Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim với 4 bí quyết sau
Nhồi máu cơ tim một là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ nếu có biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng.
Hiện nay, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim đang có xu hướng tăng và điều đáng lo ngại hơn là đối tượng của căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa.
Nguyên nhân là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, có thể gây đột tử.
Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện là cơn đau như thắt ngực, với triệu chứng đau bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón tay đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài trong khoản thời gian 20 phút. Ngoài ra, cơn đau còn có thể lan đến cổ, cầm, vai, sau lưng và cả tay bên phải…
Ai nguy cơ bị nhồi máu cơ tim?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, dẫn tới nhồi máu cơ tim. Có những yếu tố nguy cơ mà chúng ta không thể kiểm soát, bao gồm:
Nam giới trong trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi.
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
Người đã từng bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim trước đó.
Tuy nhiên cũng có một số yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh để hạn chế sự phát triển của bệnh nhồi máu cơ tim, bao gồm: hút thuốc, bị béo phì hoặc thừa cân, ít vận động, tăng huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu cao hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm soát huyết áp để phòng nhồi máu cơ tim.
Video đang HOT
Phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có thể phòng ngừa được bằng cách điều trị tích cực các bệnh lý tim mạch liên quan kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh.
1. Điều chỉnh lối sống
Một lối sống khoa học với chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.
- Hạn chế các loại chất béo có hại có nhiều trong mỡ, da, phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê), lòng đỏ trứng, tôm, thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn…
- Ăn giảm muối và tăng cường bổ sung chất xơ và các vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe…
- Tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng lưu thông máu qua tim, phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành, giúp bệnh nhân cảm thấy tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Người bệnh nên tập luyện nhẹ nhàng với mức độ gắng sức vừa phải, tốt nhất là đi bộ hoặc đạp xe.
2. Kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu
Những người bệnh có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, việc điều trị căn bệnh này là điều vô cùng qua trọng để phòng biến chứng trong đó có tim mạch. Người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đều đặn, không tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc.
Riêng với bệnh nhân tăng huyết áp cần kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Do đó, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu chỉ số huyết áp ở mức cao thì cần thay đổi lối sống theo hướng ăn nhạt hơn, tăng cường rau xanh, quả tươi, không hút thuốc lá, vận động thể chất đều đặn mỗi ngày… Nếu thay đổi lối sống không giúp hạ huyết áp thì cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3. Tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục là một trong những biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe. Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thực hiện mỗi tuần hai buổi tập luyện các loại hình vận động đòi hỏi sức bền như bơi lội, đạp xe. Tránh căng thẳng thần kinh, bởi khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.
4. Khám sức khỏe định kỳ ngăn ngừa nhồi máu cơ tim
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, có điều kiện thì khám 3 tháng/ lần để kịp thời phát hiện ra bệnh nhồi máu cơ tim.
Nếu người bệnh có tiền sử bị các bệnh như tăng huyết áp, đau thắt ngực, đái tháo đường thì càng cần phải thận trọng hơn bởi tác nhân chính gây nên nguy cơ bệnh mạch vành là chứng mỡ máu cao và hiện tượng cao huyết áp.
Kiểm tra sức khỏe thường kỳ còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những người có yếu tố nguy cơ và tiền sử gia đình là một trong các cách phòng tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả.
Căn bệnh khiến người Việt tử vong nhiều hơn ung thư
Tim mạch là bệnh lý hàng đầu khiến nhiều người Việt tử vong, với hơn 200.000 ca mỗi năm, cao hơn cả ung thư.
Trên thế giới, con số này là 20 triệu người theo số liệu cập nhật mới nhất.
GS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, chia sẻ bên lề Hội nghị Công tác chỉ đạo tuyến và cập nhật tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch, do Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) tổ chức ngày 10/9.
Điểm chung của các bệnh nhân trẻ bị nhồi máu cơ tim
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, cao hơn nguyên nhân do bệnh lý ung thư (khoảng 120.000 người/năm).
"Trong 30 năm qua, theo điều tra, mỗi năm huyết áp của người Việt tăng thêm 1mmHg, tức là 1%, rất đáng sợ", Giáo sư Phạm Mạnh Hùng thông tin với VietNamNet. Tỷ lệ người lớn mắc tăng huyết áp tăng gấp 3 sau 20 năm (từ 10% năm 2000 lên 30% năm 2020).
Viện Tim mạch Quốc gia mỗi năm điều trị trên 20.000 bệnh nhân. Nếu trước đây các bệnh lý tim mạch do nhiễm trùng như thấp tim, van tim do thấp hay tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ lớn thì nay các bệnh lý tim mạch do yếu tố nguy cơ như mạch vành, nhồi máu cơ tim... tăng lên rất nhanh.
"30 năm trước, bệnh lý mạch vành chỉ chiếm 10-15% bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch thì năm 2023, trong 4.000 ca can thiệp động mạch vành có hơn một nửa là nhồi máu cơ tim cấp", Giáo sư Hùng cho hay, trong đó có nhiều người trẻ, cá biệt có những ca 24-26 tuổi.
Điều đáng chú ý, các bệnh nhân trẻ bị nhồi máu cơ tim có điểm chung về các yếu tố nguy cơ cao như nam giới, béo phì, hút thuốc lá và tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý tim mạch sớm.
Thầy thuốc khoa Nội tim mạch, Bệnh viện 19-8, khám cho bệnh nhân.
Tại Bệnh viện 19-8, mỗi ngày khoa Nội tim mạch tiếp nhận khám tới 300 bệnh nhân. Các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (nhồi máu cơ tim), trong đó có nhiều người trẻ tuổi, được cứu sống nhờ áp dụng kỹ thuật cao.
Bên cạnh các nguy cơ truyền thống gây ra bệnh không lây nhiễm như lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống, theo Giáo sư Hùng, sự gia tăng và trẻ hóa bệnh lý tim mạch còn do các yếu tố nguy cơ mới nổi liên quan đến môi trường, stress. Theo đó, stress làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sớm hoặc tăng biến chứng trên người đã mắc bệnh lý tim mạch.
Người mắc bệnh lý tim mạch ở Việt Nam không còn phải ra nước ngoài điều trị
Đánh giá về những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch tại Việt Nam hiện nay, GS Phạm Mạnh Hùng cho biết hiện cả nước có 142 trung tâm thực hiện can thiệp tim mạch.
Năng lực của thầy thuốc dù đã được nâng cao dù khoảng cách trình độ giữa tuyến trên - tuyến dưới vẫn là điều cần cố gắng. Tuy nhiên, ông khẳng định người mắc bệnh lý tim mạch ở Việt Nam không phải ra nước ngoài điều trị.
PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8, cho hay khoa Nội tim mạch của đơn vị này hiện cơ bản thực hiện được các kỹ thuật cao trong chuyên ngành, cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch. Bệnh viện cập nhật các kỹ thuật cao hàng đầu từ các trung tâm y khoa lớn tại Việt Nam và thế giới như đốt RS điều trị rối loạn nhịp tim, lập bản đồ 3D điều trị rối loạn nhịp phức tạp... Năm 2024, bệnh viện triển khai kỹ thuật đặt stent graff động mạch chủ cấp, đây là bệnh lý rất nguy hiểm.
PGS.TS Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8.
PGS Tuyền thông tin mới đây bệnh viện cấp cứu thành công nam bệnh nhân nhồi máu cơ tim, vào viện với tình trạng ngừng tim. Các bác sĩ trực cấp cứu lập tức bật báo động đỏ, tiến hành hồi sức tim mạch, khi bệnh nhân có nhịp tim trở lại liền được đẩy vào phòng can thiệp đặt 2 stent. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân ra viện, tiếp tục tái khám theo hẹn.
Theo PGS Tuyền, bên cạnh việc tuyển dụng, đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, đề xuất các trang thiết bị hiện đại, sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia rất quan trọng với các tuyến y tế trong lực lượng CAND. Giám đốc Bệnh viện 19-8 đánh giá buổi hội thảo có ý nghĩa không chỉ đối với đơn vị này mà còn là dịp y tế CAND được cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới, được trao đổi học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành, từ đó ứng dụng trong thực hành điều trị cho cán bộ chiến sĩ và phục vụ nhân dân.
Ai có nguy cơ bị tăng huyết áp? Tăng huyết áp ban đầu thường không có triệu chứng, tiến triển thầm lặng, mơ hồ. Vì vậy, những người nhiều nguy cơ nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Tăng huyết áp là khi huyết áp lúc nghỉ ngơi thường xuyên cao hơn ngưỡng chẩn đoán. Ảnh: Thehealthsite. Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Minh Hùng, Phó trưởng...