Ngâm xương, bảo tồn đôi chân cho bệnh nhân trẻ bị ung thư
Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 đã cắt đoạn xương ung thư, xử lý qua nhiều công đoạn và nối lại, nhằm giữ được trọn vẹn đôi chân cho chàng trai 22 tuổi.
Bệnh nhân là một chiến sĩ trẻ mới 22 tuổi. Ban đầu, anh bị đau khớp gối phải khoảng 2 tháng. Khi chơi thể thao, anh cảm thấy mức độ đau nhiều hơn ở mặt ngoài khớp.
Kết quả chụp phim X-quang tại một bệnh viện ở TP.HCM phát hiện chàng trai có một khối u xương lồi cầu ngoài xương đùi phải. Sau đó, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Quân y 175 điều trị. Kết quả chụp CT scanner khớp gối phải phát hiện tổn thương hủy xương lồi cầu ngoài. Kết quả sinh thiết xác định anh bị ung thư xương ác tính ( sarcoma).
Bác sĩ Phạm Xuân Tuấn, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn, khối u lớn, phát triển không kiểm soát, không đáp ứng hóa trị, phương pháp chủ yếu là phẫu thuật đoạn chi. Trước một chàng trai tuổi còn quá trẻ, các bác sĩ đặt mục tiêu không chỉ cứu sống mà còn phải giúp anh thoát cảnh tật nguyền.
Sau 3 đợt hóa trị, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u xương ác tính, nạo bỏ toàn bộ khối u. Phần xương vừa cắt ra được ngâm trong dung dịch nitrogen bảo quản lạnh 20 phút. Tiếp tục rã đông trong nhiệt độ phòng 15 phút và rã đông trong nước cất 10 phút.
Ngâm xương trong dung dịch nitrogen bảo quản lạnh 20 phút. Ảnh BVCC
Ê kip tiếp tục tái tạo lồi cầu ngoài bằng xương mào chậu kết hợp với xi măng. Xương sau khi tái chế được cấy ghép lại vào chân người bệnh. Các bác sĩ đã kết hợp xương bằng 2 nẹp vít, tái tạo lại dây chằng bằng chỉ siêu bền. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục phải hóa trị bổ trợ thêm 5 đợt. Đến nay, không ghi nhận biến chứng.
Sau 3 tháng phẫu thuật, người bệnh đã tự đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ, khớp gối vận động gấp được 90 độ. Quan sát trên phim X-quang thấy đang liền xương và không ghi nhận di căn.
Bác sĩ Phạm Xuân Tuấn cho biết, để bảo tồn chân cho bệnh nhân ung thư xương, ê kíp đã sử dụng kỹ thuật đơn giản đông cứng khối u xương bằng nitrogen.
“Kỹ thuật tái chế xương bằng cách đông cứng khối u xương bằng nitrogen bảo quản lạnh sau khi cắt bỏ, đã mang lại kết quả bước đầu khả quan, liền vết mổ kỳ đầu, không tái phát tại chỗ sau mổ, không có di căn xa”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Bệnh nhân trong quá trình điều trị. Ảnh BVCC
Kỹ thuật này có thời gian điều trị ngắn, việc tái chế xương đơn giản vì chỉ ngâm trong dung dịch nitrogen bảo quản lạnh, bảo tồn được sụn khớp và dây chằng, cố định xương vững chắc bằng nẹp vít, không nhiễm trùng và tái phát tại chỗ sau mổ, không phụ thuộc vào ngân hàng mô xương, dễ dàng gắn kết dây chằng, gân cơ và phần mềm vào khối xương sau khi cấy ghép lại, không giống như cấy ghép kim loại. Ngoài ra, xương cấy ghép hoàn toàn phù hợp về cấu trúc giải phẫu và không bị thải ghép sau cấy ghép lại, chi phí rẻ cho bệnh nhân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm sẽ thoái hóa sụn khớp theo thời gian, xương sau cấy ghép sẽ thoái hóa và giảm mật độ xương theo thời gian.
Bác sĩ Phạm Xuân Tuấn cho biết, phẫu thuật bảo tồn chi trong bệnh lý u xương ác tính rất khó khăn, đòi hỏi phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế chuyên dụng.
Các bác sĩ phải đánh giá thật kỹ mức độ khả quan giữa phẫu thuật đoạn chi hay bảo tồn trên từng trường hợp. Việc bảo tồn chi giúp người bệnh tự tin và hy vọng vào cuộc sống, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi.
Lý do nhiều chất cấm gây ung thư vẫn có trong thực phẩm
Tại EU, nhiều hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm, nhưng nhiều nước vẫn chấp nhận các chất này khiến người tiêu dùng hoang mang.
Sự xuất hiện của các thực phẩm bị thu hồi ở thị trường châu Âu gần đây dấy lên nhiều câu hỏi đâu là ngưỡng an toàn cho các chất này. Trên thực tế, mỗi quốc gia, khu vực lại có những quy định khác nhau, không thống nhất.
