Ngành học từng bị ‘lạnh nhạt’ bất ngờ tăng đột biến lượng sinh viên đăng ký
Trường Cao đẳng Longerenong (Úc) bất ngờ ghi nhận số lượng sinh viên đăng ký nhập học vào ngành nông nghiệp tăng 66% so với năm ngoái. Thay đổi không ngờ này được cho là do tác động của Covid-19 tới xu hướng lựa chọn ngành nghề.
Không chỉ tại trường Longerenong, các trường đại học khác trên khắp nước Úc cũng ghi nhận sự gia tăng đột biến về số lượng sinh viên đăng ký vào ngành học này. Lý do được đưa ra là bởi, ngành nông nghiệp hiện tại có mức học phí thấp hơn các ngành khác, đồng thời lại có cơ hội việc làm cao trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành.
Thực tế cũng cho thấy, khi nhiều ngành nghề mũi nhọn tại Úc đã bị Covid-19 “đè bẹp” trong năm ngoái, nông nghiệp lại phát triển rất mạnh mẽ. Chính vì vậy, sinh viên đã dần có cái nhìn tích cực hơn đối với ngành nghề này.
Thậm chí, Trường Đại học Queesland còn phải tăng gấp đôi chỉ tiêu cho ngành cử nhân Khoa học Nông nghiệp, từ 22 lên 50 chỉ tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
“Tôi đã làm việc tại ngôi trường này 30 năm rồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy ngành nông nghiệp thu hút sinh viên đến vậy. Theo tôi, sự khác biệt này là do những tác động đến từ dịch Covid-19. Nhìn lại năm qua, bạn sẽ thấy ngành nông nghiệp đã phát triển tốt như thế nào, nhất là khi so sánh với các ngành chủ lực như du lịch, khách sạn hay bán lẻ”, ông John Goldsmith, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Longerenong nói.
Ngành nông nghiệp có cơ hội việc làm cao trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành.
Nhiều ý kiến cho rằng, sự chuyển dịch như vậy còn nhờ vào chính sách của nhà nước đối với ngành nghề này. Trước đó, chính phủ liên bang đã đưa ra thông báo giảm 62% học phí đối với sinh viên đăng ký vào học ngành nông nghiệp.
Khoản tiền sinh viên phải bỏ ra trong năm 2021 đang được đề xuất ở mức $3,700, ít hơn $6,000 so với năm 2020.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Connor Eastwood, sinh viên của Trường Cao đẳng Longerenong cho biết động lực học ngành nông nghiệp của cậu không chỉ là vấn đề học phí. Còn sinh viên Etira Seehusen cho rằng, việc học ngành nông nghiệp sẽ giúp cô được tận hưởng cuộc sống thay vì ngồi trong phòng máy lạnh. Etira Seehusen cũng đang trên con đường trở thành một đại lý chăn nuôi.
Không đủ sinh viên tốt nghiệp
Mặc dù theo thống kê, số lượng sinh viên lựa chọn ngành nông nghiệp đang tăng dần, nhưng theo GS Jim Pratley, Thư ký Hội đồng Khoa học Nông nghiệp Úc, ngành này vẫn đang rất thiếu nguồn nhân lực.
“Người trẻ đang dần hiểu ra rằng, nông nghiệp không chỉ bao gồm việc cày cuốc và chăn nuôi trâu bò, lợn gà. Đây thực sự là một ngành khoa học công nghệ cao, đi kèm với cơ hội kinh doanh rộng mở. Một tương lai tươi sáng đang chờ đợi những người được đào tạo về nông nghiệp”, ông Pratley nói.
Số lượng sinh viên lựa chọn ngành nông nghiệp đang tăng dần
Tại Trường Đại học Adelaide, có hơn 100 sinh viên khóa mới đang theo học chương trình Khoa học Nông nghiệp, tăng 36% so với năm ngoái. Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ như vậy vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu hàng năm.
“Số sinh viên tốt nghiệp của chúng tôi vẫn chưa đủ để phục vụ hệ thống nông nghiệp. Có đến hơn 95% số sinh viên tốt nghiệp đã kiếm được việc làm sau khi ra trường. Đó là một công việc thực sự, nuôi sống được bản thân chứ không phải là công việc bán thời gian. Đây là một tin vui với bản thân tôi”, ông Jason Able, Trưởng khoa Nông nghiệp của trường, nói.
Covid-19 khiến mọi người dần hiểu ra tầm quan trọng của nông nghiệp và vai trò của chuỗi cung ứng thực phẩm. Theo các chuyên gia về giáo dục đại học, sự gia tăng đột biến của lượng sinh viên đăng ký vào ngành Nông nghiệp có thể không chỉ xảy ra ở Úc, mà sẽ trở thành xu thế ở nhiều quốc gia phát triển khác.
Cần Thơ: trường ĐH buộc sinh viên đóng tiền để trồng cây
Trong Kế hoạch tổ chức chương trình trồng cây xanh chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam, trường đại học (ĐH) Nam Cần Thơ bắt buộc tất cả học viên (HV), sinh viên (SV) khóa mới đóng tiền để mua cây về trồng.
Mấy ngày gần đây, dư luận xã hội ở TP Cần Thơ và các vùng lân cận bức xúc trước việc Trường Đại học Nam Cần Thơ buộc tân sinh viên phải đóng tiền để mua cây xanh về trồng trong khuôn viên trường.
