Ngành kỹ thuật, công nghệ đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới
Những lĩnh vực có gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo)… đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.
Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội với thí sinh trong mùa tuyển sinh đại học năm 2020, thí sinh cần lưu ý những điều gì khi chọn ngành học để đăng ký xét tuyển? Làm thế nào để chọn được trường đại học có chất lượng, ngành học phù hợp với năng lực bản thân?
Thưa GS, thí sinh năm nay như lạc vào “ma trận” ngành nghề, nhiều ngành các thí sinh không hiểu hết là vào học thế nào, ra trường làm việc ở đâu… Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, nhiều năm quản lý đào tạo tuyển sinh của ĐH QGHN, Giáo sư có thể “mách nước” cho thí sinh chọn ngành học như thế nào không?
Việc chọn ngành, chọn trường đều là bài toán khó với không ít thí sinh cũng như phụ huynh. Các em sẽ phải đưa ra quyết định sẽ trường nào, ngành nào phù hợp với năng lực bản thân để theo học trong tương lai, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào?
Với kinh nghiệm của một nhà quản lý và nguyên tắc xét tuyển đại học những năm gần đây ( thí sinh được được ký nhiều nguyện vọng) và cũng là phụ huynh của 2 con, tôi có lời khuyên với các em: hãy chọn ngành các em yêu thích nhất (nguyện vọng 1), tiếp đó là ngành phù hợp với năng lực mỗi cá nhân (nguyện vọng 2) ở trường đại học mà các em thích và tin cậy nhất, và nên chọn từ 2-3 nguyện vọng dự phòng ở các trường tốp thấp hơn.
Để thí sinh hiểu rõ về ngành/chương trình đào tạo, ĐHQGHN đã xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh ĐHCQ từ năm 2017 để hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng nhất.
Vì vậy, với 133 ngành/chương trình đào tạo đại học chính quy thuộc các lĩnh vực khác nhau: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ – Kỹ thuật, Kinh tế – Luật, Y – Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nhưng thí sinh có thể tìm hiểu về các ngành, các CTĐT của ĐHQGHN một cách dễ dàng.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội
CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0
Theo GS, ngành học nào có lợi thế và việc làm hấp dẫn trong thời cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay?
Hiện nay, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những đặc trưng cốt lõi nhất là CNTT, Tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo, vì vậy, thí sinh chọn những ngành/lĩnh vực liên quan đến những lĩnh vực này, hoặc những lĩnh vực vệ tinh có liên quan trực tiếp với các yêu tố trên như điện tử, vật liệu mới, cơ điện tử, khoa học dữ liệu,… gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo) đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.
Các kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy Việt Nam có sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực theo ngành nghề so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ sinh viên các ngành kỹ thuật còn khá khiêm tốn so với những ngành khác. Vì vậy, trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực trong những ngành kỹ thuật, công nghệ sẽ rất lớn và sinh viên ra trường dễ có việc làm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các ngành học liên quan đến hạ tầng, như công nghệ xây dựng giao thông (gắn với thông minh và tăng trưởng xanh) thì cả Việt Nam và thế giới đều có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực trong những lĩnh vực này.
Giáo dục đại học trong thời đại CMCN là cuộc cách mạng có đặc trưng của giáo dục STEM và khai phóng, vì vậy, những ngành học liên quan đến STEM (trong KHTN, kỹ thuật, công nghệ) và khai phóng (liên quan đến các lĩnh vực KHXH, liên ngành) sẽ là những lĩnh vực rất có tương lai.
Thậm chí hiện nay ở Nhật Bản còn đã bắt đầu xây dựng xã hội 5.0., một xã hội của tương lai với quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thông minh trong CMCN 4.0, vì vậy, những ngành học về tâm lý, xã hội học, khu vực học, truyền thông,…
Các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn và những lĩnh vực kinh tế gắn với thương mại điện tử, vận hành nền kinh tế số và luật học, các lĩnh vực khoa học sức khỏe,…đương nhiên cũng sẽ là những lĩnh vực mà toàn cầu có nhu cầu rất cao trong thời gian tới.
Cuộc CMCN 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội mới cho những sinh viên theo đuổi ước mơ khởi nghiệp. Giữa thời đại công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng, các em cần hiểu rõ công việc, giá trị nghề nghiệp trong tương lai của mình, xu thế của thời đại để có những sự lựa chọn đúng đắn nhất, đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng cho tương lai của mình.
CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0, và từ trải nghiệm của bản thân, tôi cho rằng nếu có một đam mê và sự kiên trì thì ngành nghề nào cũng có thể đem lại cho các bạn cơ hội và thành công.
Thưa GS, về xét tuyển đại học năm nay, ĐHQGHN có tới hơn 100 ngành nghề đào tạo, vậy thí sinh vào học có được lợi thế gì?
Như tôi đã nói ở trên, năm nay ĐHQGHN tuyển sinh với 10.420 chỉ tiêu cho 133 ngành/chương trình đào tạo. Số lượng các chương trình đào tạo ở ĐHQGHN vô cùng phong phú.
Với thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, sinh viên vào ĐHQGHN sẽ được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 – 5 năm), ví dụ sinh viên học hết năm thứ nhất ngành quan hệ quốc tế ở trường ĐH KHXHNV, có học lực từ khá trở lên có thể đăng ký học để lấy bằng Luật học ở Khoa Luật; hoặc sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ở Trường ĐH Công nghệ có thể học để lấy bằng CNTT,….
Thí sinh vào học đại học tại các trường thành viên/khoa trực thuộc ĐHQGHN sẽ có nhiều cơ hội như: được đi trao đổi sinh viên từ 1-2 học kỳ tại các nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác (CH Séc, Hà Lan,..) hoặc được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 – 5 năm), ví dụ sinh viên học ) hoặc được chuyển tiếp nghiên cứu sinh làm luận án TS ngay nếu SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc.
Các sinh viên của ĐHQGHN còn có cơ hội tham gia vào các nhóm nghiên cứu mạnh, được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài nghiên cứu cùng các GS hàng đầu của Việt Nam cũng như các GS đến từ nhiều trường ĐH nước ngoài (như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc,…); có cơ hội giao lưu với sinh viên nước ngoài đang học tại ĐHQGHN, cũng như tham gia các câu lạc bộ với nhiều hoạt động rất đa dạng và phong phú của đoàn thanh niên và hội sinh viên.
Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này.
Hàng năm ĐH QGHN số lượng sinh viên ra trường có việc làm của ĐH QGHN đạt bao nhiêu % thưa GS? Tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên ĐH QGHN như thế nào?
Tính trung bình mỗi năm, ĐHQGHN có gần 5.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Mỗi lĩnh vực, tỉ lệ SVTN có việc làm cũng khác nhau, ví dụ: Khối sức khỏe (ngành Y khoa, ngành Dược học) tỉ lệ SVTN có việc làm đúng ngành là 100% ngay sau khi tốt nghiệp;
Các nhóm ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Khách sạn, Du lịch, Ngoại ngữ tỉ lệ SVTN có việc làm xấp xỉ 95 %; Các nhóm ngành khác có tỉ lệ thấp hơn một chút nhưng đều xấp xỉ 80%;
Chuẩn đầu ra của mỗi CTĐT là khác nhau nhưng tiêu chuẩn tối thiểu là sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ đối với CTĐT chuẩn và tối thiểu 150 tín chỉ đối với các CTĐT tài năng, 180 tín chỉ đối với ngành Y khoa (không bao gồm ngoại ngữ và các kỹ năng bổ trợ, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất);
Đồng thời đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung NLNN của Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương (đối với CTĐT chuẩn), bậc 4/6 đối với các CTĐT chất lượng cao, tài năng và bậc 5/6 đối với các CTĐT chuẩn quốc tế, tiên tiến.
Thí sinh suy nghĩ thật kỹ trước khi đăng ký xét tuyển đại học
GS có chia sẻ và lời khuyên gì với các thí sinh chuẩn bị đăng ký hồ sơ xét tuyển đại học?
Trước mắt, các em hãy giữ gìn sức khỏe và tập trung ôn tập thật tốt cho kỳ thi phía trước (được tổ chức vào ngày 9-10/8/2020 tới đây);
Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này. Thí sinh hãy vào trang web của các trường đề tìm hiểu về ngành đào tạo mà mình định lựa chọn, về những thông tin cơ bản nhất như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, chất lượng và uy tín của đội ngũ giảng viên, CSVC, các thành tích giảng dạy và nghiên cứu của Khoa/trường, các điều kiện CSVC và đảm bảo chất chất lượng,…
Uy tín của nhà trường cũng là một tham số rất quan trọng để lựa chọn. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi điền phiếu ĐKDT và ĐKXT và chọn ngành, chọn trường các em yêu thích, phù hợp với năng lực mỗi cá nhân và một vài phương án dự phòng ở những trường tốp thấp hơn.