Một trong những chất phổ biến và gây tranh cãi chính là Ethylene oxide (C₂H₄O) và magnesium sulfate heptahydrate (MgSO 4.7H 2O).
C₂H₄O là chất gây ung thư
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, ở nhiệt độ thường, ethylene oxide (EtO) là chất khí không màu, dễ cháy, có mùi ngọt. Đây là chất thường được sử dụng chủ yếu để sản xuất các hóa chất khác, gồm cả cả chất chống đông, chất dẻo, chất tẩy rửa, kết dính.
Với một lượng nhỏ, ethylene oxide được sử dụng làm thuốc trừ sâu và chất khử trùng các thiết bị không thể tiệt trùng bằng hơi nước hoặc bức xạ như thiết bị y tế, nha khoa. Với khả năng phá hủy DNA, ethylene oxide trở thành chất khử trùng hiệu quả nhưng cũng là nguyên nhân gây ung thư.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, khoảng 50% thiết bị y tế vô trùng được xử lý bằng EtO, tương đương 20 tỷ thiết bị mỗi năm. Ngoài ra, EtO cũng được sử dụng để khử trùng một số sản phẩm thực phẩm như gia vị, một số loại thảo mộc khô, rau khô, hạt vừng và quả óc chó.
Tại Mỹ, theo Sổ tay ảnh hưởng sức khỏe với các chất ô nhiễm không khí nguy hiểm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường biên soạn cho biết con đường tiếp xúc chính của con người với Ethylene oxide là hít và nuốt phải. Nó có thể xảy ra khi tiếp xúc nghề nghiệp, người tiêu dùng ăn phải thực phẩm chứa chất này hoặc môi trường có nồng độ cao C₂H₄O.
Ethylene oxide cũng rất dễ nổ và dễ phản ứng. Do đó, thiết bị được sử dụng để điều chế nó thường gồm các hệ thống khép kín và tự động hóa cao, giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp.
Con đường chính khiến con người tiếp xúc với EtO là hít thở không khí. Ngoài ra, chúng ta cũng bị phơi nhiễm trong nhiều trường hợp. Người lao động có thể tiếp xúc với EtO nếu họ làm việc ở những nơi sản xuất hoặc sử dụng EtO như nhà máy hóa chất và thiết bị khử trùng thương mại hoặc bệnh viện.
Những người sống gần các cơ sở thải EtO ra không khí ngoài trời có thể tiếp xúc với chất này, tùy thuộc vào lượng khí được thải ra ngoài và họ sống gần cơ sở đó tới mức nào. Chúng ta cũng có thể tiếp xúc với EtO từ khói thuốc lá.
Mì gói do Việt Nam và nhiều nước xuất khẩu từng bị thu hồi ở không ít quốc gia EU vì hàm lượng C₂H₄O vượt ngưỡng cho phép. (Ảnh: GBA Group)
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, EtO được liệt kê vào nhóm chất gây ung thư ở người.
Bằng chứng khoa học cho thấy tiếp xúc với EtO nhiều năm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư bạch cầu, ung thư hạch không Hodgkin, u tủy và bệnh bạch cầu u lympho. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tiếp xúc lâu dài với EtO làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Trẻ em nhạy cảm với EtO hơn người lớn. Hóa chất có thể làm hỏng DNA, khiến trẻ em dễ tổn thương hơn vì tế bào trong giai đoạn DNA phân chia nhanh hơn. Nguy cơ ung thư sẽ theo họ suốt đời qua thời gian tiếp xúc với EtO. Rủi ro sẽ giảm khi giảm phơi nhiễm.
EtO cũng được biết đến là hóa chất gây kích ứng và gây đột biến cao, làm tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật di truyền và ung thư ở người, đồng thời ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản của động vật.
EU xếp nó vào nhóm hóa chất có thể gây ung thư và đột biến cao, đã bị cấm ở Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1981. Từ năm 1991, loại chất này bị cấm ở EU như một loại thuốc trừ sâu. Từ năm 2011, nó bị cấm sử dụng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Theo Viện Đánh giá Rủi ro Liên bang Đức (BFR), ethylene oxide có đặc tính gây đột biến và gây ung thư. Đây là "chất gây ung thư không có giá trị ngưỡng", bởi không thể xác định ăn vào ở mức độ bao nhiêu sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
MgSO 4.7H 2O có gây hại không?
Theo Tiêu chuẩn Codex của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Mỹ (FAO), MgSO 4.7H 2O là chất phụ gia có trong 16 nhóm thực phẩm. Đây là chất tăng hương vị. Danh sách mà FAO đưa ra khá đa dạng, từ gia vị đến thực phẩm ăn kiêng, rượu vang, đồ uống có cồn... Chất này cũng được dùng trong sữa bơ đã qua xử lý nhiệt và gia vị thực phẩm.
MgSO 4.7H 2O được chấp nhận trong thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn hàng hóa: CS 319-2015 (chỉ xoài đóng hộp).
