Ngân hàng Thế giới trừng phạt Công ty Sao Bắc Đẩu vì gian lận
Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu (Việt Nam) vừa bị Ngân hàng Thế giới (WB) cấm vận 7 năm, vì liên quan đến gian lận trong đấu thầu.
World Bank Group vừa đưa ra lệnh cấm vận đối với một công ty công nghệ tại Việt Nam
Trong thông báo vừa được đưa ra trên trang worldbank.org, Ngân hàng Thế giới cho biết Công ty Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD) trụ sở tại Việt Nam, đã có hành vi gian lận trong Dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng và Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
Video đang HOT
Thông báo nêu rõ, Dự án Phát triển thành phố bền vững Đà Nẵng được thiết kế để mở rộng khả năng tiếp cận hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, mạng lưới đường huyết mạch và giao thông công cộng tại các khu vực được lựa chọn của thành phố Đà Nẵng. Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội được thiết kế để tăng tính lưu động đô thị tại các khu vực mục tiêu ở Hà Nội giúp giảm thời gian đi lại giữa trung tâm thành phố và phía tây và tây bắc của thành phố.
“Việc cấm vận sẽ khiến SBD không đủ điều kiện tham gia vào các dự án hoặc hoạt động do các tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đây là một phần của các thỏa thuận giải quyết, theo đó SBD thừa nhận trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm và phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể mới đủ điều kiện thoát khỏi cấm vận”, thông báo của WB cho biết.
Công ty cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu (SBD) được thành lập từ ngày 25.11.1996 có tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Điện – Điện Tử – Tin học Sao Bắc Đẩu, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm/giải pháp/dịch vụ trong ngành CNTT cho thị trường Việt Nam.
Sao Bắc Đẩu là công ty công nghệ thông tin hoạt động trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và là đối tác uy tín của các hãng công nghệ toàn cầu như: Cisco, IBM, Microsoft, Hitachi, HP, F5…
Theo phản hồi mới nhất từ phía Sao Bắc Đẩu, vụ việc nói trên có liên quan đến 2 gói thầu BRT Hà nội (2015) và BRT Đà Nẵng (2018) mà công ty có tham gia dự thầu. Trong quá trình dự thầu, nhân viên của Sao Bắc Đẩu có tiếp cận khách hàng để tác động và trong hồ sơ thầu có 1 thư hỗ trợ dự án được coi là giả mạo.
Việc nhân viên của Sao Bắc Đẩu tiếp cận khách hàng để hỗ trợ kỹ thuật trước thời điểm thầu là không phù hợp với nguyên tắc đối với các dự án của World Bank và cũng là lỗi của Sao Bắc Đẩu trong việc quản lý nhân viên của mình. Về thư hỗ trợ dự án, Sao Bắc Đẩu nhận từ một công ty phân phối thiết bị của hãng ở Việt nam cho các thiết bị lưu điện với giá trị chiếm khoảng 0,11 % tổng giá trị dự thầu. Đối với thư này, Sao Bắc Đẩu đã sơ sót khi không kiểm tra tính xác thực lại với hãng sản xuất. Cả hai gói thầu nói trên Sao Bắc Đẩu đều không là đơn vị trúng thầu.
World Bank đã làm việc chi tiết với Sao Bắc Đẩu trong 2019-2020 để làm rõ những vấn đề trên, trong quá trình làm việc World Bank ghi nhận sự phối hợp của Sao Bắc Đẩu và cũng đồng ý đây không phải là sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Vì vậy World Bank đã giảm thời hạn cấm tham dự các dự án do World Bank tài trợ vốn từ 9 năm xuống còn 7 năm và sẽ tiếp tục giảm thêm nếu Sao Bắc Đẩu thực hiện tốt các cam kết giữa hai bên và theo hướng dẫn tuân thủ liêm chính của WB (WBG Integrity Compliance Guidelines).
Ví điện tử đồng loạt yêu cầu người dùng gửi ảnh chân dung
Gần đây, người dùng ví điện tử được yêu cầu cập nhật ảnh chứng minh thư nhân dân và chụp chân dung, nếu muốn sử dụng tiếp.
Theo đại diện các ví điện tử, việc cấp tập nhắc nhở này là do thời hạn phải xác thực hồ sơ đã gần kề. Thông tư 23 thay thế Thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước quy định, tất cả các ví điện tử phải xác thực hồ sơ người dùng trước ngày 7/7.
Các thông tin phải cung cấp gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, địa chỉ email, ảnh chụp mặt trước và sau của căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn. Ngoài ra, một điểm bắt buộc khác là ví điện tử của người dùng cần phải được liên kết với tài khoản ngân hàng.
Việc xác thực thông tin nhằm bảo mật tài chính và xây dựng một nền tảng thanh toán giảm thiểu gian lận, trộm cắp danh tính, hoạt động rửa tiền và các hành động phạm pháp khác.
Chuyện của công ty fintech đứng sau 100.000 tỷ giao dịch thanh hóa đơn mỗi năm qua hệ thống 40 ngân hàng, Grab, Thế giới di động Nếu cách đây 10 năm, hàng tháng sẽ có một nhân viên điện lực hoặc nước sạch đến từng nhà dân gõ cửa để thu tiền hàng tháng, thì ở thời điểm hiện tại chỉ cần một cú chạm trên di động, người dân có thể thanh toán chi phí điện nước trong 2 giây. Đầu tháng 4, Ban quản lý Vinhomes gửi...