự chọn rất đáng để các bạn trẻ cân nhắc.
Lê Châu Anh – một sinh viên vừa tốt nghiệp nghề tại Cao đẳng Quốc tế Hà Nội – (HIC) tự tin đã chọn đúng ngành HOT của thị trường lao động 2020 và tương lai. Lê Châu Anh từng có 2 năm là học sinh giỏi, nhưng ngay sau khi rời mái trường THPT Tây Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đã xác định rõ không thi Đại học mà nộp đơn đi học… nghề. Vui mừng trên từng nét mặt, khi nhận Chứng chỉ nghề Sơ cấp, nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn của trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, Châu Anh chia sẻ: “Mơ ước lớn hơn của em là tiếp tục được theo du học nghề tại nước Đức. Chứng chỉ nền này là thực sự cần thiết. Học tiếng có thể đuối, có thể chậm, sang đó học tiếp nâng cao, nhưng Chứng chỉ nghề thì nhất thiết phải đảm bảo chất lượng mới đi du học nghề được!”.
Lê Châu Anh (ao xam) tư tin khi chon trương nghê.
Cũng như Châu Anh, nhiều sinh viên sau khóa đào tạo đã thực sự tìm thấy niềm vui khi chon trương nghê. Lợi thế của chứng thực không chỉ nằm ở mức lương kha cao mà còn có nhiều ưu thế trong lộ trình thăng tiến khi ứng tuyển vào vị trí công việc ở các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… cao cấp, sang trọng, mở ra cơ hội làm việc tại nước ngoài.
Chỉ trong 6 tháng đào tạo ngắn hạn, HIC đã phối hợp với Tổ chức Giáo dục và Nhân lực ICOEURO đào tạo ra 127 nhân lực có tay nghề cao thuộc các lĩnh vực: Kỹ thuật cơ điện tử, Nghiệp vụ Nhà hàng khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn.
Các nghề liên quan tới nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn mở ra nhiều cơ hội việc làm ở nước ngoài với mức lương có thể từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD. Nhưng để lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng nước ngoài thì chứng chỉ nghề là tấm vé thông hành để họ cân nhắc lựa chọn. Bởi vậy, “chúng tôi đào tạo chuyên sâu, bám chặt nhu cầu thiết thực đó. 100% các bạn sinh viên của Nhà trường sau tốt nghiệp hoàn toàn có thể tự mình ra ngoài kinh doanh quán ăn, Nhà hàng ẩm thực riêng” – Ths. Nguyễn Công Cát – Hiệu trưởng trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội – HANOI INTERNATIONAL COLLEGE (HIC) chia sẻ.
Với xu hướng nghề nghiệp năm 2020, nhu cầu nhân lực tăng cao, đồng thời yêu cầu chất lượng nhân lực cũng cao hơn. Tập trung vào phát triển các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm của sinh viên đã và đang được nhiều trường cao đẳng chú trọng. Ngoài việc đảm bảo các kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng tay nghề giỏi, ý thức phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe tốt thì việc nâng cao các kỹ năng hỗ trợ các sinh viên phát huy tính năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh nhạy với thị trường lao động và việc làm thông qua các CLB hướng nghiệp tại trường, liên kết với các đơn vị doanh nghiệp cũng là lợi thế của các trường.
Theo kinhtedothi
Thiếu đại học đẳng cấp quốc tế, thừa cơ sở không có người học
Lãng phí trên cơ sở chậm đưa vào sử dụng các công trình dự án như là Đại học Quốc gia, rồi chất lượng xây dựng khiến cho chi phí bảo trì và khấu hao rất lớn.
Ảnh minh họa
Ngày 5/12, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp chống lãng phí nguồn lực nhà nước trong đầu tư các trường đại học, cao đẳng công lập".
Đến dự buổi Tọa đàm này, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, chia sẻ quan điểm:
"Tôi đánh giá rất cao với chuỗi Tọa đàm của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ảnh hưởng xã hội của chuỗi Tọa đàm này là có thật.
Sau những Tọa đàm tại đây thì rất nhiều người vào mạng xem những bài viết, rất nhiều phóng viên các báo phỏng vấn tôi về những vấn đề liên quan, ngay như tờ Thời báo Tài Chính họ cử phóng viên đến làm một cuộc nói chuyện với tôi về giáo dục công tư.
