Ngành giáo dục TP Thanh Hóa: Nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học
Với quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn, triển khai thực hiện tốt “ nhiệm vụ kép”, năm học mới 2021-2022, ngành giáo dục TP Thanh Hóa đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch năm học.
Thanh Hóa hiện có 153 trường học (121 trường công lập và 32 trường ngoài công lập), xác định dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp và khó lường, ngay từ đầu năm học 2021-2022 ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản cho nhiều tình huống, sẵn sàng chủ động chuyển trạng thái dạy và học theo diễn biến dịch bệnh COVID-19 với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.
Học sinh Trường THCS Quảng Hưng, phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) trong giờ học. Ảnh: Nguyễn Đạt
Video đang HOT
Cùng với đó, để triển khai tốt nhiệm vụ năm học, nhất là để đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, ngành GD&ĐT thành phố đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Trong năm học 2020-2021, thành phố đã đầu tư trên 167 tỷ đồng để tiếp tục hoàn thiện các dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây mới các nhà trường. Việc huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương và sự đóng góp ủng hộ của các lực lượng xã hội để đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn cũng được các trường đặc biệt quan tâm. Điển hình, như các Trường Mầm non Điện Biên, Đông Hương, Đông Cương, Lam Sơn, Trường Thi B, Đông Sơn, Quảng Thành; các Trường Tiểu học Minh Khai 1, Nguyễn Văn Trỗi, Điện Biên 2, Quảng Đông; các Trường THCS Hàm Rồng, Quảng Phú, Quảng Thành, Điện Biên, Trần Mai Ninh…
Về việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nếu như năm học 2019-2020 toàn thành phố xây dựng được 8 trường đạt chuẩn quốc gia lần đầu, thì tính đến tháng 8-2021 thành phố có 122/140 trường đạt chuẩn quốc gia, (đạt tỷ lệ 87,14%). Cùng với đó, công tác bồi dưỡng, đón đầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được ngành GD&ĐT thành phố tổ chức một cách bài bản nhằm chuẩn hóa, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo. Hiện, 100% cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn đạt trình độ chuẩn, có lập trường chính trị kiên định, phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục toàn diện tiếp tục được giữ vững và nằm trong tốp đầu toàn tỉnh; việc duy trì phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và giáo dục THCS đạt tỷ lệ cao (mức độ 3). Chất lượng, số lượng học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT công lập, THPT chuyên Lam Sơn, vào đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ cao. Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS cũng đạt được nhiều kết quả tích cực.
Trong năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT thành phố đã tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025″. Hiện nay, 100% các trường học có trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ, 100% học sinh được học ngoại ngữ; tổ chức hướng dẫn chương trình, học liệu cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh; 100% các trường thực hiện chương trình tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1 và tiếng Anh làm quen cho học sinh lớp 2; triển khai chương trình tiếng Anh mới của Bộ GD&ĐT cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 đạt tỷ lệ 90%.
Với quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn, triển khai thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, năm học mới 2021-2022, ngành giáo dục TP Thanh Hóa đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch năm học. Trong đó, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông; triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS…
Đề xuất cho trẻ mầm non đến trường trên tinh thần tự nguyện
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) TP HCM, cho biết trong thời gian dịch bệnh kéo dài, trẻ mầm non không học trực tuyến như các cấp học khác.
Do đó, Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) xây dựng kế hoạch năm học, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình GDMN theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm phù hợp với tình hình thực tế; hướng dẫn thực hiện ghi hình, quay clip tương tác, hỗ trợ phụ huynh các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà; thực hiện xây dựng kho tài liệu, học liệu; hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ các cơ sở GDMN, cha mẹ, người chăm sóc trẻ thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện gia đình, tiếp tục duy trì kết nối giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ qua các ứng dụng tương tác như Zalo, viber, messenger, website của nhà trường, chia sẻ lên website Sở GD-ĐT hơn 300 clip chăm sóc giáo dục trẻ; hơn 200 clip phối hợp phát sóng chương trình "Nào ta cùng vui" trên kênh HTV7; HTV9; chia sẻ trên kho học liệu dùng chung 250 clip các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà được đăng tải trên Website https://hoctructuyen.hcm.edu.vn...; tiếp tục thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn các chuyên đề trọng tâm của năm học cho cán bộ quản lý, giáo viên bằng hình thức trực tuyến qua ứng dụng Google Meet, Zoom...
Học sinh mầm non sẽ đến trường với tinh thần tự nguyện của phụ huynh từ tháng 2-2022 .Ảnh: TẤN THẠNH
Bên cạnh những thuận lợi cấp học mầm non cũng có những khó khăn: Dịch bệnh kéo dài, trẻ chưa thể đến trường, do đó việc thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi không đạt chỉ tiêu như kế hoạch đề ra; việc các cơ sở mầm non ngừng hoạt động kéo dài cũng ảnh hưởng phần nào đến đời sống của đội ngũ giáo viên, công nhân viên (đặc biệt đối với các cơ sở GDMN ngoài công lập), thời gian nghỉ việc không hưởng lương dẫn đến tình trạng giáo viên nghỉ việc, không yên tâm gắn bó với nghề dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên khi tổ chức cho trẻ quay trở lại trường học trực tiếp.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, sở đã trình Thường trực UBND thành phố khung thời gian năm học 2021-2022 đối với GDMN trên địa bàn TP HCM và dự kiến sau Tết âm lịch (ngày 7-2-2022) tổ chức cho trẻ đến trường để được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ, người chăm sóc trẻ.
Sở sẽ cập nhật tình trạng thiếu giáo viên tại các cơ sở GDMN (đặc biệt là các cơ sở GDMN ngoài công lập) của TP Thủ Đức và các quận, huyện đầy đủ để có giải pháp cụ thể cho từng đơn vị.
Ngành giáo dục và đào tạo - đoàn kết, quyết tâm thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép" Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, song với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên (CBGV), học sinh (HS), khép lại năm 2021, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã hoàn thành tốt kế hoạch giáo dục đề ra...