Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng
Chiều 2/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo Ngân hàng thông minh với chủ đề ‘Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng’.
Ngân hàng số.
Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2019 do Ban Kinh tế Trung ương cùng một số bộ, ngành liên quan chủ trì và chỉ đạo tổ chức từ ngày 2-3/10/2019, chiều 2/10, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo Ngân hàng thông minh với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng” với sự tham gia đông đảo của các nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã đặt ra những nền tảng quan trọng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc cách mạng này đang tạo ra sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, kinh doanh và quản trị.
Các công nghệ kỹ thuật số như điện toán đám mây, internet vạn vật, robot hiện đại, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo đã và đang làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, tiêu thụ và sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Những thay đổi này đòi hỏi tất cả các ngành, đặc biệt là ngành tài chính phải chuyển đổi nhanh chóng để có thể cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngày càng phức tạp hơn, cá biệt hóa hơn, thân thiện với khách hàng hơn.
Công nghệ số không chỉ giúp nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ truyền thống như dịch vụ thanh toán, cho vay, huy động vốn… mà còn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới như sự ra đời của các đồng tiền kỹ thuật số, đồng tiền mã hóa (crypto currency), thanh toán không sử dụng đồng tiền pháp định, huy động vốn bằng đồng tiền mã hóa, thậm chí ngân hàng trung ương nhiều nước cũng đang nghiên cứu khả năng phát hành tiền kỹ thuật số thay vì đồng tiền ký hiệu (token currency) như hiện nay.
Nhận thức được xu thế tất yếu này và để có thể cạnh tranh, phát triển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn đề nghị đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện tổ chức tài chính, tất cả đại biểu tham gia hội thảo cùng chia sẻ thẳng thắn những cơ hội, thách thức, những kinh nghiệm quý báu trong việc chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả giúp ngành ngân hàng phát triển năng lực cạnh tranh toàn cầu một cách bền vững.
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh: Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với sự giao thoa, hòa quyện của các công nghệ số, vật lý, sinh học, có tác động lớn và phát triển theo cấp số nhân có thể làm thay đổi hoàn toàn cách thức con người sống, làm việc và điều hành xã hội, đang tác động mạnh mẽ tới chính sách phát triển của các quốc gia.
Video đang HOT
Trước bối cảnh đó, ngành Ngân hàng cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi sự chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới tích hợp công nghệ trong các hoạt động và số hóa trong các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh, giúp ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh cung ứng sản phẩm dễ dàng trên nền tảng số, khai thác các dữ liệu hiệu quả để gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng.
Quá trình chuyển đổi số trở thành nhu cầu tất yếu giúp các ngân hàng vượt lên thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và sự nổi lên của kinh tế số.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng số nhờ quy mô dân số lớn với 96 triệu dân, cơ cấu dân số vàng, 56 triệu người tham gia thị trường lao động, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh ở mức cao (chiếm 72%), 62 triệu thuê bao 3G, 4G kết nối Internet, giới trẻ ưa thích công nghệ.
Các ngân hàng Việt Nam đã ý thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi ngân hàng số, đã chủ động nghiên cứu các công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, bước đầu đạt kết quả nhất định.
Với tinh thần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy khách hàng là trọng tâm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng thông qua các định hướng: Hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực ngân hàng thích ứng với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, tạo thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh doanh, quản trị điều hành trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo những vẫn chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hạn chế rủi ro thách thức từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung thống nhất có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số và nâng cao chất lượng phục vụ tăng tính tiện ích trải nghiệm cho khách hàng.
Ưu tiên đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động ngân hàng, ưu tiên phát triển ngân hàng theo mô hình ngân hàng số, trong đó lấy thanh toán số làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các ngân hàng khác.
Coi nguồn nhân lực ngân hàng có chất lượng là nhân tố quyết định trong chuyển đổi số ngân hàng, phát triển ngân hàng số tại Việt Nam; chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ngân hàng giúp người lao động ngành Ngân hàng được trang bị những kỹ năng phát triển năng lực thích ứng với bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Nhân dịp này, các chuyên gia, nhà quản lý đã chia sẻ và thảo luận những nội dung liên quan đến ngành Ngân hàng trong tiến trình chuyển đổi số, cơ hội và thách thức.
