Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Trung Quốc giảm mạnh năm 2022
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm nay và năm tới, khi nền kinh tế này phải đối mặt với những khó khăn như biến thể Omicron và suy thoái nghiêm trọng của lĩnh vực bất động sản.
Công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất nhôm ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN, WB dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng 8% trong năm 2021 so với một năm trước – thấp hơn so với các dự báo trước đó của WB. Hồi tháng 10, WB dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm nay. Vào tháng 6, WB dự báo tăng trưởng 8,5%.
WB cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 từ 5,4% xuống 5,1%. Đây sẽ là tốc độ tăng trưởng chậm thứ hai của Trung Quốc kể từ năm 1990 – khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ tăng 3,9%. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,2% vào năm 2020. Trong báo cáo mới nhất về nền kinh tế Trung Quốc ngày 22/12, WB cho biết: “Nguy cơ suy giảm về triển vọng kinh tế Trung Quốc đã tăng lên”.
Các đợt bùng phát COVID-19 trong nước lại xuất hiện, bao gồm cả bùng phát do biến thể Omicron, có thể khiến Trung Quốc thực hiện các biện pháp phòng chống trên diện rộng và lâu dài hơn, gây ra những gián đoạn hơn nữa cho hoạt động kinh tế. Ngoài ra, WB nhấn mạnh rằng cuộc suy thoái nghiêm trọng và kéo dài trong lĩnh vực bất động sản có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng năm 2020, nhưng năm nay, nước này đã phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như các biện pháp phòng chống dịch, cuộc khủng hoảng năng lượng và một cuộc chấn chỉnh chưa từng có đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Cảnh vắng vẻ tại một chợ ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc, ngày 1/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Một đợt chấn chỉnh pháp lý kéo dài một năm đối với công nghệ, giáo dục và giải trí đã ảnh hưởng đến cổ phiếu, gây ra tình trạng sa thải nhân viên hàng loạt ở nhiều công ty, gây áp lực cho lĩnh vực việc làm ngay cả khi lĩnh vực này đang cố gắng phục hồi sau đại dịch.
Các quy định bổ sung đối với các công ty bất động sản bắt đầu từ năm ngoái đã gây khó khăn lớn cho các công ty vốn đã gánh quá nhiều nợ. Bất động sản – chiếm gần 1/3 GDP của Trung Quốc – đang trong tình trạng lao dốc ngày càng nghiêm trọng, khi các tên tuổi lớn trên bờ vực sụp đổ.
Những cơn đau đầu về kinh tế đã khiến Trung Quốc phải xem xét lại cách tiếp cận chính sách. Trong cuộc họp kinh tế quan trọng hồi đầu tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao khác đã coi ổn định là ưu tiên hàng đầu cho năm 2022. Đó là một mục tiêu lớn so với cuộc họp năm ngoái, khi đó Trung Quốc đặt mục tiêu kiềm chế mở rộng vốn vô tổ chức.
Tòa nhà Trung tâm Evergrande tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 22/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Giới chức Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong vòng 20 tháng, hi vọng giảm chi phí đi vay cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích chi tiêu và đầu tư tiêu dùng.
Mặc dù các nhà chức trách Trung Quốc cần sẵn sàng nới lỏng chính sách tài khóa và cung cấp thanh khoản để ngăn chặn rủi ro lây lan dây chuyền từ các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn, nhưng WB cho rằng cách thúc đẩy tăng trưởng truyền thống thông qua cơ sở hạ tầng và đầu tư bất động sản đã “hết thời”.
WB nhận định: “Để đạt tăng trưởng có chất lượng trong trung hạn, Trung Quốc sẽ cần phải tái cân bằng nền kinh tế trên nhiều khía cạnh”. Các biện pháp gồm biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế dựa vào tiêu dùng và dịch vụ, để thị trường và khu vực tư nhân đóng một vai trò lớn hơn, chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải carbon.
Để hỗ trợ tái cân bằng, WB khuyến nghị Trung Quốc cải cách tài khóa để tạo ra một hệ thống thuế tiến bộ hơn và tăng cường mạng lưới an toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính xanh.
Kế hoạch nào cho quá trình tái cơ cấu của Evergrande?
Evergrande - "gã khổng lồ" bất động sản chìm trong cảnh nợ nần chồng chất của Trung Quốc - đang hướng tới một cuộc tái cơ cấu khổng lồ sau khi công ty này không thể hoàn thành nghĩa vụ đối với khoản thanh toán trái phiếu trị giá 1,2 tỷ USD và vẫn còn sa lầy trong các khoản nợ khác với tổng trị giá hơn 300 tỷ USD.
Vậy việc tái cơ cấu này sẽ có ý nghĩa thế nào đối với các chủ nợ, chủ sở hữu nhà ở và các nhà đầu tư?
Tòa nhà Trung tâm Evergrande tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Ai sẽ được ưu tiên?
Chính phủ Trung Quốc quan tâm đến việc hạn chế bất kỳ ảnh hưởng nào từ tình trạng của Evergrande đối với hệ thống tài chính. Giới chức nước này cũng lo ngại sâu sắc về những tác động của sự kiện trên đến tính ổn định, trật tự trong xã hội nếu đám đông nhà đầu tư bất mãn có những phản ứng mạnh mẽ.
Dựa trên đánh giá đó, ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng phụ trách thị trường châu Á của công ty tư vấn tài chính Capital Economics (Vương quốc Anh) nhận định Chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên hàng đầu cho những người mua nhà đã thanh toán tiền, tiếp theo là các nhà thầu làm việc trong các dự án của Evergrande.
