Ngành điều dưỡng ở Việt Nam đang thiếu cả về số lượng và chất lượng
Năm 2014, điều dưỡng mới tốt nghiệp là 28.000 đến năm 2015 thì con số này đạt mức 37.000 trong khi đó điều dưỡng được tuyển hàng năm chỉ ở mức 7.000- 8.000.
Ngày 5/10, tại Hà Nội, Câu lạc bộ khối đào tạo điều dưỡng thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo Nâng cao năng lực của giảng viên điều dưỡng.
Tới dự hội thảo có Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Minh Lợi – Phó cục trưởng Cục khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) và Thạc sĩ Nguyễn Bích Lưu – Phó chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam cùng 90 đại biểu đến từ 24 trường đại học, cao đẳng khối đào tạo điều dưỡng trên toàn quốc.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Xung quanh chủ đề này, tại hội thảo đại diện một số trường đại học, cao đẳng đã có phát biểu về thách thức, khó khăn cũng như đưa ra phương án đề xuất nhằm nâng cao năng lực của giảng viên điều dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
Theo Thạc sĩ Trần Việt Tiến – Đại học Điều dưỡng Nam Định, trong giai đoạn hiện nay, nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức.
Cụ thể, trong khi bệnh viện thiếu điều dưỡng nghiêm trọng thì tỷ lệ điều dưỡng mới ra trường thất nghiệp lại cao.
Theo số liệu thống kê, năm 2014, điều dưỡng mới tốt nghiệp là 28.000 đến năm 2015 thì con số này đạt mức 37.000 trong khi đó điều dưỡng được tuyển hàng năm chỉ ở mức 7.000- 8.000.
Như vậy có nghĩa, tỷ lệ có việc làm chỉ đạt 1/4 hoặc 1/5.
Trong khi đó, trên 75% điều dưỡng viên của Việt Nam chưa đạt chuẩn trình độ (WHO/ASEAN).
Video đang HOT
Đặc biệt, Việt Nam thiếu cán bộ đầu đàn được đào tạo trình độ cao, thiếu đội ngũ điều dưỡng hướng dẫn lâm sàng.
Ngày 5/10, tại Hà Nội, Câu lạc bộ khối đào tạo điều dưỡng – Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức hội thảo Nâng cao năng lực của giảng viên điều dưỡng. (Ảnh: Thùy Linh)
Để hiểu rõ hơn về vai trò của nghề điều dưỡng, tại hội thảo, Thạc sĩ Nguyễn Bích Lưu- Phó chủ tịch hội điều dưỡng Việt Nam đã trình chiếu video về nghề điều dưỡng do tổ chức phát triển nghề nghiệp của Úc thực hiện năm 2017, 2018.
Video này cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang gặp vấn đề chung là thiếu điều dưỡng một cách trầm trọng.
Riêng tại Mỹ tới 2020 cần 1,2 triệu điều dưỡng. Ở Úc 90.000 điều dưỡng sẽ nghỉ hưu vào năm 2020 còn tại Anh cứ 1/3 điều dưỡng sẽ nghỉ hưu trong 10 năm tới.
Nếu một thế giới không có điều dưỡng thì ai sẽ chăm sóc người thân của bạn? Ai sẽ quản lý bệnh mãn tính? Ai sẽ chăm sóc bạn khi ốm đau?
Trong khi đó, càng ít điều dưỡng thì tuổi thọ của con người sẽ ngắn hơn, có thể gặp phải những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, gặp phải biến chứng trong những phẫu thuật ở bệnh viện.
Từ những con số này và nhìn nhận, đánh giá về nghề điều dưỡng, Thạc sĩ Nguyễn Bích Lưu khẳng định:
“Nhiều nước không có sinh viên học điều dưỡng vì đây là nghề vất vả mà lương lại thấp. Trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một gia tăng nên Chính phủ các nước trên thế giới rất quan tâm tới ngành nghề này”.
