Ngân hàng hút tiền đầu năm
Sau một tuần mở cửa giao dịch kể từ sau kỳ nghỉ Tết, các ngân hàng cho biết số lượng người gửi tiết kiệm tăng mạnh, đặc biệt là khách hàng cá nhân.
Khách hàng giao dịch tại SHB chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Tiền quay lại ngân hàng
Chị Hồng Nga, nhân viên công ty cáp truyền hình cho biết, như thành thói quen, năm nào vào ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chị cũng tranh thủ chạy ra ngân hàng gửi tiết kiệm. “Vừa mong cả năm sung túc, vừa nhận lì xì của ngân hàng cầu may” – chị Nga nói.
Lãi suất khó tăng cao, song cũng không thể giảm, nhất là khi dòng vốn có xu hướng chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác như vàng, USD…
TS Nguyễn Trí Hiếu
Theo quy luật phổ biến của ngành ngân hàng, tiền thường được rút ra trước Tết và quay lại ngân hàng sau Tết. Đồng thời một số người tập kết tiền bán hàng hóa trong các ngày nghỉ Tết nên khi ngân hàng hoạt động trở lại, rất đông khách hàng đến ngân hàng gửi tiền.
Video đang HOT
Như mọi năm, vào đầu Xuân Canh Tý, trong khoảng 5 ngày làm việc đầu tiên, nhiều ngân hàng lì xì cho những khách hàng đầu tiên đến giao dịch, không phân biệt số tiền giao dịch nhiều hay ít, miễn có sử dụng dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó là tặng quà, bốc thăm trúng thưởng… để hút nguồn tiền này về đơn vị mình. Theo khảo sát của phóng viên, các ngân hàng thường có chương trình lì xì cho khách hàng, như BIDV, VPBank, MSB, Techcombank và nhiều ngân hàng nhỏ khác…
Theo khảo sát, nhóm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng dao động từ 7 – 8,5%/năm tập trung vào các ngân hàng như MSB, Techcombank, VPBank. Nhóm lãi suất thấp nhất dao động quanh mức 6,8 – 7,1%/năm tập trung vào các ngân hàng như VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank và ACB. Riêng Ngân hàng SHB có mức lãi suất tiền gửi quanh 7%/năm… Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất trên thị trường thuộc về các ngân hàng như CBBank và NamABank, từ 8 – 8,5%/năm, không phụ thuộc số tiền gửi lớn hay nhỏ.
Trong khi đó ở kỳ hạn 24 tháng, nhiều ngân hàng có mức lãi suất trên 8%/năm, bao gồm NamABank là 8,6%/năm, Eximbank và NCB là 8,2%/năm, VietCapitalBank là 8,1%/năm. Ngoài ra, lãi suất xấp xỉ 8%/năm ở kỳ hạn 24 tháng còn có ACB từ 7,6 – 7,8%/năm, OCB 7,8%/năm…
Thách thức cho chính sách tiền tệ
Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) Chi nhánh Hà Nội, lượng tiền gửi tiết kiệm về lại ngân hàng trước và sau Tết giúp tăng thanh khoản cho toàn hệ thống. Trước đó, một lượng tiền lớn rút ra khỏi ngân hàng vào dịp cuối năm với nhu cầu thanh toán, tiêu dùng của người dân, DN, nên thanh khoản của hệ thống trong trạng thái kém dồi dào. Thực tế cũng cho thấy, trong những ngày giáp Tết, lãi suất liên ngân hàng vẫn tiếp tục tăng. Sau khi bơm ròng qua kênh tín phiếu để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống trong dịp cuối năm, trong ngày thị trường trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, NHNN cũng đã nhanh chóng hút bớt tiền về, giảm thiểu độ trễ cân đối nguồn.
Thị trường tài chính thế giới dự báo biến động mạnh do Ngân hàng T.Ư Trung Quốc đã công bố sẽ “bơm” 1.200 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 173,8 tỷ USD) ra các thị trường để hỗ trợ DN và nhằm duy trì mức tăng trưởng kinh tế. Do đó, NHNN cần theo dõi sát để có giải pháp điều hành phù hợp.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh
Cụ thể, NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu, lượng vốn hút bớt này đang tăng lên từng ngày. Tính chung sau 5 phiên, tổng lượng vốn nhà điều hành hút bớt về, qua số dư lưu hành tín phiếu hiện hành, đã lên tới xấp xỉ 25.000 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn này đều có kỳ hạn 91 ngày; lãi suất ba phiên gần đây ở mức 2,65%/năm. Diễn biến này một phần phản ánh, ngay sau mùa cao điểm thanh toán và chi trả Tết Nguyên đán vừa qua, dòng tiền đã dần trở lại hệ thống ngân hàng.
