Ngành dầu mỏ của Nga có nguy cơ bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc áp đặt các lệnh trừng phạt mới khắc nghiệt hơn đối với ngành thương mại dầu mỏ “béo bở” của Nga.
Nhà máy lọc dầu Rosneft ở thị trấn Gubkinsky, Tây Siberia, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Chi tiết về các biện pháp trừng phạt mới được cho là vẫn đang tiếp tục được thảo luận. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin giấu tên, chính quyền Mỹ đang xem xét các hạn chế có thể nhắm vào một số hoạt động xuất khẩu dầu của Nga.
Đây được đánh giá là chính sách mới của ông Biden vì từ lâu ông đã phản đối cách thức tương tự do lo ngại gây tăng giá đột biến về năng lượng, đặc biệt là trong khoảng thời gian trước bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 vừa qua. Tuy nhiên, hiện nay, giá dầu giảm trong bối cảnh dư thừa nguồn cung toàn cầu và gia tăng lo ngại về việc ông Trump có thể tìm cách buộc Ukraine phải nhanh chóng thỏa thuận với Nga để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm. Chính những điều này đã khiến Chính quyền Biden sẵn sàng hành động quyết liệt hơn trước.
Trước đó, những nỗ lực nhằm “bóp nghẹt” doanh thu năng lượng của Điện Kremlin chỉ mang lại kết quả trái chiều và làm giá xăng trung bình của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2021 đến nay.
Trong những tuần cuối cùng, Chính quyền Biden cũng đã có động thái tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về cam kết tiếp tục hỗ trợ của Mỹ của ông Trump.
Video đang HOT
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Chính quyền Biden cũng đang cân nhắc các lệnh trừng phạt mới nhằm vào đội tàu chở dầu mà Nga sử dụng để vận chuyển dầu của mình. Theo đó, các lệnh trừng phạt mới có thể được công bố trong những tuần tới.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đang lên kế hoạch thực hiện các biện pháp tương tự đối với tàu chở dầu Nga trước khi kết thúc năm nay. Khối này cũng dự kiến sẽ nhắm vào những cá nhân tham gia vào hoạt động giao dịch này.
Ở quy mô rộng hơn, các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể áp đặt các hạn chế tương tự đối với dầu của Iran. Trong trường hợp đó, khách hàng mua dầu của Nga và Iran cũng phải đối mặt với biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Động thái trên của Mỹ và EU được xem là khá rủi ro bởi vì nhiều quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc đang là khách hàng lớn mua dầu thô Nga.
Trước đó, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và các nguồn năng lượng khác từ Nga từ tháng 3/2022 như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Mỹ trừng phạt 6 công ty Malaysia với cáo buộc liên quan đến Nga trong cuộc chiến Ukrane
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt đối 6 công ty Malaysia vì có liên hệ với Nga và cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Các công ty này nằm trong số 120 cá nhân và tổ chức bị Bộ Ngoại giao Mỹ nêu tên tại một số quốc gia trên thế giới.
Binh sĩ Nga di chuyển hướng về Ukraine. Ảnh tư liệu: EPA - EFE/TTXVN
Theo đó, 6 công ty trên của Malaysia gồm Zeolite Mansford Sdn Bhd, Centrina United Sdn Bhd, Gyntec Carbon Sdn Bhd, Moralability Industry Sdn Bhd và Melix Global Sdn Bhd. Thông tin trên được Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành trong thông cáo báo chí đăng tải ngày 30/10 vừa qua.
Theo thông cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết mục đích của động thái trên nhằm đối phó với tình trạng trốn tránh lệnh trừng phạt và nhắm vào các tổ chức ở nhiều quốc gia thứ ba như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Thông cáo nói thêm rằng các lệnh trừng phạt này nhằm vào các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng quan trọng đối với cơ sở công nghiệp quân sự của Nga. Những mặt hàng trên bao gồm các mặt hàng vi điện tử và điều khiển số bằng máy tính (CNC) theo xác định của Cơ quan Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU), Anh và Nhật Bản.
Một quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết động thái trên sẽ gửi một thông điệp nghiêm túc đến cả chính phủ và khu vực tư nhân của các quốc gia trên về việc chính phủ nước này cam kết chống lại việc trốn tránh lệnh trừng phạt với Nga.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ này cũng đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 274 cá nhân, tổ chức và Bộ Thương mại nước này đã bổ sung 40 công ty và tổ chức nghiên cứu vào danh sách hạn chế thương mại vì cáo buộc hỗ trợ cho quân đội Nga.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Wally Adeyemo cho biết Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục hành động quyết liệt trên toàn cầu để ngăn chặn dòng chảy các công cụ và công nghệ quan trọng mà Nga cần để tiến hành cuộc chiến tại Ukraine.
Phía Mỹ cũng cho biết hành động trên cũng đang gửi tín hiệu tới các công ty Ấn Độ nếu không đạt được tiến triển trong thời gian tới. Theo đó, một quan chức của Mỹ cho biết đã giao thiệp trực tiếp và thẳng thắn với phía Ấn Độ về những lo ngại và những vấn đề nước này muốn ngăn chặn trước khi chúng đi quá xa.
Trong đó, Futrevo có trụ sở tại Ấn Độ nằm trong số các công ty bị Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc tham gia vào việc cung cấp các mặt hàng ưu tiên cao cho nhà sản xuất thiết bị không người lái (UAV) Orlan có trụ sở tại Nga.
Đối với Trung Quốc, theo đánh giá của phía Bộ Ngoại giao Mỹ, hơn 70% hàng hóa ưu tiên cao đến Nga có nguồn gốc từ Trung Quốc, ước tính trị giá hơn 22 tỷ USD kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Con số này gấp hơn 13 lần so với nhà cung cấp lớn thứ hai.
Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt mới với Iran Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran vào ngày 18/4. Hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel ngăn các vụ tấn công tên lửa và thiết bị bay không người lái của Iran trên bầu trời Jerusalem. Ảnh: THX/TTXVN Kênh CNN (Mỹ) đưa tin vòng trừng phạt mới của Washington nhắm đến 16 cá nhân và...