Ngắm sắc hoa trở thành hoài niệm ở vùng đất Tây Nguyên
Cuối thu, những cơn mưa rừng bắt đầu vắng bóng, hoa dã quỳ nở vàng nhuộm lên những ngọn đồi, trở thành kỷ niệm với nhiều người.
Dã quỳ được phân chia theo màu sắc, gồm 3 loại: Hoa dã quỳ vàng, hoa dã quỳ đỏ và hoa dã quỳ trắng. Trong đó, màu trắng và đỏ rất hiếm, loại hoa màu vàng lại phổ biến vô cùng và có mặt ở khắp mọi nơi.
Cây dã quỳ là loại cây thân bụi lâu năm hoặc một năm tùy theo từng điều kiện môi trường, với kích thước chiều cao của cây khoảng 2 – 3m. Thân dã quỳ mọc thẳng, khi non có màu xanh đậm, lúc trưởng thành sẽ hóa gỗ và có màu nâu xám.
Lá cây dã quỳ màu xanh đậm, thường mọc đơn lẻ nhưng cũng thỉnh thoảng mọc thành từng chùm. Hình dáng có nhiều nét tương đồng với lá cây hoa cúc. Phiến lá khá nhẵn, mặt dưới lá nổi gân và lá được bao phủ một lớp lông nhỏ xung quanh.
Hoa dã quỳ mọc đơn hoặc kết thành từng chùm. Hoa dã quỳ thường có 13 cánh, khi nở tỏa tròn với đường kính khoảng 8 – 10cm. Những cánh hoa mỏng, dài mang một màu vàng rực rỡ. Điểm đặc biệt là những bông dã quỳ mang nét đẹp kết hợp của cả hoa cúc vàng và hoa hướng dương.
Hoa dã quỳ thường nở vào cuối tháng 10 – đầu tháng 11. Đây là thời gian nở chung của loài hoa này và hoa thường nở rộ và đẹp nhất là tháng 11. Thời gian nở rộ của hoa khoảng từ 2 – 3 tuần. Vì thế, nên tranh thủ thời gian đi ngắm và lưu lại những bức hình đẹp trước khi hoa tàn.
Sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ được coi là dấu hiệu của mùa đông đang đến gần bởi vì chúng thường nở hoa vào đầu đông. Cây dã quỳ rất dễ mọc và phát triển rất nhanh ngay cả ở những nơi có điều kiện vô cùng khắc nghiệt như khi khô cằn hay đầy sỏi đá. Chính vì thế, những đóa hoa dã quỳ được xem là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, chung thủy và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ. Dã quỳ còn có các tên gọi khác là (hoa sơn quỳ, cúc quỳ, quỳ dại, cúc Nitobe, hướng dương dại, hướng dương Mexico. Tên gọi khoa học của hoa là Tithonia Diversifolia, và thuộc họ cúc (Asteraceae). Hoa phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vào thời kỳ trước, người Pháp đã đưa dã quỳ vào trồng ở tỉnh Lâm Đồng, từ đó hoa xuất hiện ở Việt Nam. Điều kiện môi trường ở Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng rất thích hợp cho sự phát triển của dã quỳ và sau đó cây hoa được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành khác.
Hiện nay dã quỳ cũng như hoa mua, hoa sim hay những loài hoa dại khác đang dần bị thu hẹp bởi dân số phát triển cơ học. Con người sẽ khai phá đất hoang để trồng cà phê, trồng tiêu, trồng chè… những vạt rừng hoa dại nằm vắt ngang triền núi, sườn đồi sẽ không còn vàng rực hay tím rịm như xưa. Tuy nhiên, các biệt thự hay ven đường người dân vẫn cố giữ để mang bóng dáng Cao nguyên. Chúng ta chắc không ai vô tình trước vẻ đẹp tự nhiên của loài hoa đồng nội, vì nơi ấy, không những là hồn đất, mà còn là kỷ niệm của một đời người. Khi người ta yêu con đường mình đi, ngôi nhà mình ở, cái cây mình trồng và yêu cả cánh đồng thời thơ ấu…
Video đang HOT
Cây sò đo cam có nguồn gốc ở Châu Phi. Nó được du nhập và phân bố rộng rãi ở các vùng miền đất nước chúng ta. Hầu hết tập trung ở Tp. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Sò đo cam chúng là loài cây thân gỗ lớn và có thể cao tới 20m. Tên phổ thông: sò đo cam (có tên khác như sò đo, chuông đỏ, đỉnh phượng hoàng). Tên khoa học là: Spathodea campanulata, họ thực vật là: Bignoniaceae. Chúng có mặt tại các nước nhiệt đới Châu Phi.