Theo một chuyên gia ngân hàng, bước sang đầu năm 2020, sau khi được cấp hạn mức tín dụng mới, các ngân hàng chạy đua để hút vốn nhằm có thể đẩy mạnh cho vay ngay từ đầu năm. Đồng thời chuẩn bị đáp ứng quy định mới của NHNN về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn. Lãnh đạo một ngân hàng cũng thông tin, đơn vị này tăng tốc tín dụng ngay từ quý đầu năm vì ngay sau Tết Nguyên đán, các ngân hàng cần hút vốn để chuẩn bị kế hoạch cho vay phục vụ các DN bắt đầu cần vốn để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Vị này cũng cho hay, lượng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng trong tuần đầu Tết Canh Tý tăng khoảng 10 – 15% so với ngày giao dịch bình thường.
Đánh giá về xu hướng lãi suất tiết kiệm trong thời gian tới, các chuyên gia trong ngành cho rằng, mặt bằng lãi suất thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Thách thức cho chính sách tiền tệ năm 2020 đến từ xu hướng tăng trở lại của lạm phát (CPI) và yếu tố khó lường từ dịch viêm phổi lạ do virus Corona. Ngay sau Tết, giá vàng và USD trong nước đồng loạt tăng mạnh. Công ty Chứng khoán BVSC cho rằng, dù CPI có thể sẽ không tăng cao lên mức quá rủi ro nhưng cũng là một trở ngại khiến NHNN khó mạnh tay trong việc cắt giảm thêm các loại lãi suất điều hành như trần lãi suất huy động, lãi suất OMO, lãi suất tín phiếu…, nhất là trong nửa đầu năm 2020. Trong kịch bản lạm phát hạ nhiệt dần trong nửa cuối năm, cơ quan này sẽ có dư địa để xem xét cắt giảm các loại lãi suất điều hành.
Theo Kinhtedothi.vn
Vụ Cocobay vỡ trận: Ngân hàng cũng...lo ngay ngáy
Khách vay vốn ngân hàng để đầu tư condotel Cocobay nhưng đến nay dự án này đang "vỡ trận" khiến ngân hàng cũng đứng ngồi không yên.
Mới đây, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô, hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí, bất ngờ phát đi thông báo "vỡ trận" tại dự án Cocobay Đà Nẵng đã thu hút sự chú ý của toàn thị trường.
Theo đó, do khó khăn về dòng tiền, Empire Group (là tên gọi hiện nay của Thành Đô) quyết định chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng từ ngày 1/1/2020. Nguyên nhân được Empire Group đưa ra là do việc kinh doanh loại hình condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, thủ tục tại địa phương có nhiều vướng mắc đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác vận hành của dự án.
Việc Cocobay Đà Nẵng dừng chi trả lợi nhuận như đã cam kết đối với nhà đầu tư tại dự án này đã khiến nhiều người phải khóc ròng, bởi lẽ để có được nguồn tiền mua condotel từng được quảng cáo là có lợi nhuận cao nhất thị trường cách đây vài năm, với tỷ lệ chi trả lãi suất lên đến 12%, thì nhiều nhà đầu tư đã phải vay vốn ngân hàng. Không chỉ là vốn mà họ còn phải trả lãi ngân hàng đều đặn.
Được biết Ngân hàng SHB vừa là đơn vị cấp vốn cho chủ đầu tư, vừa là ngân hàng độc quyền cấp vốn cho các chủ sở hữu mua nhà tại dự án, đồng thời cũng là ngân hàng bảo lãnh cho dự án về mặt tiến độ. Nhiều người mua nhà đã được SHB giải ngân vốn vay từ tháng 3/2017.
Liên quan đến khoản lãi vay ngân hàng, theo cam kết, năm đầu ngân hàng cho vay 8%, nhưng sau đó lãi suất thả nổi theo phương thức lãi suất 13 tháng tiết kiệm trả sau cao nhất của SHB cộng với biên độ dao động từ 3,3 đến 4,5%, tùy từng trường hợp. Và với cách tính này, hiện nay, các chủ sở hữu đang phải trả lãi vay ngân hàng từ 13,4 - 13,7%/năm, thậm chí có trường hợp cao hơn.
Đuợc biết các khách hàng mua dự án Cocobay đã có công văn gửi tới SHB đề nghị đưa ra giải pháp hỗ trợ đối với các khoản vay và nợ nhưng ngân hàng vẫn chưa có phản hồi.
Hiện chúng tôi cũng đã liên hệ với ngân hàng SHB và sẽ phản ánh ở bài sau tới quý độc giả.
Tuy nhiên rõ ràng với trường hợp khách hàng mua dự án nhưng bị "vỡ trận" như ở Cocobay cũng sẽ khiến ngân hàng đứng ngồi không yên vì khoản tiền đã giải ngân hàng không hề nhỏ. Được biết có tới hơn 1.800 người đã mua tổng cộng trên 2.000 căn hộ ở dự án này với giá bình quân khoảng 1,5 tỷ đồng cho đến trên dưới 2 tỷ đồng/căn.
Nhóm P.V
Theo Tài chính Plus
Từ nay đến cuối năm, lãi suất có thể tăng thêm 1% TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, theo xu hướng tăng lãi suất, từ nay đến cuối năm, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay có thể tăng thêm khoảng 1%. Trong những tháng cuối năm, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh mạnh lãi suất tiền gửi nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân, nhất là tiền...