Ngành đường sắt thiệt hại gần 27 tỷ đồng vì lũ lụt tại miền Trung
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết doanh thu bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây hư hỏng hạ tầng, phải dừng chạy tàu, gián đoạn vận tải Bắc – Nam.
Theo đó, báo cáo gửi Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngày 21/10, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết doanh nghiệp chịu thiệt hại do giảm doanh thu và chi phí phát sinh 26,9 tỷ đồng.
Trong đó, vận tải hành khách thiệt hại khoảng 16,2 tỷ đồng do sụt giảm doanh thu và chi phí phát sinh; vận tải hàng hóa thiệt hại khoảng 10,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đường sắt Bắc – Nam ảnh hưởng nặng nề bởi mua, lũ. (Ảnh: Đường sắt Hà Nội)
Vẫn theo lãnh đạo ngành đường sắt, ảnh hưởng các đợt mưa lũ kéo dài từ 7 – 19/10, một số vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt đã bị hư hỏng, có những vị trí phải phong tỏa dừng tàu để khắc phục hậu quả và thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng.
Cụ thể, tính đến 7h ngày 19/10, hệ thống cầu, đường, hầm, cống… đã có hơn 30 điểm, vị trí trên tuyến đường sắt Bắc – Nam bị xói trôi nền đá, sạt lở taluy, đất đá trên núi cao tràn xuống đường sắt và nhiều điểm nước dâng cao ngập trên đỉnh ray từ 150-800mm, gây mất an toàn chạy tàu, phải dừng chạy tàu.
Ngành đường sắt đã phong tỏa khu gian có các điểm bị hư hỏng, trở ngại để khắc phục, giải phóng trở ngại hoặc chờ nước rút để kiểm tra, sửa chữa và trả đường tốc độ chậm 5km/h. Sau đó, tiếp tục sửa chữa để nâng dần tốc độ, trả về tốc độ khu gian theo quy định ban đầu.
Mưa lũ đã gây mất điện lưới, phải chạy máy phát điện để điều hành sản xuất tại 15 ga. Các đường ngang thuộc địa phận các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình do bị mất điện lưới các đường ngang, phải thay ắc quy và nạp bổ sung đảm bảo an toàn chạy tàu và luân phiên sử dụng.
Tại một số đường ngang hộp cảm biến bị ngập nước nên phải cử người cảnh giới và treo biển hư hỏng thiết bị tại các đường ngang này để các phương tiện qua lại chú ý an toàn.
Một vài đường ngang cần chắn bị bung khớp nối an toàn, phải xử lý gia cố tạm thời. Cùng đó, phải đình chỉ thiết bị điều khiển thông tin tín hiệu tại 3 ga và 2 vị trí đường ngang.
Đến năm 2022, đường sắt cần 3.800 tỷ đồng thay thế tàu cũ
Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, giai đoạn 2021-2025, theo Nghị định 65/2018NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt 2017, các doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ phải thay thế các phương tiện hết niên hạn sử dụng.
Đến năm 2022, đường sắt cần 3.800 tỷ đồng thay thế tàu cũ. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Theo đó, tính đến ngày 31/12/2022, VNR và các công ty cổ phần vận tải đường sắt sẽ phải thanh lý khoảng 60 đầu máy, gần 1.000 toa xe hàng và 500 toa xe khách. Để thay thế hết số phương tiện này, dự kiến, VNR sẽ phải huy động khoảng 6.822 tỷ đồng.
Tuy nhiên, căn cứ theo nhu cầu thực tiễn trong tổ chức khai thác vận tải, VNR dự kiến nhu cầu đóng mới đầu máy, toa xe giai đoạn này với tổng mức vốn đầu tư khoảng 3.769 tỷ đồng. Trong đó, việc triển khai "Dự án đầu tư đầu máy giai đoạn 2016-2020" của Công ty mẹ cần 1.109 tỷ đồng; các dự án đầu tư toa xe của công ty cổ phần vận tải đường sắt là 2.660 tỷ đồng.
Từ năm 2016 đến nay, VNR đã hoàn thành đóng mới và đưa vào khai thác 150 toa xe khách chất lượng cao với tổng mức đầu tư hơn 1.552 tỷ đồng; 300 toa xe chuyên chở container với tổng mức đầu tư 347 tỷ đồng và nâng cấp 37 toa xe khách với tổng mức đầu tư hơn 90 tỷ đồng.
Lãnh đạo VNR cho biết, nếu như trước đây, ngành đường sắt phải nhập khẩu 100% phương tiện vận tải thì hiện tại, VNR đã có thể chủ động sản xuất, cung cấp tất cả các loại toa xe đáp ứng nhu cầu vận tải với tỷ lệ nội địa hóa từ 20-40%.
Từ ngày 24/4, đường sắt chạy lại nhiều chuyến tàu địa phương Chiều 23/4, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt trong dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, các đơn vị vận tải của VNR sẽ chạy lại một số tàu địa phương. Từ ngày 24/4, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội sẽ tổ...