Phiên thảo luận bàn tròn đề xuất những kế hoạch, chiến lược cho các doanh nghiệp để năm bắt cơ hội mà Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đem lại cho ngành Ngân hàng.
Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 Summit 2019, còn có các hội thảo chuyên đề: Thành phố thông minh “Xây dựng đô thị thông minh trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia”; sản xuất thông minh “Chuyển đổi số ngành sản xuất hướng tới sản xuất thông minh”; năng lượng thông minh “Phát triển năng lượng thông minh: Ưu tiên chiến lược trong chuyển đổi số quốc gia”; kinh tế số “Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam”.
Song song với các phiên hội thảo chuyên đề, Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 diễn ra với gần 80 gian hàng đến từ các công ty trong nước và quốc tế tiêu biểu như: VNPT, VIETTEL, Qualcomm, FPT, Vietcombank, ABB, Samsung, SAP, CMC…
Triển lãm được chia thành các khu vực trưng bày với các sản phẩm và giải pháp công nghệ tiên tiến.
Các công nghệ tiêu biểu bao gồm thiết bị 5G, công nghệ cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, robot Yumi … mang lại trải nghiệm thiết thực cho người tham gia.
Khu vực trải nghiệm cung cấp cho khách cơ hội tương tác trực tiếp với robot hoặc trải nghiệm thực tế với các công nghệ thực tế ảo.
Ngoài ra, sự kiện năm nay có sự xuất hiện của hai khu vực có tên Korea Smart City và Samsung Smart City giới thiệu các mô hình và giải pháp hấp dẫn từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu Hàn Quốc.
Khu vực này sẽ mang đến hai không gian trình bày mô hình thành phố thông minh bổ sung và các công nghệ đột phá 4.0 như robot, an ninh mạng, cảm biến thông minh, hệ thống giao thông thông minh và Internet of Things từ tập đoàn công nghệ Hàn Quốc.
Theo Bnews
Thanh toán không dùng tiền mặt chờ gì vào các doanh nghiệp Mobile Money?
Nhiều nước đang thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế và giúp người tiêu dùng, thanh toán điện tử đem lại các tiện ích vượt trội, như: tiết kiệm thời gian, chi phí và độ an toàn cao hơn.
Thanh toán qua di động đang là xu hướng được nhiều nước trên thế giới áp dụng
Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy kinh tế nhiều quốc gia
Về thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết, thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính. Với người tiêu dùng, thanh toán điện tử đem lại các tiện ích vượt trội, như: tiết kiệm thời gian, chi phí và độ an toàn cao hơn. Chính phủ cũng được hưởng lợi từ quá trình dịch chuyển sang thanh toán điện tử thông qua việc tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế; thu hẹp hoạt động kinh tế ngầm; cùng với đó là mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng - tài chính tới mọi người dân.
Trong xu hướng phát triển công nghệ thì các ứng dụng thanh toán trên di động được các quốc gia đặc biệt chú ý. Đã có 92 quốc gia trên thế giới đang triển khai dịch vụ tiền di động với gần 700 triệu tài khoản được đăng ký, lượng giao dịch trung bình 1 tỷ USD mỗi ngày. Không chỉ các nước nghèo mà các nước có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản hay cả Trung Quốc cũng thúc đẩy mạnh mẽ chính sách thanh toán không dùng tiền mặt.
