Ngắm dàn máy bay “khủng” ở Đông Nam Á của Hải quân Việt Nam
Không quân Hải quân Việt Nam hiện được trang bị những chiếc trực thăng săn ngầm, thủy phi cơ hiện đại hàng đầu khu vực.
Theo yêu cầu nhiệm vụ, ngày 3/7/2013, Trung đoàn 954 (Quân chủng Phòng không – Không quân) được tổ chức lại thành Lữ đoàn 954 và điều chuyển về Quân chủng Hải quân. Với việc tiếp nhận này, Hải quân Nhân dân Việt Nam chính thức tái lập lực lượng không quân hải quân (trước đó từ những năm 1980 đã thành lập, sau đó được chuyển về cho QC PK-KQ). Nguồn: Kênh QPVN
Nhiệm vụ chính của Lữ đoàn 954 hay Không quân Hải quân Việt Nam là tác chiến chống ngầm, quan sát, trinh sát chuyển tiếp chỉ huy trên không…với các loại máy bay hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á gồm trực thăng săn ngầm Ka-28, trực thăng đa năng EC-225 và thủy phi cơ DHC-6. Ảnh: Buồng lái Ka-28 chuẩn bị huấn luyện hạ cánh xuống tàu tàu chiến. Nguồn: Kênh QPVN
Là lực lượng của quân chủng Hải quân… cán bộ, chiến sĩ lữ đoàn không quân hải quân 954 đã tăng cường huấn luyện làm chủ phương tiện và trưởng hành nhanh chóng. Không chỉ làm chủ, khai thác hoàn toàn các dòng máy bay hiện đại như DHC-6, EC-225, trực thăng săn ngầm Ka-28… họ còn thực hiện hiệu quả, thành thạo các bài bay biển khó, đòi hỏi trình độ cao, thời gian rèn luyện dài của người phi công. Nguồn: Kênh QPVN
Ka-28 được xem là một trong những loại trực thăng săn ngầm hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trên máy bay được trang bị radar, sonar, phao âm để trinh sát phát hiện tàu ngầm cùng nhiều loại vũ khí như ngư lôi 400mm, bom chìm chống ngầm. Nguồn: Kênh QPVN
Video đang HOT
Trực thăng săn ngầm Ka-28 của Lữ đoàn 954 thường xuyên tham gia các chuyến thăm quốc tế của đội tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng – Lý Thái Tổ trong vài năm gần đây. Nguồn: Kênh QPVN
“Sát thủ săn ngầm” Ka-28 hạ cánh thành công lên boong tàu hộ vệ Gepard 3.9, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân. Nguồn: Kênh QPVN
Biên đội trực thăng Ka-28 của Không quân Hải quân Việt Nam huấn luyện tác chiến trên biển. Nguồn: Kênh QPVN
Ngoài Ka-28, hiện Việt Nam là một trong 3 quốc gia ở khu vực sở hữu thủy phi cơ tuần thám biển DHC-6. Ảnh: DHC-6 chạy đà cất cánh trên mặt nước. Nguồn: Kênh QPVN
Cất cánh từ mặt nước Biển Đông. Nguồn: Kênh QPVN
Việt Nam đã mua chiếc 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 để trang bị cho hải quân, trong đó 3 chiếc được cấu hình vận chuyển khách, hàng hóa còn ba chiếc trang bị hệ thống radar hiện đại để giám sát biển. Nguồn: Kênh QPVN
Các phi công Việt Nam nay đã làm chủ hoàn toàn việc vận hành DHC-6 mà không cần các phi công nước ngoài kèm. Nguồn: Kênh QPVN
Hệ thống hiển thị thông số từ radar giám sát hàng hải ELM-2022A và hệ thống cảm biến quang – điện – hồng ngoại MiniPOP trên DHC-6. Trong đó, ELM-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là “tuyệt vời”. Nguồn: Kênh QPVN
Đặc biệt, DHC-6 ngoài khả năng cất hạ cánh trên mặt nước còn có thể cất hạ cánh đường bằng ngắn chỉ vài trăm mét. Cho nên, vài năm gần đây, DHC-6 đã được KQHQ Việt Nam sử dụng nhiều cho các chuyến bay ra đảo Trường Sa Lớn. Nguồn: Kênh QPVN
Ảnh: Máy bay DHC-6 tháo bộ phao, hạ cánh trên đảo Trường Sa Lớn. Nguồn: Kênh QPVN
Không quân Hải quân Việt Nam còn được trang bị các trực thăng vận tải đa năng EC-225 Super Puma MkII hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Nguồn: Kênh QPVN
So với loại Mi-8 của Nga, EC-225 được đánh giá có độ tin cậy cao hơn, bán kính tác chiến xa hơn trong khi khả năng không vận thì không hề thua kém. EC-225 đáp ứng tốt nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh sĩ, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Đặc biệt, nó được tối ưu để chuyên bay biển – nhiệm vụ số một của Không quân Hải quân Việt Nam. Nguồn: Kênh QPVN
Theo Kiến Thức