Ngành “hot” khủng hoảng thừa
Từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán. Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không cho phép mở các trường đại học đào tạo các ngành này
Một sinh viên (SV) tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng của Trường ĐH Ngoại thương – một trong những trường danh giá nhất trong khối ngành kinh tế hiện nay – cho biết dù nhận bằng tốt nghiệp loại khá nhưng suốt nửa năm nay, chạy đôn chạy đáo nhiều nơi vẫn không xin được việc làm.
Qua rồi thời vàng son
“Ở đâu người ta cũng đòi hỏi kinh nghiệm từ 1 – 2 năm ở vị trí nhân viên tín dụng hoặc chăm sóc khách hàng. Chúng em mới ra trường nên không thể đáp ứng được yêu cầu này, vì thế đến giờ vẫn đang loanh quanh xin việc” – SV này nói. Không chỉ ngân hàng quốc doanh mà ngay cả các ngân hàng thương mại cổ phần cũng nói không với các SV mới tốt nghiệp. Phần lớn các ngân hàng tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên có kinh nghiệm từ 1-2 năm, ngoài học vấn tốt còn phải biết tiếng Anh, thậm chí có nơi còn yêu cầu ứng viên nữ phải cao trên 1,6 m. Giám đốc chi nhánh một ngân hàng cổ phần đóng tại quận Hoàng Mai cho hay ở vị trí thấp nhất mới vào là nhân viên tín dụng tuy không đòi hỏi kinh nghiệm nhưng yêu cầu doanh số cao trong tháng khiến SV mới ra trường khó lòng đáp ứng, đó cũng là áp lực khiến SV mới ra trường phải tự đào thải khỏi ngân hàng.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Ngân hàng TPHCM năm 2012. Ảnh: TẤN THẠNH
Đành chọn vào làm việc trái tay cho một công ty chuyên về văn phòng phẩm sau 2 năm xin việc, Phương Mai, cựu sinh viên ngành kế toán của Trường ĐH Thăng Long, Hà Nội, cho biết sự lận đận của cô một phần bắt nguồn từ việc chọn ngành “hot”. “Những năm 2005-2006, chứng khoán, đất đai lên ầm ầm. Tất cả đều đổ xô vào học tài chính – kế toán, mình không vào học ngành này mới là lạ” – Mai tâm sự. Thế nhưng đúng lúc cô ra trường thì kinh tế có dấu hiệu suy thoái, hồ sơ gửi vào các ngân hàng đều không được chấp nhận.
Giảm biên, cắt thưởng
Tổng Giám đốc Ngân hàng Techcombank, ông Simon Morris, vừa có thư gửi nhân viên thông báo Tết này nhân viên sẽ không có thưởng bởi năm 2012 ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Hiện không ít ngân hàng đã chuyển hợp đồng của nhân viên từ dài hạn sang hợp đồng thời vụ, dù không bị ép nghỉ việc nhưng qua việc giảm lương, tiền thưởng bị cắt hẳn, hợp đồng lao động không được gia hạn nên nhiều người tự xin nghỉ để tìm kiếm một công việc khác. Lãnh đạo một ngân hàng cho rằng bây giờ các ngân hàng khó có lợi nhuận cao như trước nên phải cố gắng lấy ngắn nuôi dài, giảm nhân sự, giảm lương. Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Đông, cho rằng khi tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ thì việc một số ngân hàng giảm 10%-15% nguồn nhân lực là điều bình thường.
Thị trường chứng khoán rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng đã khiến hơn một nửa trong hơn 100 công ty chứng khoán công bố lỗ trong báo cáo quý III/2012. Nhiều đơn vị thua lỗ 4-5 năm liên tiếp và rất nhiều công ty đang ở tình trạng lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ. Các chuyên gia kinh tế phân tích nếu áp dụng các quy định Thông tư 165 của Bộ Tài chính thì nhiều khả năng sẽ có tới gần trăm công ty chứng khoán bị xóa sổ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng ngàn nhân viên trong lĩnh vực này bị mất việc làm. TS Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, khi dự báo về nhân lực năm 2013 cho biết hơn 10.000 SV ngành tài chính ngân hàng sẽ thất nghiệp hoặc làm trái ngành.