Cây sò đo cam là mẫu cây thân gỗ lớn, thân thẳng và nhẵn, vỏ màu nâu xám, chúng có thể cao tới 20m, tùy vào độ phát triển. Cây phân cành nhánh cao, tán tập trung ở đình cành và xòe rộng sang nhiều phía tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Lá kép lông một lần, mọc đối trên cùng một cuống có lông. mỗi lá có khoảng 9-10 lá chét không có cuống, các lá chét cũng mọc đối xứng nhau. Hoa sò đo cam rất lớn, nó có dạng ống rộng hơi cong chia thùy, màu vàng đậm hay màu đỏ cam xếp gần nhau, mọc thẳng. Cụm hoa ngắn và dày, mọc ở đỉnh cành, hoa sau khi nở thì rất lâu mới tàn, quả đậu sau khi hoa tàn, quả nang đứng cao 20cm, rộng 3-5cm, nhẵn và chứa các hạt.
Đặc điểm sinh thái, sinh lý của cây sò đo cam là những lá cây sò đo phân tán hạt nhờ gió, mùa ra hoa và đậu quả là tháng 11 năm trước cho đến tháng tư năm sau. Là loài cây có hoa sặc sỡ, phù hợp với nhiều nước ở khu vực nhiệt đới, mọc tới độ cao khoảng 1.200m. Có tốc độ sinh trưởng siêu nhanh. Nó phát triển tốt nhất trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước điều độ, ít bị sâu bệnh phá hại, trồng được trên cả đất mặn và có khả năng chịu hạn ở mức trung bình. Với các đặc điểm sinh trưởng và phát triển khá nhanh, cho hoa rực rỡ, lâu tàn, tán lá xanh mát nên được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trồng trong công viên, vỉa hè đường phố, khu dân cư… Chúng không chỉ là cây trồng để lấy bóng mát, cho ra hoa đẹp, mà nó còn là một cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền.
Sò đo cam là loài cây chịu bóng, phát triển nhanh, hoa có màu sắc sặc sỡ, thích hợp với nhiều nước ở khu vực nhiệt đới, mọc tới độ cao khoảng 1.200m. Đây là loài xâm thực đã gây hại ở Hawaii, Fiji, Polynesia và Samoa…, nhưng chưa thấy tài liệu nào đề cập đến tác hại gây độc đối với con người của cây này. Với màu sắc sặc sỡ, phát triển nhanh nên cây này đã được trồng nhiều trên các đường phố, công viên, khuôn viên cơ quan, trường học tại Tp. Đà Lạt, Tp. Bảo Lộc và các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Đạ Tẻh, Đạ Huoai.
Tỉnh Gia Lai vài năm trở lại đây, loài cây này đã và đang có mặt ở hai bên vỉa hè, ngay cả trong khuôn viên một số cơ quan và hộ gia đình trong nhiều huyện, thị và thành phố. Trên hầu hết các tuyến đường QL như 19, 14, 25… chạy qua các huyện An Khê, Mang Yang, Đăk Đoa, Tp.Pleiku… đều có sắc đỏ của loài hoa này.
Mùa đông, trăm hoa vẫn đua nở trên đất Việt Nam
Mọi người thường nghĩ mùa xuân mới là mùa mà trăm hoa đua nở nhưng trên đất Việt Nam chúng ta.
Không ít loài hoa có thể chịu được gió rét của những ngày đông lạnh giá và nở rộ một cách rực rỡ và kì diệu.
Cúc họa mi "chở" mùa đông về cho Hà Nội
Cuối thu đầu đông là thời điểm cúc họa mi nở rộ. Giữa những ngày trời xám xịt, lâu lâu lại lất phất giọt mưa lạnh buốt người ta vẫn có những phút lãng mạn nhỏ nhoi khi bắt gặp sắc trắng của loài hoa có cái tên rất lạ, rất đáng yêu: Cúc họa mi.
Loài hoa này giống như một món quà đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Nội mỗi khi đông về, giúp thắp sáng cả khoảng không gian u ám của phố phường những ngày giao mùa.
Khi một mùa hoa cúc họa mi bắt đầu cũng chính là thời điểm gió đông "gõ cửa" Hà Nội. Bởi vậy nhiều người vẫn thường gọi cúc họa mi là "loài hoa đến cùng mùa đông".
Hoa cúc họa mi mang một nét đẹp dịu dàng với những cánh trắng bung nở tinh khôi. Mùa cúc họa mi thường rất ngắn, chỉ kéo dài được trong khoảng 2 tuần. Cũng vì vậy mà người ta luôn vội vã lưu lại những khoảng khắc đẹp kẻo mùa hoa qua.
