Ngành Giáo dục Thủ đô tạo sức bật mới
Khép lại năm học 2019-2020, ngành Giáo dục Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô và chất lượng giáo dục.
Kết quả này khẳng định chủ trương đúng đắn, tiếp tục tăng cường đầu tư hạ tầng cho sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội, tạo sức bật mới cho ngành Giáo dục phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn từ năm học 2020-2021. Đây là năm học đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để toàn ngành hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra.
Một giờ học ngoại ngữ của học sinh Trường THCS Chu Văn An (huyện Thanh Trì). Ảnh: Viết Thành
Những điểm nhấn về xây dựng trường học
Tháng 9-2020, cô và trò Trường Tiểu học Thanh Trì (quận Hoàng Mai) có niềm vui lớn khi chính thức được học tập ở ngôi trường mới khang trang, hiện đại với diện tích hơn 17.000m2, rộng gần gấp hai lần so với diện tích của ngôi trường cũ.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Trì cho biết, được sự quan tâm của thành phố và quận, Trường Tiểu học Thanh Trì được đầu tư 109 tỷ đồng để xây dựng mới với đầy đủ hệ thống phòng học, phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ, đáp ứng cho 1.800 học sinh học 2 buổi/ ngày. Có cơ ngơi mới, cả cô và trò nhà trường đều rất phấn khởi, thêm động lực để dạy tốt, học tốt hơn nữa.
Một điểm nhấn khác trong công tác đầu tư xây dựng trường học của Thủ đô là sự kiện Trường Tiểu học Tứ Liên và Trường Trung học cơ sở Tứ Liên (quận Tây Hồ) chính thức được hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm học 2019-2020. Hai ngôi trường cuối cùng của quận Tây Hồ phải đi học nhờ đã chính thức có cơ ngơi riêng, chấm dứt hành trình hơn 25 năm phải đi học nhờ của nhiều thế hệ học sinh.
Bà Trần Thị Lan, phụ huynh học sinh Trường Trung học cơ sở Tứ Liên chia sẻ: “Những năm trước, do còn e ngại về điều kiện dạy học, nên gia đình tôi đã gửi cháu lớn đi học ở nơi khác. Nay trường mới được xây dựng khang trang, ở vị trí thuận tiện, điều kiện dạy học tốt hơn, từ năm học 2020-2021, khi cháu vào lớp 6, tôi cho cháu học đúng tuyến để đỡ phải di chuyển xa”.
Video đang HOT
Còn tại huyện Đan Phượng, năm 2020 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi cả 52 trường công lập thuộc huyện đều đạt chuẩn quốc gia, là đơn vị dẫn đầu khối huyện của thành phố Hà Nội về kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng Bùi Thị Thu Hằng khẳng định, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đã tạo động lực, là điều kiện quan trọng để thầy, trò tiếp tục nỗ lực thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Thủ đô.
Phát triển hệ thống trường lớp, không để học sinh thiếu chỗ học ở những địa bàn đông dân cư, đồng thời xây dựng trường lớp đáp ứng các tiêu chí trường chuẩn quốc gia để tạo ra các “sản phẩm” đạt chuẩn là nhiệm vụ luôn được thành phố Hà Nội coi trọng trong nhiều năm qua.
Giai đoạn 2016-2020, các đơn vị, địa phương đã tập trung huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường theo hướng đồng bộ, đạt chuẩn. Hà Nội đã thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học, đáp ứng tốt với sự gia tăng học sinh ở từng địa bàn.
Riêng năm 2020, Hà Nội đã thành lập và xây mới 44 trường học, là địa phương có số trường học lớn nhất cả nước với 2.800 trường học. Toàn thành phố đã có 75% số trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tăng hơn 21% so với năm 2015.
Nâng chất lượng giáo dục toàn diện
Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định một trong 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020-2025 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, bên cạnh việc tiếp tục tăng cường đầu tư hạ tầng, thì việc nhận diện, giải quyết khó khăn, bất cập cụ thể ở từng đơn vị, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được ngành Giáo dục và các địa phương coi trọng.
Là đơn vị có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều trường học luôn đứng trước nguy cơ quá tải học sinh, quận Thanh Xuân ưu tiên kinh phí cho việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng bổ sung trường, phòng học. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân Phạm Gia Hữu cho biết, để nâng cao chất lượng toàn diện trong bối cảnh quy mô học sinh ngày càng tăng, phòng tiếp tục tham mưu UBND quận ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường học, từng bước giảm sĩ số học sinh/lớp ở những nơi có quy mô lớn, tập trung đông dân cư; đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch trường lớp, xây dựng mạng lưới trường lớp đồng bộ, đạt chuẩn.
Trong khi đó, quận Ba Đình đang dốc sức, tập trung mọi nguồn lực đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia với mục tiêu có 100% số trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập đạt chuẩn vào năm 2025.
Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận, phòng đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch của UBND quận về cải tạo, sửa chữa, xây mới, sáp nhập các trường học bảo đảm theo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025.
Năm 2020, có 9/9 trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn đã được công nhận, tạo đà để toàn ngành tự tin, quyết tâm hoàn thành mục tiêu giai đoạn tới. Đây được xác định là giải pháp căn cơ, tạo điều kiện cho từng học sinh đều được quan tâm, chăm sóc tốt hơn, từ đó nâng chất lượng giáo dục toàn diện.
Với những khó khăn và có sự khác biệt khá rõ nét về điều kiện kinh tế – xã hội giữa các địa bàn, huyện Ba Vì xác định việc thu hút, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài huyện để đầu tư hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững là một trong 3 khâu đột phá trong giai đoạn 2020-2025.
Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, tùy theo cấp học, huyện Ba Vì còn từ 5% đến 10% số phòng học cấp 4, phòng học chưa được xây dựng kiên cố, bởi vậy, phòng đã và đang tập trung tham mưu UBND huyện tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo phòng học để không còn phòng học cấp 4, phòng học chưa kiên cố.
Cùng với sự hỗ trợ của thành phố, huyện cũng đẩy mạnh công tác xã hội hóa để tăng nguồn lực, ưu tiên đầu tư về mọi mặt cho các trường học ở 3 xã miền núi là Khánh Thượng, Ba Vì và Yên Bài đang còn nhiều khó khăn, từ đó tạo sự đồng đều về điều kiện dạy – học và chất lượng giáo dục ở các nhà trường trên địa bàn huyện.
Phó Chủ tịch UBND thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng, với vị trí là Thủ đô, trung tâm chính trị, giáo dục, văn hóa, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, thì nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặt ra những thách thức, yêu cầu mới đối với ngành Giáo dục Thủ đô.
Toàn ngành đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung phát huy tối đa nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và coi trọng việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, quyết tâm đi tiên phong trong việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Hội thi giáo viên dạy giỏi: Thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy
Hà Nội vừa tổ chức thành công Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp thành phố năm học 2020 - 2021.
Tiết dạy môn Vật lý của cô Phạm Thị Hồng Thủy - giáo viên Trường THCS Chu Văn An.
Hội thi tạo động lực để các nhà giáo luôn nỗ lực trong công tác giảng dạy, thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tại tiết dạy môn Tiếng Anh, cô Trần Thị Luân - giáo viên Trường THCS Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) thực hiện dạy bài "Unit 4 - lesson 6 - Skills 2" cho học sinh lớp 7. Trong tiết học, cô sử dụng kỹ thuật "Mảnh ghép" và "Phòng tranh" rèn kỹ năng đọc, viết tiếng Anh cho học sinh.
Theo ghi nhận, học sinh hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học. Học sinh được làm việc đội, nhóm, di chuyển xung quanh lớp, trao đổi khám phá nội dung của bài học một cách chủ động...
Kết thúc bài học, cô giáo hướng dẫn, tổng hợp và chốt những kiến thức trọng tâm. Do đó, học sinh nắm tốt kiến thức, nhớ rất lâu vì được tự tìm hiểu, tự học qua nhiều nguồn thông tin khác nhau (sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu, mạng xã hội, từ giáo viên, bạn bè, bố mẹ hoặc những người xung quanh). Học sinh cũng được cải thiện rất nhiều về khả năng học tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng đọc và viết.
Áp dụng phương pháp dạy học STEM vào tiết dạy môn Vật lý, cô Phạm Thị Hồng Thủy - giáo viên Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ) giúp học sinh được trải nghiệm, học và vận dụng kiến thức mới một cách hiệu quả và thiết thực. Giờ dạy thể hiện rõ sự đổi mới phương pháp dạy học, để lại ấn tượng cho ban giám khảo.
Cũng tại Trường THCS Chu Văn An, giờ dạy môn Sinh học lớp 8 của cô Nguyễn Thanh Huyền là một giờ dạy khó, có nhiều kiến thức mới. Nhưng qua cách dạy sáng tạo của cô, học sinh vừa học được kiến thức, biết vận dụng vào thực tiễn để giải thích một số bệnh lý; vừa biết được cách bảo vệ và phát triển cơ thể khỏe mạnh. Nhưng điều đặc biệt, những nội dung đó đã được học sinh lĩnh hội bằng chính các hoạt động sáng tạo của mình.
Đánh giá về kỳ thi giáo viên dạy giỏi năm nay, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Đây là ngày hội chuyên môn của các thầy cô giáo; là dịp để nhà giáo trao đổi kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn qua các bài dạy, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi; nhân rộng điển hình tiên tiến cho các nhà trường nói riêng và toàn ngành GD-ĐT nói chung.
Kết quả của hội thi cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, chủ động tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Mạnh dạn thay đổi lối cũ khi tiếp cận Chương trình mới Việc thu hẹp khoảng cách về yêu cầu cần đạt giữa chương trình hiện hành và chương trình mới, để học sinh lớp 5 lên lớp 6, lớp 9 lên lớp 10 theo CTGDPT mới thuận lợi nhất đã và đang được chú trọng triển khai. Trong giờ thực hành Hóa học tại Trường THCS Chu Văn An (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh)....