Ngân hàng giảm trăm tỷ chi phí nhờ giảm trần lãi suất huy động?
Mức giảm chi phí huy động vốn của một số ngân hàng giảm mạnh, thậm chí lên tới trên 400 tỷ đồng nhờ chính sách giảm trần lãi suất huy động.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành chính sách lãi suất mới có hiệu lực kể từ ngày 17/3/2020, trong đó hạ trần lãi suất huy động đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng.
Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng sẽ có lãi suất tối đa 0,5%/năm, thay vì 0,8% như trước. Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng có lãi suất tối đa 4,75%, thay vì 5% như trước.
Theo tính toán của Công ty Chứng khoán SSI, trần lãi suất mới sẽ giúp giảm chi phí huy động của nhiều ngân hàng. Cụ thể, trong nhóm các ngân hàng niêm yết, ACB, MB sẽ là hai ngân hàng hưởng lợi lớn nhất với mức giảm chi phí huy động năm 2020 lần lượt là 471 tỷ đồng và 411 tỷ đồng.
Một số ngân hàng khác cũng có thể giảm được hơn trăm tỷ đồng chi phí huy động. Chẳng hạn như VPBank giảm được 171 tỷ đồng, LienVietPostBank giảm được 159 tỷ đồng, HDBank giảm được 146 tỷ đồng, VIB giảm được 119 tỷ đồng, TPBank giảm khoảng 28 tỷ đồng…
Việc giảm trần lãi suất huy động sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí đầu vào
Video đang HOT
Đối với 4 ngân hàng quốc doanh ( Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank) và Techcombank, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn đều đã dưới mức trần mới được Ngân hàng Nhà nước đưa ra, do đó sẽ không được hưởng lợi đáng kể một cách trực tiếp.
Cũng theo SSI, với việc hạ lãi suất này, tiền gửi sẽ được thu hút vào các kỳ hạn dài hơn để giúp các ngân hàng cải thiện các hệ số hoạt động nhằm tuân thủ các quy định hiện hành.
Đồng thời, do chênh lệch lãi suất huy động dần thu hẹp, các ngân hàng có lịch sử tín dụng tốt và/hoặc sức khỏe tài chính tốt hơn có thể sẽ thu hút huy động nhiều hơn, tương tự như diễn biến trong năm 2011.
Bên cạnh việc giảm trần lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ trực tiếp các ngân hàng thương mại bằng cách tăng lãi suất trả cho các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước thêm 0,2%.
Theo ước tính, tổng dự trữ bắt buộc của toàn hệ thống là 164 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,86% tổng huy động năm 2019. Với mức tăng 0,2% lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, SSI tính toán sẽ trực tiếp mang lại thêm 247 tỷ đồng thu nhập lãi cho toàn ngành ngân hàng trong năm 2020.
Theo anninhthudo.vn
Trần lãi suất huy động mới tác động thế nào đến các ngân hàng?
Tính toán của SSI cho thấy trong nhóm các ngân hàng niêm yết, ACB, MB sẽ là hai ngân hàng hưởng lợi lớn nhất với mức giảm chi phí huy động năm 2020 đều trên 400 tỷ đồng. Một số ngân hàng khác như VPBank, LienVietPostBank, HDBank, VIB cũng có thể giảm được hơn trăm tỷ đồng chi phí huy động.
Trần lãi suất huy động mới tác động thế nào đến các ngân hàng?
Ngân hàng Nhà nước gần đây đã ban hành chính sách lãi suất mới có hiệu lực kể từ ngày 17/3/2020. Trong đó có chính sách hạ trần lãi suất huy động.
Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng sẽ có lãi suất tối đa 0,5%/năm, thay vì 0,8% như trước. Cùng với đó, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng có lãi suất tối đa 4,75%, thay vì 5% như trước.
Trần lãi suất mới sẽ giúp giảm chi phí huy động của nhiều ngân hàng. Tính toán của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy trong nhóm các ngân hàng niêm yết, ACB, MB sẽ là hai ngân hàng hưởng lợi lớn nhất với mức giảm chi phí huy động năm 2020 đều trên 400 tỷ đồng, lần lượt là 471 tỷ đồng và 411 tỷ đồng.
Một số ngân hàng khác cũng có thể giảm được hơn trăm tỷ đồng chi phí huy động. Chẳng hạn như VPBank giảm được 171 tỷ đồng, LienVietPostBank giảm được 159 tỷ đồng, HDBank giảm được 146 tỷ đồng, VIB giảm được 119 tỷ đồng, theo ước tính của SSI.
TPBank được hưởng lợi nhưng khá ít, chỉ khoảng 28 tỷ đồng.
SSI cho hay mức lãi suất huy động ở các ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank) và Techcombank đều đã dưới mức trần mới trước khi quyết định mới được ban hành. Do đó, các ngân hàng này sẽ không được hưởng lợi đáng kể một cách trực tiếp.
Với việc hạ lãi suất này, tiền gửi sẽ được thu hút vào các kỳ hạn dài hơn để giúp các ngân hàng cải thiện các hệ số hoạt động nhằm tuân thủ các quy định hiện hành.
"Do chênh lệch lãi suất huy động dần thu hẹp, các ngân hàng có lịch sử tín dụng tốt và/hoặc sức khỏe tài chính tốt hơn có thể sẽ thu hút huy động nhiều hơn, tương tự như diễn biến trong năm 2011", chuyên gia của SSI nhận định.
Bên cạnh việc giảm trần lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ trực tiếp các ngân hàng thương mại bằng cách tăng lãi suất trả cho các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
SSI ước tính tổng dự trữ bắt buộc của toàn hệ thống là 164 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,86% tổng huy động năm 2019.
"Mức tăng 0,2 điểm% lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND sẽ trực tiếp mang lại thêm 247 tỷ đồng thu nhập lãi cho toàn ngành ngân hàng trong năm 2020", báo cáo của SSI nêu.
Minh Tâm (vietnamfinance.vn)
Lãi suất tiết kiệm 12 tháng, chọn ngân hàng cao nhất gửi tiền Kỳ hạn 12 tháng hiện được nhiều người lựa chọn khi gửi tiền tiết kiệm do có lãi suất hấp dẫn. Mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất trong tháng 2 này là 8%/năm. Gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 1 năm - tức 12 tháng - được xem là hình thức gửi tiền nhàn rỗi mà nhiều...