Theo Kế hoạch số 14 của trường, tất cả học viên, sinh viên tuyển sinh năm 2020 phải đóng tiền để mua cây. Sinh viên các khóa cũ thì tự nguyện đóng góp.
Một góc trong khuôn viên trường ĐH Nam Cần Thơ. Ảnh: CHÂU ANH
Vận động trên tinh thần... bắt buộc
"Lớp có dưới 30 học viên, sinh viên thì trồng một cây, lớp từ 30 đến dưới 60 học viên, sinh viên thì trồng hai cây, lớp có từ trên 60 đến dưới 110 học viên, sinh viên thì trồng ba cây. Giá trị mỗi cây xanh là ba triệu đồng" - kế hoạch của Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu.
Khi kế hoạch được ban hành và triển khai, nhiều sinh viên và phụ huynh bức xúc cho rằng trường làm vậy là vô lý. Sinh viên LTK (ngụ tỉnh Hậu Giang) cho biết chỉ tính riêng tiền học phí là bảy triệu đồng, rồi còn các khoản khác như quần áo, tiền nhà trọ... cũng đã phải chi phí khá nhiều.
"Khi nhận thông báo phải đóng thêm 100.000 đồng để mua cây xanh em không đồng tình nhưng vẫn phải bóp bụng đóng vì sợ bị "để ý". 100.000 đồng nói nhiều không nhiều, nhưng em có thể ăn cơm được vài ngày. Thật sự không hiểu sao học phí cao thế mà còn lại bắt tụi em đóng thêm khoản cây xanh, vô lý quá" - K. bày tỏ.
Chị LTMP (ngụ tỉnh Trà Vinh, có người thân đang học năm nhất ở trường) bức xúc: "Trường ra văn bản bắt buộc như vậy là chưa phù hợp. Nếu muốn trồng cây xanh trường có thể ra văn bản để các em tự nguyện đóng, được bao nhiêu thì mua cây trồng. Đầu năm học tốn bao nhiêu tiền, tụi nhỏ xa nhà phải lo đủ thứ chi tiêu mà trường còn bày thêm đóng khoản cây xanh này hết sức kỳ cục".
Một học viên lớp Cao học chia sẻ: "Nhận được thông báo đóng tiền mua cây xanh tôi cảm thấy bức xúc giùm các em sinh viên. Như tôi đã có việc làm thì đóng 100.000 đồng cũng đỡ, còn các em đã làm gì ra tiền đâu. Tôi có gọi điện thoại hỏi Ban Giám hiệu, một thầy nói với tôi chương trình là vận động nhưng trên tinh thần bắt buộc. Thật khó hiểu".
Góp tiền mua cây cho đồng bộ
Trao đổi với PLO qua điện thoại, ông Nguyễn Nhật Trường, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên kiêm Bí thư Trường Đại học Nam Cần Thơ, xác nhận việc trường buộc đóng tiền mua cây xanh trồng là có.
Ông Trường thông tin hoạt động trồng cây xanh này là năm thứ bảy trường tổ chức để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, hưởng ứng phong trào phủ xanh sạch đẹp cho trường.
"Sáu lần trước mọi thứ diễn ra rất thuận lợi, chưa nghe các bạn sinh viên phản ánh gì. Việc đóng góp này không chỉ riêng sinh viên mà cả giáo viên, cán bộ, giảng viên của trường năm nào cũng trích một số tiền để trồng cây" - ông Trường thông tin.
Cũng theo ông Trường, trường thường trồng các loại cây lớn, tán rộng như cau vua, lộc vừng. Giá một cây xanh loại này khoảng ba triệu đồng, đã bao gồm luôn các dịch vụ bảo dưỡng và trồng. Ông Trường cũng nhận định với mức giá sinh hoạt như hiện nay, mức đóng 100.000 đồng/người không quá cao.
"Số tiền này ăn một ngày cũng hết mà mình trồng cây xanh như vậy sẽ để đời, vì khi các bạn trồng cây còn sẽ gắn bảng tên của lớp lên cây đó, rồi chụp hình lưu niệm cùng thầy cô" - ông Trường giải thích thêm.
Qua tìm hiểu, năm học mới này Trường Đại học Nam Cần Thơ tuyển sinh được hơn 3.000 sinh viên và hiện còn đang tuyển sinh. Nhiều sinh viên cho rằng khoản thu trên là vô lý, hạng mục cây xanh thuộc về cơ sở vật chất, trường phải bỏ tiền ra thực hiện. Trường hợp muốn giáo dục sinh viên trồng cây bảo vệ môi trường thì nên đưa ra kế hoạch để sinh viên tự đóng góp theo khả năng, hoặc tự mua cây về trồng.
Đà Nẵng: Học sinh và sinh viên đi học trở lại từ ngày 30/10 Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, do ảnh hưởng của bão số 9, nhiều vùng trên địa bàn huyện Hoà Vang và một số khu vực trên địa bàn TP xảy ra ngập úng cục bộ; nhiều cơ sở trường học đã bị ảnh hưởng. VTV cho biết, Sở GD&ĐT Đà Nẵng vừa có thông báo, học sinh và sinh viên toàn...