Video đang HOT
Vẫn “cố đấm ăn xôi”
Tại cuộc họp về quy hoạch nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội ngày 18-12 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết từ năm 2013 sẽ tạm dừng mở các ngành đào tạo đang thừa “đầu ra” như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán. Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không cho phép mở các trường ĐH đào tạo các ngành này. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, chỉ những trường chuyên về đào tạo kinh tế mới được xem xét mở thêm ngành đào tạo này. Với những trường chuyên về khối kỹ thuật, công nghiệp, nông – lâm nghiệp, bộ sẽ không duyệt cho mở ngành mới vì việc các trường này lấy phần lớn chỉ tiêu để đào tạo kinh tế là không hợp lý.
Dù thực tế bẽ bàng như vậy nhưng khởi động mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, nhiều trường vẫn tìm cách mở mới các ngành này. Hiệu trưởng một trường ĐH đóng tại Quảng Ninh cho hay, vì nhu cầu địa phương nên trường vẫn xin mở thêm ngành tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh. Một trường khác thuộc khối nông lâm cũng đang lên kế hoạch mở thêm ngành tài chính ngân hàng vì cho rằng đây là ngành “hot” và thực tế dù đào tạo trái tay nhưng chỉ tiêu vào các ngành thuộc khối kinh tế của trường này chiếm tới một nửa số chỉ tiêu.
Theo người lao động
Tuyển sinh ĐH-CĐ: Khốc liệt cuộc đua vào kinh tế
Tới ngày "khóa sổ" nhận hồ sơ đăng ký thi ĐH, CĐ năm 2011, nhận định ban đầu từ phía các chuyên gia tuyển sinh, năm nay khối ngành kinh tế vẫn giữ vị trí đầu bảng về lượng thí sinh đăng kí. Nhìn tổng quan, lượt hồ sơ đăng ký thi năm nay không tăng.
Khối Kinh tế vẫn "nóng"
Trao đổi với PV, bà Tạ Song Hà, phó Phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD-ĐT Hà Nội) phân tích, do khối A có nhiều trường tổ chức thi nên thí sinh có nhiều lựa chọn. Năm nay khối ngành Kinh tế vẫn chiếm ưu thế và được thí sinh chọn nhiều bởi 2 lí do: nhiều trường đào tạo ngành Kinh tế; có thể tìm được nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Theo đại diện nhiều trường THPT tại Hà Nội, học sinh thường nộp hai bộ hồ sơ trở lên và nhóm ngành được các em nhắm đến vẫn là Kinh tế - tài chính. Trong đó, các ngành được chọn nhiều là Kế toán, Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh.
Bà Bùi Thị Minh Nga, phó hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) cho hay, trong tổng số học sinh ĐKDT vào các trường ĐH, CĐ của trường chỉ có khoảng 15% đăng ký nhóm ngành Công nghệ, Kỹ thuật, Khoa học xã hội nhưng có đến 85% số học sinh đăng ký khối A, D vào các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế.
Tại điểm thu nhận hồ sơ ĐKDT của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Cường cho biết, việc chọn ngành ĐKDT của thí sinh năm nay không có biến động lắm so với những năm trước. Chiếm ưu thế vẫn là các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế (tỉ lệ khoảng 20%), tiếp đến nhóm ngành y dược, công nghệ sinh học, môi trường.
Theo ông Cường, tỉ lệ thí sinh mượn trường thi "nhờ" vào trường khác giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn thí sinh nộp 5-6 hồ sơ ĐKDT. Còn tại nhiều trường cũng cho thấy, đa số mỗi học sinh nộp khoảng từ 2 - 3 bộ hồ sơ với hai khối thi khác nhau nhằm rộng đường lựa chọn.
Thống kê của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai cho thấy, số lượng hồ sơ nhận được là 1.579/602 học sinh, trung bình 2-3 hồ sơ/học sinh nhưng vẫn có vài học sinh nộp tới 6 hồ sơ. Số hồ sơ đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là 141 bộ, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM là 96 bộ, Trường ĐH Tài chính - Marketing là 91 bộ, Trường ĐH Hoa Sen là 81 bộ, Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại là 172 bộ.
