Ngân hàng và doanh nghiệp đều ‘ngóng’ quy định cơ cấu lại nợ
Việc chậm trễ ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 01 sẽ thiếu tính thực chất và bền vững trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, mà còn khiến ngân hàng gặp khó khăn khi thực hiện giãn, hoãn nợ, hạ lãi suất cho vay…, do cơ chế hiện nay đã bộc lộ một số điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế.
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính chưa “chốt” xong Thông tư 01 sửa đổi. (Ảnh minh hoạ)
Cuối tháng 5/2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định xây dựng và công bố dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN (quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) theo hướng kéo dài thời gian hỗ trợ có thể đến hết năm 2020 hoặc lâu hơn nữa tùy theo diễn biến và ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, đã 4 tháng trôi qua kể từ khi công bố dự thảo, NHNN vẫn chưa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01.
Chất lượng tài sản ngày càng xấu đi
Bà Phạm Thị Trung Hà – Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, MB cũng như các ngân hàng khác phải phân tích kỹ lưỡng về tình hình kinh tế, ảnh hưởng của dịch Covid-19 với các nhóm ngành để đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Ví dụ, các ngành du lịch, dịch vụ, vận tải hiện đang chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi dịch bệnh.
Hiện, MB đang tập trung chính sách ưu đãi tín dụng cho những doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán lẻ, dịch vụ trên tinh thần ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp.
“Quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp cho thấy, bản thân chủ doanh nghiệp còn suy nghĩ nhiều hơn ngân hàng. Họ luôn tính toán phải đầu tư vào đâu, khi nào đi vay, vay bao nhiêu tiền. Khi có sự kết hợp của hai bên sẽ bảo đảm hiệu quả cho vay tốt hơn”, bà Hà cho hay.
Đại diện MB cũng cho biết, từ quý II và III, nhiều khách hàng được giảm lãi suất cho vay, giãn nợ đã bắt đầu trả được nợ mà không cần chờ tới năm sau.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, số lượng doanh nghiệp đã khôi phục được sản xuất, kinh doanh làm ăn có lãi để trả nợ ngân hàng so với con số doanh nghiệp đã vay và đang có nhu cầu vay là rất ít. Do đó, việc sớm ban hành Thông tư 01 sửa đổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh, dịch Covid-19 có 3 tác động chính đến ngành ngân hàng. Thứ nhất, dịch bệnh khiến sức cầu yếu và niềm tin còn chưa cao dẫn đến nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Điều này khiến tín dụng tăng trưởng chậm.
Video đang HOT
Cập nhật con số mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, đến ngày 22/9, tín dụng toàn ngành mới chỉ tăng 5,12% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm trước tăng hơn 8,51%.Ông Lực nhận định tín dụngcả năm naysẽ tăng 8-9% và năm 2021 có thể là 9-10%.
Tác động thứ hai được ông Lực đề cập là chất lượng tài sản ngân hàng xấu đi, nợ xấu sẽ tăng.
Viện Nghiên cứu BIDV ước tính nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2020 có thể ở mức 3% và cuối năm 2021 là 4%, trong khi việc xử lý nợ xấu được dự báo sẽ gặp khó khăn hơn.
Những yếu tố trên sẽ dẫn tới tác động thứ ba, là khiến lợi nhuận ngành ngân hàng giảm. Bởi, khi nợ xấu tăng, ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng.
Vẫn đang làm việc với Bộ Tài chính
Liên quan tới nội dung sửa đổi Thông tư 01 cho phép giữ nguyên nhóm nợ, giãn hoãn tới một mức phù hợp, TS Cấn Văn Lực cho rằng, việc chậm trễban hànhsẽ thiếu tính thực chất và bền vững. Tuy nhiên, thời gian điều chỉnh ngắn quá có thể là cú sốc, nên NHNN cần tính toán ở mức nào. Ví dụ, đề xuất thời gian giãn, hoãn là hết năm 2021, tại thời điểm có thể dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, tiềm lực của ngân hàng và doanh nghiệp cũng được nâng cao.
Ông Lực phân tích: ngân hàng cần sửa đổi 3 vấn đề để tăng sự đồng hành với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất, sự đồng hành quyết liệt hơn của Bộ Tài chính, sự đồng hành, vào cuộc của bộ, ban, ngành (hiện tại chưa phải là quyết liệt).
“Ví dụ, với Thông tư 01 sửa đổi, theo thông tin từ NHNN, cơ quan này cho biết đã gửi sang Bộ Tài chính nhưng chưa có sự phản hồi. Như vậy, sự vào cuộc chưa mạnh mẽ và một mình NHNN thì không thể tự làm được. Đây là điều kiện tiên quyết để cùng xử lý những vấn đề khó khăn hiện nay cho ngân hàng và doanh nghiệp”, ông Lực nhấn mạnh.
Thứ hai, ngân hàng thương mại cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía NHNN, ví dụ đẩy mạnh cho vay tái cấp vốn, qua đó giảm chi phí đầu vào cho hệ thống ngân hàng, từ đó tăng tiềm lực để xử lý nợ xấu và cho vay nhiều hơn. Thực tế đây cũng là kế hoạch của NHNN và cơ quan này cũng vừa điều chỉnh giảm lãi suất điều hành kể từ ngày 1/10.
Thứ ba, phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay tương đối lớn, nếu được giảm sẽ có nguồn lực tốt hơn để hỗ trợ khách hàng, phù hợp với tình hình miễn giảm phí cho khách hàng.