Tôi cho rằng Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đi đúng hướng và đã đến tai những người cần nghe, có những hiệu quả xã hội rất tốt.
Tôi lắng nghe và thấy mọi người tiếp cận rất nhiều vấn đề, nhưng dường như vẫn nặng về tiếp cận dự án, quản lý dự án mà chưa tiếp cận hệ thống liên ngành và chính sách vĩ mô.Vậy tôi sẽ bổ sung khía cạnh này".
Video: Thiếu đại học đẳng cấp quốc tế, thừa cơ sở không có người học
"Các lĩnh vực nào lãng phí, ở đây mới ghi là lĩnh vực nhà nước thôi, nhưng nếu tính tổng ra từ cái lãng phí này nó sẽ ra 7 lĩnh vực khác lãng phí theo bao gồm của nhà nước, của xã hội, là tiền, là đất...
Lãng phí về tuổi trẻ, đây là tuổi quý nhất để học tập thì giờ đây lại học những cái linh tinh, ở đây chúng ta không chỉ đầu tư về đất, mà kể cả chương trình học nữa, vậy nên để cho tuổi trẻ miệt mài với những định hướng sai.
Lãng phí cả cơ hội đầu tư, cơ hội phát triển và quan trọng nữa là lãng phí uy tín của tập thể, cá nhân, của quốc gia.
Lãng phí trên cơ sở chậm đưa vào sử dụng các công trình dự án như là Đại học Quốc gia, rồi chất lượng xây dựng khiến cho chi phí bảo trì và khấu hao rất lớn.
Không cân đối cho cơ cấu đầu tư cũng là một loại lãng phí, khiến cho không sử dụng hết công suất, hoặc bị thiếu những cơ sở tương ứng, ví dụ chỉ có giảng đường mà không có ký túc xá, hoặc thừa thiếu các phòng chức năng.
Lãng phí nữa là chi thường xuyên cho đội ngũ rất lớn, thậm chí là quá lớn và cào bằng, trong khi chi cho các mục tiêu về đào tạo chuyên môn cũng như các vấn đề khác là không có.
Điều nữa là thiếu trọng tâm, trọng điểm bứt phá và điều này gắn với biểu hiện lãng phí đó là thiếu chuẩn hóa các trường đại học cấp quốc tế, trong khi lại thừa những trường cao đẳng không ai học, cũng chẳng ai dùng.
Lãng phí sự chưa kết hợp, thiếu liên kết, thiếu chuỗi trong đầu tư công tư, cũng như trong chuỗi giáo dục, và chúng ta thiếu cái nhìn đó nên mọi chuyện cứ tách biệt.
Ví dụ quy hoạch khu Đại học trên Hòa Lạc thì mới chỉ là những phép cộng các trường với nhau, mà không có quy hoạch khu chức năng, khu này khu kia của các trường ở gần nhau.
Khu công nghiệp cũng vậy, chỉ là cộng lại các doanh nghiệp chứ không có doanh nghiệp này là đầu vào nguyên liệu của doanh nghiệp kia, như vậy là thiếu chuỗi, thiếu tính hệ thống gây nên lãng phí rất nhiều, không tạo ra chuỗi liên kết. Đó là một ví dụ về thiếu tư duy chuỗi."
(Còn nữa).
Ngày 5/12, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp chống lãng phí nguồn lực nhà nước trong đầu tư các trường đại học, cao đẳng công lập".
Đến dự tọa đàm có Giáo sư Nguyễn Anh Trí - đương nhiệm Đại biểu Quốc hội khóa 14.
Ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội Khóa 12 -13, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.
Ông Phan Hồng Dũng, đại diện Vụ kế hoạch, Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bà Nguyễn Thị Huế - Trưởng phòng Quản lý đất đai, Trung tâm Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Tuấn -Trưởng ban quản lý vận hành Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Tùng Dương
Theo giaoduc
Yếu tố để thành công Nếu tiếng Đức là chìa khóa mở cánh cửa thành công thì tính kỷ luật và phong cách chuyên nghiệp là con đường ngắn nhất để bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp khi sang Đức du học nghề Với bề dày phát triển công nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp và cuộc sống ở mức cao nhất nhì thế giới, nước Đức luôn...