Mới đây, tờ Nikkei Asian Review đã nhận định, các chính phủ tại Đông Nam Á đang nỗ lực hiện thực hóa nền kinh tế không tiền mặt. Việt Nam và Thái Lan đang có những cú nhảy vọt để vượt qua Singapore và Malaysia trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Việt Nam và Thái Lan đang chứng kiến sự bùng nổ trong thanh toán di động. Ngày càng có nhiều người sử dụng ví điện tử để thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Việt Nam bắt đầu triển khai thanh toán điện tử từ năm 2008. Dù chỉ có khoảng 40% trong số 95 triệu người Việt Nam có tài khoản ngân hàng, chủ yếu ở khu vực thành thị, đã có khoảng 130 triệu thuê bao điện thoại di động và mạng lưới viễn thông phủ sóng khắp cả nước. Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông trong nước, bao gồm VNPT, Viettel và FPT, đã cho ra mắt ví điện tử và khuyến khích mọi người từ bỏ thói quen thanh toán tiền mặt của họ.
Mobile Money sẽ giúp bình dân hóa các dịch vụ tài chính không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt chờ gì vào các doanh nghiệp Fintech?
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện các giải pháp để thúc đẩy số lượng người dùng được tiếp cận với tài khoản ngân hàng có thể đạt đến con số 70% như mục tiêu phấn đấu. Để đạt được mục tiêu này phải có "bệ đỡ" cho các doanh nghiệp Fintech. Vì vậy, các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước sẽ có các chính sách, giải pháp giúp hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái Fintech.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào, cho biết việc thanh toán bằng tài khoản viễn thông rất tốt cho nền kinh tế số, giúp người dùng tiếp cận tốt hơn với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Người dùng của các công ty có thể dùng số dư tài khoản viễn thông để thanh toán, trả tiền điện nước... trong hệ sinh thái các dịch vụ mà công ty viễn thông cung cấp.
Trong số các nhà mạng đang cung cấp dich vụ ví điện tử, Viettel đang nổi trội nhất với ViettelPay cho phép người dùng nạp thẻ điện thoại hoặc mua data với giá ưu đãi, cạnh tranh với các ví điện tử khác. Khách hàng có thể chuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện, nước, mua vé tàu xe, đặt khách sạn, mua sắm online, nộp học phí... ViettelPay liên kết với hơn 30 ngân hàng nội địa, vì vậy khách hàng có rất nhiều lựa chọn chuyển tiền cũng như có thể nạp tiền trực tiếp vào tài khoản ViettelPay và rút tiền tại bất kỳ điểm giao dịch nào trên toàn quốc. ViettelPay cũng là ứng dụng chuyển tiền liên ngân hàng được yêu thích nhất khi được 72% khách hàng lựa chọn...
Cục Viễn thông cho rằng, các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh tiền di động sẽ có nhiều ưu thế. Thứ nhất, các doanh nghiệp viễn thông có lợi thế về kênh phân phối. Hiện Việt Nam có khoảng 130 triệu thuê bao di động, số lượng cao hơn gấp đôi so với tài khoản ngân hàng. Nếu các đại lý của nhà mạng di động cung cấp dịch vụ mobile money thì mạng lưới phân phối rất lớn, đặc biệt là đến các vùng sâu vùng xa, những nơi người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng.
"Nhiều năm trước đây, ngành viễn thông đã bình dân hóa cước di động và điện thoại. Nếu hiện nay làm được mobile money thì viễn thông cũng sẽ bình dân hóa các dịch vụ tài chính không dùng tiền mặt. Thứ hai, các nhà mạng di động có thể cài ứng dụng ngay trên thẻ SIM của điện thoại, do đó điện thoại không cần phải là smartphone. Người dùng chỉ cần thao tác bằng tin nhắn để thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản... Bên cạnh đó, các nhà mạng di động hiện nay đều có thương hiệu và uy tín, phủ rộng khắp các tỉnh thành, mọi người dân đều biết. Do đó đạt được lòng tin của người dùng khi triển khai dịch vụ" ", đại diện Cục viễn thông nhấn mạnh.
Theo tiền phong
Các bệnh viện phải chủ động triển khai thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trong ngành đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Bằng nhiều hình thức thanh toán điện tử trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh như: Thanh toán qua thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, qua thiết bị di động thông minh, ví điện tử, cổng thanh toán điện tử. Ngày 20/9/2019,...