Sau đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề với các chủ nợ tài chính và các ngân hàng - những trái chủ của Evergrande. Ông Williams nhận định các trái chủ nước ngoài có thể ở mức ưu tiên khá thấp đối với Chính phủ Trung Quốc.
Liệu Chính phủ có ra tay cứu Evergrande?
Theo ông Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại công ty phân tích và dự báo tài chính Oxford Economics (Vương quốc Anh), khả năng về một gói cứu trợ từ Chính phủ Trung Quốc gần như bằng không.
Ông cho rằng các nhà quản lý Trung Quốc sẽ không ngần ngại để Evergrande phá sản và nhà đầu tư chịu một chút tổn thất về tài chính. Họ lo ngại về những rủi ro đạo đức và nhấn mạnh rằng các vấn đề của Evergrande sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của nước này.
Chuyên gia Larry Ong của công ty tư vấn rủi ro SinoInsider (Mỹ) cho biết thêm, một gói cứu trợ nhà nước sẽ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát "bong bóng bất động sản" để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực này.
Trong một diễn biến mới nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương), ông Dịch Cương ngày 9/12 cho biết rằng việc Evergrande không đáp ứng được các nghĩa vụ nợ của mình sẽ được thị trường xử lý. Đây là một dấu hiệu rõ ràng hơn cho thấy sẽ không có gói cứu trợ nào cho nhà phát triển bất động sản này.
Theo chuyên gia Williams, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh có thể cảm thấy rằng xét cho cùng, các ngân hàng cho Evergrande vay đều là các ngân hàng quốc doanh. Vì vậy, họ đều có thể giải quyết và chịu đựng những khoản lỗ của mình.
Cuộc tái cấu trúc có thể diễn ra dưới hình thức nào?
Bà Shujin Chen, một nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Jefferies (Mỹ) cho biết dựa trên những kinh nghiệm trước đây, giới chức Trung Quốc có thể cho phép mảng kinh doanh bất động sản chủ chốt của Evergrande tiếp tục hoạt động, trong khi các tài sản không cốt lõi được bán đi. Sau đó, số tiền thu được có thể được phân phối cho các chủ nợ theo mức độ ưu tiên.
Chính phủ Trung Quốc cũng có thể thành lập một ủy ban chủ nợ, nơi sẽ bỏ phiếu về các quyết định liên quan đến cuộc tái cấu trúc của Evergrande. Các trái chủ cũng có thể chọn đưa vụ việc của họ ra tòa.
Bên cạnh đó, ông Ong cho hay Chính phủ cũng có thể yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước mua tài sản của Evergrande và giao cho chính quyền địa phương giám sát công việc tái cơ cấu.
Một câu hỏi lớn ở đây là làm thế nào để giải quyết cho những người đã mua các sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande mà bây giờ họ không thể thu lại tiền.
Bà Chen nhận định có thể sẽ xảy ra bất ổn nếu Evergrande không trả được nợ cho những nhà đầu tư đó. Nhưng cũng không hợp lý khi thanh toán cho nhóm này trước. Theo bà, đây chính là phần đòi hỏi sự giải quyết khéo léo từ các bên liên quan.
Làm sao để hạn chế tác động lên thị trường?
Giới quan sát đánh giá các cơ quan quản lý Trung Quốc đang đối mặt với một bài toán khó, khi họ phải cân bằng được việc cho phép Evergrande phá sản mà không tạo ra quá nhiều "gợn sóng" đối với thị trường.
Ông Kuijs nói rằng để "giảm sốc", chính phủ có thể tạo điều kiện giúp các nhà phát triển bất động sản dễ huy động vốn trên thị trường hơn, sau khi đã thực hiện các bước nới lỏng trước đó.
Cũng theo chuyên gia này, giới chức Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách đất đai và chuyển sang ngăn chặn các hiệu ứng "gợn sóng" trong hệ thống tài chính. Điều này có thể thông qua việc tách biệt các ngân hàng có nhiều tiếp xúc với các nhà phát triển đang gặp khó khăn khỏi phần còn lại của thị trường.
Ngoài ra, ông Ong cho biết Chính phủ Trung Quốc cũng có thể buộc Evergrande và nhà sáng lập là tỷ phú Hui Ka Yan bán tài sản để trả nợ.
Tiền lệ nào cho Evergrande?
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hoàn thành tái cơ cấu thông qua việc chính phủ tiếp quản các tập đoàn gặp vấn đề về thanh khoản. Những ví dụ đưa ra bao gồm tập đoàn bảo hiểm và tài chính Anbang Group, tập đoàn đầu tư Tomorrow Group và ngân hàng Baoshang, cũng như tập đoàn đa ngành nghề HNA Group.
Trong những trường hợp như vậy, các nhóm từ chính quyền đã đến tiếp quản và xử lý các hoạt động tại những công ty, tập đoàn này trong vòng từ một năm đến ba năm.
Nhưng chuyên gia Ong của SinoInsider nhận định mô hình đó có thể không khả thi khi tính tới quy mô, độ phức tạp trong tình huống của Evergrande. Ông cho rằng không có tiền lệ nào có thể so sánh được với những gì xảy ra đối với nhà phát triển bất động sản này.
Mẹ lơ đễnh khiến con bị kẹt đầu giữa khe cửa xoay khách sạn, dân tình chỉ chăm chăm soi cách bế con "sai quá sai" Nhìn cách bế con của người mẹ trong đoạn clip em bé bị kẹt đầu giữa khe cửa xoay tự động, dân tình chỉ biết thở dài ngao ngán. Vào khoảng 16h ngày 6/12, tại một khách sạn ở huyện Thái Hồ, thành phố An Khánh, tỉnh An Huy, Trung Quốc đã xảy ra vụ tai nạn hi hữu khi người mẹ để...