Tuy nhiên, các em cũng không nên lo lắng quá, vì sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và các trường đại học thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn), các em được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần (từ ngày 9-20/9/2020).
Chúc các sĩ tử thi tốt và chọn được ngành học yêu thích, trường đại học yêu thích. ĐHQGHN đang sẵn sàng đón chào các em!
Trân trọng cảm ơn GS!
Nữ sinh băn khoăn lựa chọn ngành học 'việc nhẹ, lương cao'
Thời điểm này nhiều thí sinh đang đau đầu, vắt óc suy nghĩ xem nên học ngành gì, nhất là với các bạn nữ.
Bạn có từng nghĩ đến việc đi theo con đường mà nhiều người lựa chọn thì cơ hội của bạn có thể sẽ hẹp hơn khi bạn không thực sự nổi bật hơn? Với các nữ thí sinh thích nhóm ngành công nghệ, kỹ thuật, có có nên dấn thân không vì đây được coi là nhóm ngành rất hot có thể kiếm "việc nhẹ, lương cao"?
Ông Nguyễn Thanh Luân - Giám đốc trung tâm tư vấn và hỗ trợ nghề nghiệp Thái Bình cho hay: "Khối ngành công nghệ hay kỹ thuật đòi hỏi các bạn phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp. Do đó, nhiều người mặc định là những người học ngành này thường có tính khô khan, cứng nhắc.
Tuy nhiên, thực tế là nếu các bạn nữ thuộc kiểu người thích tự do, phiêu lưu, mạo hiểm và có tính cẩn thận, đam mê lĩnh vực kỹ thuật thì luôn thích chọn các công việc giám sát. Còn một số bạn ngại nắng gió, không thích đi nhiều nơi thì nên chọn công việc thiên về tư vấn thiết kế, thẩm tra và nghiên cứu... nhưng cái này đòi hỏi sự tỉ mỉ cao".
Dù chọn lĩnh vực nào trong nhóm ngành này thì nữ sinh chỉ nên theo học nếu thực sự có đam mê. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư không chỉ làm các công việc chuyên môn về kỹ thuật, công nghệ mà cũng phải phát triển kỹ năng lãnh đạo để đáp ứng nhu cầu công việc.
Nếu các bạn nữ thực sự đam mê và yêu thích các chuyên ngành như công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, hóa học... thì nên cho mình một cơ hội, việc làm sẽ luôn rộng mở khi bạn có đủ kiến thức, kỹ năng. Cách mà bạn theo đuổi, thực hiện đam mê đã đủ chứng minh bạn không hề yếu đuối như mọi người thường thấy.
Ảnh minh họa
Còn TS. Dương Thị Thùy Vân - Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin ứng dụng, trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, ngành CNTT yêu cầu người làm việc có khả năng chịu được áp lực, sự ham học hỏi, trau dồi kiến thức, tư duy logic, tư duy tổng hợp, tính sáng tạo, tư duy phản biện, ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm.
"Các bạn nữ có thế mạnh tư duy tổng hợp, kiên kỳ, chịu áp lực, khả năng ngôn ngữ, làm việc nhóm, ham học hỏi. Hiện nay khá nhiều phụ nữ chọn cho mình những nghề gắn liền với ngành công nghệ và thực tế là nhiều phụ nữ đã rất thành công trong lĩnh vực này.
Công nghệ thông tin là mảnh đất màu mỡ nơi có cơ hội việc làm rộng mở, môi trường làm việc hấp dẫn. Công nghệ thông tin là một ngành chưa bao giờ hết "hot", đặc biệt hấp dẫn các bạn trẻ có đam mê và muốn thử sức mình trong lĩnh vực này. Do vậy, nếu yêu thích và quyết tâm, các bạn nữ hoàn toàn có thể thực hiện được ước mơ của mình", TS. Dương Thị Thùy Vân cho hay.
Phụ huynh chia sẻ tiêu chí chọn trường cho con sau Covid-19 Chị Thu Phương (Hà Nội) chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao sau Covid-19 nên muốn chọn ngành học bắt kịp xu hướng, đào tạo thực tế, phù hợp nguyện vọng của con... Chị Nguyễn Thu Phương là chủ một doanh nghiệp ở Hà Đông. Có con gái đang học lớp 12, gia đình chị hiện phân vân chưa biết cho con học...