Tuy nhiên, vị này cũng thừa nhận, Việt Nam đang thiếu cả số lượng và chất lượng điều dưỡng.
“Điều dưỡng của chúng ta thiếu tính chuyên nghiệp; ngoại ngữ kém; chương trình đào tạo còn cổ hủ; giáo trình nhiều trường tham gia viết nhưng lại viết theo góc nhìn bác sĩ còn điều dưỡng thì chủ yếu là dịch nhưng lại không việt hóa;
Cơ sở đào tạo tại trường ở nhiều trường chưa đủ điều kiện; phương pháp giảng dạy, năng lực giáo viên còn yếu”, Thạc sĩ Lưu nhấn mạnh.
Từ những yếu kém này, Phó chủ tịch hội điều dưỡng Việt Nam đưa ra giải pháp nâng cao năng lực giảng viên điều dưỡng bằng cách:
Đổi mới chương trình giáo dục điều dưỡng theo chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra và tích hợp theo xu hướng hội nhập;
Tăng cường năng lực giáo viên điều dưỡng bằng áp dụng chuẩn năng lực cốt lõi của tổ chức y tế thế giới mới ban hành năm 2016.
Và phổ biến năng lực cốt lõi giáo viên điều dưỡng của tổ chức y tế thế giới đang giảng dạy điều dưỡng để biết và phấn đấu.
Theo giaoduc.net.vn
Giải mã sức hút của chứng chỉ ICAEW CFAB đối với sinh viên tài chính
Chỉ sau 4 năm có mặt tại Việt Nam, chứng chỉ quốc tế về tài chính, kế toán và kinh doanh CFAB của ICAEW đã gây bất ngờ khi thu hút tới 9 trường đại học hàng đầu tích hợp vào chương trình đào tạo.
Bạn Yến Phương, Hồng Anh, Ngọc Hoan, Tùng Lâm (từ trái sang phải) là 4 trong 6 bạn sinh viên xuất sắc đại diện cho đội tuyển ICAEW Hồ Chí Minh tham dự VCK cuộc thi "Chiến lược kinh doanh khu vực Đông Nam Á"
Vậy điều gì đã làm nên sức hút của ICAEW CFAB?
Hỗ trợ sinh viên phát triển toàn diện
Là chứng chỉ quốc tế uy tín được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, CFAB của Viện Kế toán công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales (ICAEW) đang là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên và nhân lực trong ngành kế toán, kiểm toán và tài chính tại Việt Nam. Vừa tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán trường ĐH Kinh tế - Luật, thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, đồng thời là học viên CFAB, Nguyễn Hồng Anh chia sẻ: "ICAEW CFAB là chứng chỉ có tính ứng dụng thực tiễn cao, không chỉ giúp em nâng cao kiến thức chuyên ngành mà còn trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp thông qua các buổi giao lưu giữa các học viên và lãnh đạo các công ty lớn. Đặc biệt, các hội thảo cập nhật kiến thức do ICAEW tổ chức tạo được môi trường networking hiệu quả cho học viên".
Còn Giang Yến Phương, hiện đang là sinh viên chuyên ngành Kế toán của Trường ĐH Tôn Đức Thắng sau hơn một năm theo học CFAB cho biết, là một chứng chỉ quốc tế uy tín nên việc học cũng không dễ dàng. Tuy vậy, tất cả các học viên như Phương đều nhận được nhiều sự hỗ trợ của ICAEW Việt Nam trong suốt quá trình học tập và thi. "Tuy nhiên, điều cuốn hút em theo học CFAB chính là các hoạt động hữu ích của ICAEW dành cho học viên. Các buổi hội thảo để sinh viên cập nhật kiến thức, xu hướng ngành nghề mới, đồng thời giúp chúng em rèn luyện các kỹ năng mềm như khả năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm", Phương hào hứng chia sẻ.