Với những thông tin này, có thể nói, MgSO 4.7H 2O là chất được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm với vai trò phụ gia, với mã số INS (hệ thống đánh số quốc tế chất phụ gia) là 518.
Đặc biệt, khuyến cáo về nguy hiểm tiềm ẩn của chất này là có thể gây ngứa ở mắt, ngoài da và đường hô hấp. Theo Fisher Scientific, các tính chất độc học của vật liệu này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn gồm có mắt, da (có thể gây kích ứng), có thể gây hại nếu được hấp thụ qua da. Nếu nuốt phải, chất này có thể gây kích thích đường tiêu hóa với triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Khi hít phải có thể gây kích ứng đường hô hấp. Hiện tại không có thông tin về ảnh hưởng mạn tính của chất này.
Trái với EtO, MgSO 4.7H 2O không được NTP, IARC hoặc OSHA liệt kê là chất gây ung thư.
MgSO4.7H2O là chất phụ gia được xếp vào nhóm an toàn nhưng cũng đã vướng vào một số vụ thu hồi sản phẩm. (Ảnh: Medical News Today)
Dẫu vậy, ngày 2/10/2020, Văn phòng Liên bang về Bảo vệ Người tiêu dùng và An toàn thực phẩm (CHLB Đức) thu hồi hàng loạt sản phẩm đậu phụ từ nhà sản xuất Hankuk. Theo cơ quan này, đậu phụ đóng gói sẵn, được đựng trong xô, có thể chứa các chất phụ gia thực phẩm không phù hợp với quy định tương ứng của Nghị viện châu Âu, gồm magnesium sulfate, muối Epsom và axit boric.
Hiệp hội Người tiêu dùng Penang (CAP) của Malaysia từng bày tỏ sự lo lắng khi chất cấm axit boric vẫn được tìm thấy trong nhiều thực phẩm, bất chấp lời kêu gọi của họ trong suốt 25 năm.
Chất này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như bánh bao Trung Quốc, mì sợi vàng... Năm 2008, Trung Quốc cũng ra lệnh cấm chất này trong thực phẩm.
Nguyên nhân là axit boric độc hại đến mức ngay cả khi tiêu thụ một lượng nhỏ có thể dẫn đến ngộ độc, bệnh đường tiêu hóa, tổn thương thận và chán ăn. Việc sử dụng axit boric trong thực phẩm bị cấm theo Quy định Thực phẩm năm 1985.
Axit boric xuất hiện trong danh sách này có thể dễ hiểu vì đây vốn là chất cấm. Song ngay cả magnesium sulfate cũng có mặt khiến người tiêu dùng hoang mang.
Không có quy định thống nhất
Ngày 9/9/2022, Bỉ thông báo qua hệ thống cảnh báo nhanh của châu Âu RASFF về việc hạt vừng từ Ấn Độ bị nhiễm ethylene oxide. Đây là chất được sử dụng để chống nấm và vi khuẩn ở một số quốc gia ngoài EU, nhưng nó bị cấm trong sản xuất thực phẩm của châu Âu. Dư lượng trong hạt vừng đã vi phạm luật thực phẩm của Châu Âu.
Dẫu vậy, không có mức quy định phơi nhiễm an toàn trong thực phẩm cho chất này. Quy định giữa các khu vực cũng khác nhau khiến ngày càng nhiều sự vụ tương tự xảy ra.
Chỉ ít ngày sau đó, gần 7.000 lô hạt mè xuất từ Ấn Độ đã bị thu hồi tại Pháp. Quốc gia này thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh mẽ để thu hồi các sản phẩm vi phạm. Các mặt hàng từ hạt mè đến kem, hạt tiêu, gừng, hẹ tây, cà phê, bánh mì, bánh quy và đồ ăn sẵn. Song, các quốc gia khác trong EU không thực hiện như vậy và một số báo cáo còn tiết lộ thậm chí nhiều nước không thu hồi bất kỳ sản phẩm bị nhiễm độc nào, theo Trung tâm Chứng nhận Halal châu Âu.
Vấn nạn hiện nay là nhiều hóa chất, phụ gia khác trong tình trạng không thống nhất về quy định cấm sử dụng. Điều này khiến những vụ thu hồi tại các nước như những lô mì gói vừa qua và gây lo ngại cho người tiêu dùng.
Ung thư giai đoạn cuối, bỗng khỏi bệnh nhờ thử nghiệm thuốc mới Cụ bà 65 tuổi, mắc ung thư giai đoạn cuối, chỉ còn sống được 2 tháng, bỗng khỏi bệnh sau khi thử nghiệm một loại thuốc kỳ diệu.Bà Eliana Keeling, đến từ Chorlton, Greater Manchester (Anh), đã bị sốc khi phát hiện bị ung thư máu trong khi khám sức khỏe định kỳ cuối năm 2020. Bà được giới thiệu đi xét nghiệm...