Rực rỡ cánh đồng hoa cải vàng
Hoa cải vàng thường nở vào mùa đông, vòng đời không dài, chỉ khoảng 20 ngày. Vì vậy, muốn chụp được những khoảnh khắc đẹp nhất của hoa cải vàng, nên đi vào giữa tháng 11 đến đầu tháng 12.
Hoa cải mang vẻ đẹp đậm hồn quê giữa chốn phồn hoa, hòa mình trong ruộng cải sẽ thấy vẻ mới lạ và thôn dã, chính điều đó đã thu hút khách tham quan, du lịch.
Cứ đến đầu đông, người dân Thủ đô lại có thêm thú vui ra ngoại thành ngắm hoa cải. Giữa buổi chiều đông nhạt nắng, bước chân như bị níu lại bởi sắc vàng rực rỡ của những ruộng hoa cải trên bãi bồi ven sông. Lòng bồi hồi nhớ đến một câu thơ đã thuộc từ những ngày tấm bé. Đâu đó, thấp thoáng tiếng nói cười rộn rã của những cô gái, chàng trai đang tạo dáng trước những luống hoa đẹp miên man.
Không thể bỏ qua cẩm tú cầu
Loài hoa này được ương hạt từ tháng 5 nhưng phải đến tận tháng 10 chúng mới nở rộ. Cẩm tú cầu có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào độ pH của đất trồng cây. Loài hoa này cũng tương đối dễ trồng và chăm sóc nên sẽ là một gợi ý nếu bạn muốn không gian xung quanh ngập tràn sắc hoa.
Cẩm tú cầu còn là loài hoa mà người ta thường dùng để cầu hôn. Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một công chúa La Mã đến tuổi lấy chồng, nhà vua liên tục giới thiệu nhiều chàng trai tài giỏi, đẹp trai nhưng công chúa vẫn không ưng ý. Trong một lần đi kinh lý, công chúa chợt ưng ý một người và ném bông hoa cẩm tú cầu trúng người đàn ông đó để chọn. Từ đó, hoa cẩm tú cầu còn có tên dân gian là hoa cầu hôn hay hoa cưới và thường xuyên xuất hiện trên bó hoa cầm tay của các cô dâu.
Cẩm tú cầu hay còn được gọi với tên khác là Hoa Dương Tử, có mùi thơm nồng nàng, là một trong những loài hoa mang vẻ đẹp quyến rũ, duyên dáng và nữ tính nhất. Chúng được trồng chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Loài hoa dại mang tên dã quỳ
Dã quỳ là một trong những loài hoa dại đẹp nổi tiếng của khắp núi rừng Tây Nguyên và nhiều tỉnh miền núi Tây Bắc.
Dã quỳ còn được biết đến với nhiều tên gọi như cúc quỳ hay hướng dương dại. Mùa hoa dã quỳ thường kéo dài khoảng một tháng và đẹp nhất vào giữa tháng 11. Thời điểm bình minh ló rạng, sương vẫn còn đọng trên lá cũng chính là khoảnh khắc tuyệt vời để ngắm hoa.
Đà Lạt đẹp cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông nhưng thơ mộng nhất bao giờ cũng là khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 12, khi những thảm hoa dã quỳ vàng rực rộ lên, thu hút du khách đến đây. Ngoại ô thành phố là nơi hoa dã quỳ mọc nhiều nhất.
Mùa đông Việt Nam không thực sự rõ ràng như các nước phương Tây hay Bắc Á vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thế nhưng, nước ta vẫn có được những loài hoa nở vào mùa đông độc đáo, đẹp mắt và đầy mê hoặc với nét đẹp riêng không lẫn vào đâu.
Mùa đông cũng là mùa cận Tết khí hậu có phần se lạnh nên rất phù hợp để đi du lịch tại các vùng phía Bắc hay Đà Lạt để bạn có thể trải nhiệm không khí dưới 20, thậm chí là dưới 10 độ.
Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tháng 10 đón mùa lãng mạn và thơ mộng nhất năm Du lịch Đà Lạt tháng 10 là trải nghiệm mà ai đã từng trải qua sẽ nhớ mãi cái se lạnh cuối Thu đầu Đông, thời khắc bạn được trải nghiệm 4 mùa trong một ngày. Tháng 10, mùa lãng mạn nhất của Đà Lạt, thời điểm mà những cơn gió mùa đông đầu tiên bắt đầu chạm ngõ và mùa hoa dã...