Tại TP.HCM ông Nguyễn Quốc Cường phụ trách tuyển sinh của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, đến nay đã nhận được gần 5.000 bộ. Hồ sơ ĐKDT tập trung chủ yếu vào các trường: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng... Một số trường CĐ nhận được nhiều hồ sơ như Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại, Trường CĐ Tài chính Hải quan, Trường CĐ Công thương...
Vẫn theo ông Cường, số lượng thí sinh đăng ký vào khối ngành Kinh tế tăng hơn năm ngoái, trong khi số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào khối ngành sư phạm lại ít hơn. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhận được rất ít hồ sơ. Ví dụ Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Lạc Hồng chỉ nhận được vài hồ sơ.
Thống kê sơ bộ của Sở GD-ĐT TP.HCM, các trường thí sinh nhắm đến và nộp hồ sơ nhiều là các trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Mở TP.HCM...
Thí sinh dự thi tại trường nào thì làm hồ sơ ĐKDT vào trường đó. (Ảnh minh họa).
Giảm "ảo"
Bà Song Hà cho biết, sở vẫn đang trong quá trình tập hợp hồ sơ ĐKDT từ các nơi gửi về. Từ ngày 11/4 đến nay - sở mới nhận được số liệu của gần 75 trường THPT, trong tổng số 177 nơi.
"Thống kê sơ bộ từ dữ liệu của các trường THPT gửi về thì có trường tăng, có trường giảm nên chúng tôi dự báo lượt hồ sơ ĐKDT ĐH năm nay tương đương năm 2010, tức là gần 160.000 bộ".
Tính đến ngày khóa sổ, Phòng GD-ĐT huyện Quốc Oai nhận được khoảng 500 bộ hồ sơ, giảm 300 bộ so với năm 2010; Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm chỉ nhận được khoảng 300 bộ, ít hơn năm trước; Phòng GD-ĐT huyện Hoài Đức nhận được 700, giảm 200 bộ; Phòng GD-ĐT quận Ba Đình nhận 500 bộ, giảm 100 bộ.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hải Dương thì lượng hồ sơ của thí sinh tự do tại các điểm thi trên địa bàn giảm so với năm 2010. Các điểm nhận được lượng hồ sơ của thí sinh tự do chỉ bằng 30-50% so với năm 2010.
Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, tính đến nay lượt hồ sơ nhận được khoảng 90.000, giảm gần 2.000 bộ so với năm ngoái.
Các Sở GD-ĐT Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam....đang trong quá trình thống kê. Dự báo của các cán bộ làm công tác tuyển sinh lượt hồ sơ sẽ không tăng.
Còn thời gian chọn trường
Đến sáng 15-4, nhiều sở GD-ĐT đã hoàn tất công tác thu nhận hồ sơ để bóc tách dữ liệu từng trường thì vẫn còn một số sở đang trong quá trình nhận thông tin từ các trường THPT, các đơn vị ĐKDT gửi lên. Do đó, thông tin đưa ra mới là dự báo ban đầu. Thí sinh vẫn còn 1 tuần (từ 15-4 đến 21-4) để nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp cho trường ĐH, CĐ có tổ chức thi.
Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh dự thi tại trường nào thì làm hồ sơ ĐKDT vào trường đó. Nếu có nguyện vọng 1 học tại trường không tổ chức thi, hoặc hệ CĐ của trường ĐH phải nộp hồ sơ ĐKDT và dự thi tại một trường ĐH tổ chức thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT có cùng khối thi; đồng thời nộp 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 cho trường không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH.
Sau khi nộp hồ sơ ĐKDT, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh sẽ được điều chỉnh trong ngày làm thủ tục dự thi trước mỗi đợt thi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vẫn đào tạo mất cân đối Các trường nên xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo gắn kết với nhu cầu thực tế của xã hội theo ngành nghề và trình độ đào tạo Nhiều trường ĐH tại TPHCM vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 với mức đăng ký chỉ tiêu bằng hoặc tăng so với năm...