Ông Trần Đăng Phi, Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra Giám sát, NHNN cho biết, NHNN được giao và đang phối hợp với các bộ ngành, Bộ Tài chính để hoàn thiện các hành lang pháp lý.
Mới đây, ngày 3/9, NHNN đã làm việc với Bộ Tài chính để thống nhất, định hướng sửa Thông tư 01. “Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, nên khi thực hiện giãn, miễn, giảm lãi phí… cho doanh nghiệp, họ cũng phải tính đến áp lực tài chính làm sao để đảm bảo hoạt động”, ông Phi nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Phi cũng cho biết, NHNN đang nghiên cứu để sửa Thông tư 01 căn cơ sao cho đảm bảo an toàn cho các ngân hàng
Đà Nẵng muốn ngân hàng giảm lãi suất do ảnh hưởng COVID-19
Tổng dư nợ hiện hữu của doanh nghiệp, người dân Đà Nẵng tại các ngân hàng khoảng 175.000 tỉ đồng, trong đó có 56.000 tỉ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Trả lời PLO ngày 15-9, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Đà Nẵng, cho hay vừa có văn bản gửi Thống đốc NHNN về việc hỗ trợ khách hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn Đà Nẵng.
Tại văn bản này, NHNN chi nhánh Đà Nẵng đề xuất Thống đốc NHNN xem xét cho cơ cấu những khoản nợ phát sinh sau ngày 23-1-2020 theo tinh thần Thông tư 01/2020 của NHNN.
Ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT
Ông Minh cũng kiến nghị Thống đốc NHNN chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) có ưu ái đối với Đà Nẵng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt hai.
Cụ thể là chỉ đạo các NHTM xem xét cân đối, giảm lãi cho khoản dư nợ hiện hữu của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng khoảng 175.000 tỉ đồng, tùy theo khả năng tài chính của các NHTM.
"Giảm một phần lãi là giảm bớt áp lực, khó khăn cho doanh nghiệp, nhân dân Đà Nẵng" - ông Minh nói.
Ngoài ra, ông Minh cũng kiến nghị NHNN có ý kiến với các NHTM xem xét cho vay mới tại Đà Nẵng với lãi suất thấp hơn các địa phương khác.
"Đây là cách để khu biệt ra đối với những thiệt hại lớn của Đà Nẵng thời gian qua. Tôi nghĩ Thống đốc NHNN sẽ có nghiên cứu, xem xét để hỗ trợ tích cực cho Đà Nẵng" - ông Minh cho hay.
Cùng với văn bản nói trên, NHNN chi nhánh Đà Nẵng cũng đã tham mưu cho Chủ tịch UBND TP có văn bản gửi Thống đốc NHNN.
Văn bản này cũng đề nghị những nội dung tương tự như trên, nhằm thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của chính quyền TP trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng đang lao đao vì COVID-19. Ảnh: BÙI TOÀN
Trao đổi thêm với PV, ông Minh cho hay trong số 175.000 tỉ đồng thì có khoảng 56.000 tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cả hai đợt.
Tính đến cuối tháng 7-2020, ngành ngân hàng TP Đà Nẵng đã tiến hành cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi cho khoản dư nợ 11.500 tỉ đồng của các khách hàng trên địa bàn TP.
Có 3.710 khách hàng đã được cơ cấu lại nợ. Số miễn giảm lãi cho khách hàng thực chất được 26 tỉ. Ngành ngân hàng TP cũng đã thực hiện Thông tư 01/2020 bằng cách cho vay mới 21.000 tỉ đồng.
Theo ông Minh, đợt bùng phát dịch từ cuối tháng 7 vừa qua khiến tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội của Đà Nẵng bị "đóng băng".
"Tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư 01/2020 có lẽ chưa đáp ứng được tại Đà Nẵng, vì quy định là chỉ áp dụng với khoản vay phát sinh trước ngày 23-1-2020" - ông Minh cho hay.
Đánh giá về tinh thần thực hiện Thông tư 01/2020 của các chi nhánh NHTM tại Đà Nẵng thời gian qua, ông Minh khẳng định các đơn vị đã triển khai nhiệt tình, trách nhiệm.
"Cứu doanh nghiệp chính là cứu họ (NHTM - PV). Doanh nghiệp giờ không sản xuất được, không trả được nợ, đẩy nợ xấu lên cơ cấu lại thì nợ xấu chuyển nhóm, ảnh hưởng đến việc trích lập dự phòng của các NHTM. Các khách hàng bị chuyển nhóm nợ không có điều kiện để vay mới. Nợ nhóm cao đến các NHTM khác cũng chịu, không cho vay được" - ông Minh lý giải.
Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13-3-2020 của NHNN Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19. Các quy định tại Thông tư này chỉ áp dụng với khoản vay phát sinh trước ngày 23-1-2020.
Kỳ vọng giảm bớt kế hoạch cơ cấu nợ ngân hàng Kỳ vọng này đặt ra khi Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt Covid-19, đi cùng với triển vọng hồi phục tốt hơn và nhanh hơn của doanh nghiệp. Kiểm soát tốt Covid-19, doanh nghiệp phục hồi hoạt động nhanh hơn, nhu cầu và quy nợ phải cơ cấu được giảm thiểu (Ảnh minh họa). Đã hơn ba tháng đã trôi qua kể...