Phương cũng tiết lộ, em chính là một trong số 12 học viên CFAB Việt Nam vừa được tham dự VCK cuộc thi "Chiến lược kinh doanh khu vực Đông Nam Á" 2018 do ICAEW tổ chức thường niên tại Jakarta, Indonesia. "Sau cuộc thi, em học được rất nhiều như kỹ năng trình bày, cách tương tác với mọi người, cùng với những kiến thức mới mà em chưa được học và thực hành. Để thực hiện mơ ước trở thành kiểm toán viên làm việc tại các công ty "Big Four" hoặc các tập đoàn đa quốc gia, em sẽ tiếp tục học hết các cấp bậc còn lại của chương trình ICAEW ACA nhằm đạt được danh vị Chartered Accountant".
Chắp cánh cho sinh viên vươn ra quốc tế
ICAEW được đánh giá là tổ chức có sự kết nối chặt chẽ với các đối tác là các công ty kiểm toán, tài chính danh tiếng cả ở Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á nhằm gia tăng cơ hội giao lưu, học tập và việc làm ở nước ngoài cho học viên của mình. Chiến lược này đã được ICAEW triển khai hiệu quả trong suốt 4 năm qua, nhờ đó, nhiều sinh viên CFAB Việt Nam đã có cơ hội được cọ xát với các sinh viên ở nhiều nước như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand và Myanmar.
Sinh viên CFAB Việt Nam luôn được tạo điều kiện cọ xát với sinh viên quốc tế
Cũng là một học viên CFAB xuất sắc đạt giải Quán quân cuộc thi "Breaking the Limit 2017" do ICAEW và Deloitte đồng tổ chức, được đặc cách trở thành 1 trong 6 thành viên đại diện cho TP.HCM tham dự cuộc thi "Chiến lược kinh doanh khu vực Đông Nam Á 2018" , Hà Tùng Lâm (SV Viện Đào tạo quốc tế - Trường đại học Kinh tế TP.HCM) nói: "Là một trong những CFABer đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi vùng, được thi đấu với các đội xuất sắc nhất của các quốc gia trong khu vực đã mang đến cho em những trải nghiệm quý giá. Với em, cuộc thi "Chiến lược kinh doanh khu vực Đông Nam Á 2018" là nốt thăng tuyệt vời trong năm qua cũng như đời sinh viên của mình".
Còn CFABer Nguyễn Đắc Ngọc Hoan khi được hỏi về điều gì nhớ nhất sau 1 năm theo học ICAEW CFAB, sinh viên năm thứ 4 khoa Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ. "Hành trình đến Indonesia để tham dự cuộc thi "Chiến lược kinh doanh khu vực Đông Nam Á 2018" là kỷ niệm đáng nhớ nhất, là động lực để em gắn bó với ICAEW". Đó không chỉ là chuyến bay ra nước ngoài đầu tiên của em, mà ở cuộc thi này, em đã được giao lưu, thi đấu với các học viên CFAB xuất sắc nhất của 5 quốc gia trong khu vực, được tiếp xúc với đại diện của các tên tuổi danh tiếng trong làng kiểm toán thế giới. ICAEW đã mang đến cho em một chuyến đi nhiều trải nghiệm quý giá!", Hoan nói thêm.
Không chỉ trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng thông qua chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế uy tín, ICAEW Việt Nam còn mang lại giá trị lớn cho học viên của mình, đó là các cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong nước và khu vực. "Chính những giá trị này đã tạo nên sức hút của ICAEW CFAB đối với những sinh viên theo đuổi sự nghiệp kế toán, kiểm toán", một giảng viên kiểm toán lâu năm khẳng định.
Theo thanhnien.vn
Thầy Trần Xuân Nhĩ đề nghị Bộ Nội vụ xác định lại định mức giáo viên Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng, chúng ta đang thừa thiếu giáo viên là do căn cứ định mức giáo viên/ số lớp học chứ không căn cứ trên tỷ lệ học sinh. Từ nhiều năm nay, lời giải cho vấn đề thừa-thiếu giáo viên là "đề thi" rất khó đối với ngành Giáo dục. Tình trạng thừa-thiếu giáo viên không...