Ngành ngân hàng sa thải mạnh tay nhất 4 năm
Năm nay, hơn 50 nhà băng đã thông báo kế hoạch cắt giảm 77.780 việc làm. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 2015 (gần 91.450 việc làm).
Năm nay, hơn 50 nhà băng đã thông báo kế hoạch cắt giảm 77.780 việc làm. Đây là con số lớn nhất kể từ năm 2015 (gần 91.450 việc làm). Các ngân hàng ở châu Âu, vốn đang chịu sức ép từ lãi suất âm, chiếm gần 82% số này.
Tính tổng cộng 6 năm qua, hơn 425.000 việc làm đã bị thông báo cắt giảm. Trên thực tế, con số có thể còn lớn hơn, do nhiều nhà băng sa thải nhân viên nhưng không công khai kế hoạch. Morgan Stanley là cái tên mới nhất gia nhập làn sóng này, với 1.500 việc làm. CEO James Gorman cho biết con số này chiếm gần 2% nhân lực nhà băng.
Bên ngoài văn phòng của Deutsche Bank tại London (Anh). Ảnh: Bloomberg
Số liệu năm nay cũng cho thấy sự yếu kém của các ngân hàng châu Âu. Các nền kinh tế khu vực này phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, nên đang gặp khó khi căng thẳng thương mại diễn ra triền miên. Trong khi đó, chính sách lãi suất âm lại ăn mòn doanh thu từ cho vay của họ.
Không như Mỹ có các chương trình hỗ trợ của chính phủ và chính sách nâng lãi giúp các nhà băng hồi phục nhanh sau khủng hoảng tài chính, các ngân hàng châu Âu vẫn đang chật vật tồn tại. Rất nhiều nhà băng đã phải sa thải và bán bớt mảng kinh doanh để có lợi nhuận.
Deutsche Bank – ngân hàng lớn nhất Đức – đứng đầu danh sách dự kiến cắt giảm, với 18.000 nhân viên cho đến năm 2022. Họ đang dần thu hẹp mảng ngân hàng đầu tư. Đức cũng là quốc gia có ngành ngân hàng phân hóa nhất châu Âu và chịu tác động lớn từ lãi suất âm do có nhiều tiền gửi hơn nhà băng các nước khác.
Năm tới, các nhà băng được dự báo còn cắt giảm nhiều nhân sự hơn nữa. Julius Baer Group đang cân nhắc có nên bớt lao động để giảm chi phí không, trong bối cảnh cạnh tranh tăng và lợi nhuận đi xuống, Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết. Banco Bilbao Vizcaya Argentaria (Tây Ban Nha) cũng có kế hoạch cắt giảm nhân sự mảng giải pháp khách hàng.
Theo VNE
Video đang HOT
Chỉ số mới sẽ giải quyết bài toán room trong ngắn hạn
Ngày 18/11/2019, ba chỉ số mới của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức vận hành, kỳ vọng sẽ có thêm các quỹ đầu tư chỉ số ra đời và huy động vốn cho thị trường chứng khoán. Báo Đầu tư Chứng khoán đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Ngọc Đoan Trang, Giám đốc Nghiên cứu Phát triển, HOSE.
Ảnh Shutterstock.
Những tiêu chí cơ bản của 3 chỉ số mới là gì?
Trong 3 chỉ số đầu tư, có 2 chỉ số được xây dựng dựa trên chỉ số ngành tài chính của HOSE (VNAllshare Financials Index), đồng thời bổ sung tiêu chí lựa chọn về thanh khoản.
Cụ thể, đối với chỉ số các cổ phiếu dẫn đầu ngành tài chính Việt Nam (VNFin Lead), đó là tiêu chí về giá trị giao dịch (tối thiểu 10 tỷ đồng/ngày) và tỷ suất vòng quay (tối thiểu 0,1%/ngày);
Bà Hồ Ngọc Đoan Trang, Giám đốc Nghiên cứu Phát triển, HOSE
Còn đối với chỉ số ngành tài chính chọn lọc Việt Nam (VNFin Select), bên cạnh yêu cầu về giá trị giao dịch (tối thiểu 1 tỷ đồng/phiên), các cổ phiếu được lựa chọn phải có giá trị vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng. Giới hạn tỷ trọng vốn hoá của cổ phiếu thành phần trong VNFin Select và VNFin Lead là 15%.
Chỉ số các cổ phiếu kim cương Việt Nam (Vietnam Diamond Index) xem xét tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE thuộc chỉ số VNAllshare hiện hành, đáp ứng điều kiện về giá trị vốn hóa tối thiểu 2.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 5 tỷ đồng/ngày (hoặc giá trị vốn hoá tối thiểu 5.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 15 tỷ đồng nếu cổ phiếu không thuộc VNAllshare).
Ngoài ra, đây còn là các cổ phiếu có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài cao (tối thiểu 95% so với hạn mức được phép), với giá trị vốn hóa mà nhà đầu tư nước ngoài còn có thể mua được không lớn (tối đa 500 tỷ đồng). Giới hạn tỷ trọng vốn hoá của các cổ phiếu trong Vietnam Diamond Index là 15% đối với từng cổ phiếu và 40% đối với các cổ phiếu có cùng nhóm ngành.
Được biết, HOSE xây dựng bộ chỉ này dựa trên yêu cầu của các công ty quản lý quỹ. Điều này có ý nghĩa gì?
Yêu cầu xây dựng các chỉ số mới tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, nhu cầu của nhà đầu tư ngày càng đa dạng, yêu cầu các nhà tổ chức thị trường cũng như các tổ chức trung gian phải không ngừng thay đổi để đáp ứng.
Điều này cũng cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng tiệm cận với xu hướng chung của thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình đầu tư thụ động dựa trên chỉ số, cụ thể là các quỹ đầu tư ETF.
Nắm bắt xu hướng chung này, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu thiết kế các sản phẩm tài chính cấu trúc dựa trên chỉ số, ngoài các bộ chỉ số tham chiếu chung cho thị trường, HOSE sẽ tính toán thêm các dòng chỉ số đầu tư theo yêu cầu đa dạng riêng của các quỹ, nhằm thiết kế các sản phẩm ETF.
Với xu hướng này, tôi kỳ vọng trong thời gian tới, bên cạnh 2 quỹ ETFVFMVN30 và ETFSSIAMVNX50 đang niêm yết trên HOSE, sẽ xuất hiện thêm nhiều quỹ ETF niêm yết mới, góp phần đa dạng hoá sản phẩm và gia tăng thanh khoản cho thị trường.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các chỉ số đầu tư cũng hướng đến đáp ứng nhu cầu của các quỹ đầu tư ngoại trong việc thiết kế các sản phẩm niêm yết ở thị trường nước ngoài dựa trên chỉ số cổ phiếu của Việt Nam.
Các cổ phiếu trong bộ chỉ số mới đáp ứng khẩu vị của nhà đầu tư nào trên thị trường hiện nay?
Yêu cầu xây dựng 2 chỉ số VNFin Select và VNFin Lead dựa trên chỉ số ngành tài chính VNAllshare Financials Index của HOSE cho thấy, nhu cầu đầu tư vào những cổ phiếu ngành tài chính là khá lớn, đây cũng là ngành luôn chiếm tỷ trọng vốn hoá cao trên thị trường.
Với tiêu chí chọn lọc khắt khe hơn về thanh khoản, VNFin Select và VNFin Lead lần lượt chỉ còn 17 cổ phiếu và 14 cổ phiếu thành phần, so với 24 cổ phiếu cổ phiếu thành phần từ chỉ số ngành tài chính gốc, chiếm tỷ trọng khoảng 25% về giá trị vốn hoá và 22% về giá trị giao dịch toàn thị trường.
Riêng chỉ số Vietnam Diamond Index, bên cạnh những cổ phiếu có chất lượng tốt với mức vốn hoá lớn và thanh khoản cao, còn là các cổ phiếu nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, có tỷ lệ nắm giữ gần chạm tới mức giới hạn sở hữu.
Chỉ số này gồm 14 cổ phiếu thành phần, trong đó ngành ngân hàng có 5 cổ phiếu (chiếm tỷ trọng vốn hoá 55,22%), 2 cổ phiếu thuộc ngành hàng tiêu dùng (chiếm tỷ trọng vốn hoá 19,25%), 1 cổ phiếu thuộc ngành công nghệ thông tin (chiếm tỷ trọng vốn hoá 12,42%), 3 cổ phiếu thuộc ngành bất động sản (chiếm tỷ trọng vốn hoá 7,25%), các cổ phiếu còn lại trong rổ chiếm tỷ trọng 5,86%.
Chỉ số Vietnam Diamond Index chiếm khoảng 13,13% giá trị vốn hoá và 19,54% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Việc thiết kế chứng chỉ quỹ ETF trên chỉ số Vietnam Diamond Index sẽ góp phần giải quyết bài toán ngắn hạn cho nhà đầu tư nước ngoài đối với các cổ phiếu tốt đã kín room ngoại trên thị trường, vì ETF là một trong những sản phẩm không hạn chế sở hữu nước ngoài, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang tìm kiếm các giải pháp và cơ chế thúc đẩy giao dịch của nhà đầu tư ngoại.
Thu Hương
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tăng 7 bậc, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam lọt top 25 thế giới Báo cáo đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2020 mới được công bố, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam đã tăng 7 bậc so với năm trước và nằm trong nhóm 25 quốc gia có điểm cao nhất, góp phần tích cực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt...