Ngành giáo dục rất chú trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Trong báo cáo Quốc hội thực hiện nghị quyết hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chú trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Theo đó, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ triển khai thực hiện các nhiệm vụ như tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030″; phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 05/3/2022 phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030″; ban hành Kế hoạch số 585/QĐ-BGDĐT ngày 28/02/2022 về việc triển khai Quyết định số 1895 trong ngành Giáo dục; Kế hoạch số 227/KH-BGDĐT ngày 07/3/2022 về việc tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 1895.
(Ảnh minh họa: Phạm Linh)
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai quy định về công tác phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong Luật Giáo dục 2019, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh, sinh viên; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở giáo dục và gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn để triển khai các biện pháp giáo dục học sinh, sinh viên; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và khẳng định năng lực của bản thân.
Tích cực chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú trọng giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh.
Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá các môn học, các hoạt động giáo dục từ Tiểu học đến Trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ cho học sinh; chú trọng vào việc thực hành, vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết Bộ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ như tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai quy định về công tác phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong Luật Giáo dục 2019, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh, sinh viên; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ sở giáo dục và gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn để triển khai các biện pháp giáo dục học sinh, sinh viên; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và khẳng định năng lực của bản thân.
Tiếp tục chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018; chú trọng giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh thông qua các môn học và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đề tham khảo môn Toán vừa sức, môn Văn chú trọng giáo dục đạo đức xã hội cho HS
Xét trên tổng thể, đề tham khảo môn Ngữ văn năm nay phù hợp với mọi đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo được sự phân hóa.
Ngày 31/3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo của các môn thi trong kỳ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022.
Theo đó, đề tham khảo gồm các môn Toán, Ngữ văn, bài thi Khoa học tự nhiên (gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học), bài thi Khoa học xã hội (gồm Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân) và Ngoại ngữ.
Nghiên cứu đề thi tham khảo môn Ngữ văn, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Đào Thị Hằng - giáo viên Ngữ văn, trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc cho rằng, đề tham khảo năm nay về cấu trúc vẫn như năm ngoái tuy nhiên có sự cải tiến về câu hỏi, ngoài việc rèn luyện kỹ năng làm bài thì cũng đã chú trọng đến khả năng giáo dục đạo đức xã hội cho học sinh.
"Mức độ đề vừa phải đối với học sinh lớp 12, không dễ cũng không khó. Với đề tham khảo như này thì học sinh sẽ làm được bài. Tuy nhiên là mức độ làm được nhiều hay ít phụ thuộc vào thái độ học tập của học sinh", cô Hằng nhận định.
Đề tham khảo môn Ngữ văn
Theo cô Hằng, phần Đọc - Hiểu có 4 câu hỏi đáp ứng được yêu cầu chung, nhận biết 2 câu, thông hiểu và vận dụng mỗi phần 1 câu. Câu hỏi số 4 của phần Đọc - Hiểu là câu hỏi mở kích thích sự sáng tạo của học sinh.
Phần làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn 200 chữ và đó cũng là kỹ năng quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được việc học sinh rèn luyện năng lực tạo lập đoạn văn, và hướng tới mục đích giáo dục, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống. Câu hỏi về một nhân vật trong tác phẩm "Vợ nhặt", rất cơ bản và cũng đảm bảo cho học sinh rèn luyện được năng lực tạo lập văn bản hoàn chỉnh, cảm thụ văn học và có phần nâng cao 10% để phân hóa học sinh, đúng yêu cầu của Bộ.
Cô Đào Thị Hằng (hàng đầu tiên ngoài cùng bên trái ) và học sinh của mình trong buổi chụp kỷ yếu. Ảnh: NVCC
"Xét trên tổng thể, đề tham khảo môn Ngữ văn năm nay phù hợp với mọi đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo được sự phân hóa. Đối với học sinh trung bình thì khó có thể trả lời được đầy đủ các ý của câu 4 phần Đọc - Hiểu và phần nâng cao của câu nghị luận văn học. Trong khi đó, học sinh khá, giỏi, đặc biệt là học sinh giỏi để đạt được 8,5 - 9 điểm thì không quá khó", cô Hằng nhận định.
Cấu trúc đề tham khảo môn Toán không thay đổi nhiều so với năm ngoái
Còn về môn Toán, theo cô Nguyễn Thị Huyền - giáo viên Toán trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc nhận định, đề tham khảo môn Toán năm nay về mức độ và cấu trúc không thay đổi nhiều so với năm ngoái.
Từ câu 1 đến câu 30 ở mức độ nhận biết, thông hiểu dành cho mục đích xét tốt nghiệp rất rõ ràng nên học sinh chỉ cần nắm vững nền tảng kiến thức đã được học là có thể làm được. Còn khoảng 10 đến 15 câu cuối mức độ phân hóa tốt hơn năm ngoái, phù hợp xét tuyển vào các trường đại học.
Kiến thức đề tham khảo năm nay chủ yếu ở lớp 12, riêng lớp 11 có 5 câu gồm 1 câu tổ hợp; 1 câu xác suất; 1 câu cấp số cộng; 1 câu khoảng cách và 1 câu về góc. Trong số các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, có một câu hỏi hay như câu 45 (câu hỏi về diện tích hình phẳng được giới hạn bởi 2 đường thẳng ).
Bên cạnh đó, theo thầy Đỗ Văn Đức - giáo viên luyện thi môn Toán nổi tiếng ở Hà Nội cho rằng với các câu vận dụng cao đòi hỏi học sinh cần vận dụng nhiều kiến thức trong chuyên đề, các kiến thức liên chuyên đề. Ví dụ như câu 44, học sinh cần phải quan sát để thấy được số phức z có gì đặc biệt; câu 48, 49 đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giải quyết các bài toán, các em cũng phải nắm chắc được các vấn đề.
Đưa ra lời khuyên cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp, cô Đào Thị Hằng nhấn mạnh: " Để làm tốt bài thi, các em cần rèn luyện kỹ năng, cách làm bài, tránh học tủ, học vẹt. Ngoài ra, các em cũng phải chuẩn bị cho mình một tâm lý vững, tránh lo lắng".
Còn cô Nguyễn Thị Huyền khuyên các sĩ tử rằng: "Trước tiên, các em cần học chắc kiến thức cơ bản rồi luyện nhiều đề để làm quen với các dạng bài, tránh nhầm lẫn, sai sót khi đi thi chính thức. Sử dụng máy tính Casio là công cụ hỗ trợ nhưng không nên lạm dụng quá mà phải tự nâng cao kỹ năng giải toán của mình".
Đa dạng hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vùng Đất tổ Với trách nhiệm của nhà trường, sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại tỉnh Phú Thọ tiếp tục có những chuyển biến rõ nét. GD&TĐ - Với trách nhiệm của nhà trường, sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống...