Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng không thể thiếu nguyên tắc này
Giữ ấm đôi bàn chân trong mùa lạnh cũng là cách phòng, chống bệnh tật. Việc ngâm chân trong nước ấm là một phương pháp tốt để giữ ấm đôi bàn chân, tuy nhiên, việc này cũng cần có lưu ý nhất định.
Theo Ettoday, dưới đây là 5 lưu ý khi ngâm chân vào mùa đông, sống khỏe mỗi ngày
Ngâm chân nước nóng sẽ giúp bạn thư giãn sâu, giảm stress và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Ảnh: Unsplash
Không nên ngâm chân nơi nhiều gió
Khi ngâm chân, quá trình tuần hoàn máu được tăng tốc, lỗ chân lông giãn nở. Bạn cần tránh ngồi ở nơi lộng gió, hạn chế ngồi sát cửa sổ mở hay bật điều hòa nhằm ngăn khí lạnh xâm nhập vào cơ thể.
Video đang HOT
Không nên ngâm quá lâu
Thời gian ngâm chân thường được khuyến khích khoảng 15-20 phút. Hơn nữa, bạn nên ngâm chân vào buổi tối, tầm 19 giờ là tốt nhất, vì lúc này thận hoạt động hiệu quả và giúp cho việc loại bỏ độc tố của cơ thể được dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh ngâm chân sau khi ăn.
Lượng nước ngâm chân, những lưu ý khi ngâm chân vào mùa đông, sống khỏe mỗi ngày
Vị trí huyệt tam âm giao
Lượng nước chỉ cao đến mắt cá chân được cho là không đủ. Thay vào đó, bạn nên đổ nước ngập đến huyệt tam âm giao – nằm ở mặt trong, cách mắt cá chân khoảng 5- 6 cm. Khi ngâm chân, bạn có thể tự xoa bóp huyệt đạo này giúp hạn chế tích nước, hỗ trợ ngủ ngon hơn.
Bổ sung nước cho cơ thể sau khi ngâm chân
Người có thể trạng yếu có thể gặp phải tình trạng chóng mặt khi ngâm chân do lúc này cơ thể có xu hướng đổ mồ hôi, mất nước. Hãychuẩn bị một cốc nước ấm, hoa quả tươi để bổ sung nước cho cơ thể sau khi ngâm chân.
6 cách phòng ngừa các bệnh da vào mùa đông
Mùa đông với thời tiết lạnh, khô hanh làm bùng phát các bệnh da mạn tính như viêm da cơ địa (chàm), mày đay, vảy nến..., đặc biệt nhiều trường hợp viêm da cơ địa nặng, vảy nến thể nặng phải điều trị nội trú.
Vì vậy, các bác sĩ bệnh viện Da liễu TƯ đã đưa ra những lưu ý giúp bạn phòng ngừa.
1. Mọi người cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
2. Không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Đeo khẩu trang, găng tay và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hoá chất độc hại. Hạn chế gãi, cắt ngắn móng tay để tránh gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
3. Không tắm nước lá, nước quá nóng, xà phòng. Không tự ý điều trị tránh làm nặng bệnh. Bôi dưỡng ẩm thường xuyên và đúng cách để bảo vệ làn da. Khi đã tuân thủ hướng dẫn mà bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị phù hợp.
6 cách phòng ngừa các bệnh da vào mùa đông
4. Sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng hơn bằng cách chọn sử dụng một sản phẩm có khả năng làm sạch nhưng vẫn giữ lại được độ ẩm cần thiết để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn. Với da khô, ngoài việc tập trung vào các loại sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm thì tần suất rửa mặt cũng có thể được điều chỉnh xuống 1 lần/ ngày (buổi tối) nếu quá nhạy cảm.
5. Tẩy tế bào chết ít hơn: Tần suất tẩy tế bào chết có thể được giảm xuống vào mùa Đông vì lúc này da dễ nhạy cảm hơn. Có thể tẩy da chết 1 lần/tuần để tăng tốc độ tái tế bào đồng thời tạo điều kiện cho các sản phẩm hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, vì tẩy tế bào chết vật lý có thể khiến da bị tổn thương nên có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học.
6. Sử dụng dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da, vị trí cơ thể, thời điểm: Dưỡng ẩm dạng mỡ có hiệu quả dưỡng ẩm hơn dạng cream và dạng lotion. Tuy nhiên, dạng mỡ gây cảm giác khó chịu, dính và nhờn. Dưỡng ẩm dạng mỡ nên bôi vào buổi tối, dạng cream hoặc dạng lotion vào ban ngày. Khi tổn thương khô nhiều nên dùng dạng mỡ.
Với tổn thương ở mặt nếu thuộc loại da nhờn hay có mụn trứng cá thì không nên dùng các loại dưỡng ẩm có khả năng gây mụn (hay dùng là glycerin). Với tổn thương khô da nhiều ở bàn tay, bàn chân thì nên sử dụng dưỡng ẩm có ure.
Cách bôi dưỡng ẩm: bôi dày, ít nhất 2 lần/ngày, nên bôi ngay sau tắm hay rửa mặt 5 phút. Có thể phối hợp với các phương pháp điện di, siêu âm dẫn thuốc, mesotherapy để tăng cường tạo ẩm cho da, giúp làn da khỏe mạnh, hồng hào. Cùng đó, không quên sử dụng chống nắng đầy đủ, đúng cách; chú ý uống đủ nước, ăn rau xanh, hoa quả, tập luyện thể dục đều đặn.
Khô da mùa đông: Chuyên gia tiết lộ nguyên nhân và dấu hiệu cần sự can thiệp của bác sĩ Để chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây khô da, cũng như cách xử lý tình trạng này nhanh nhất, BSCKII Da Liễu Nguyễn Phương Thảo (Phòng khám da liễu thẩm mỹ Pensilia) mới đây đã có những chia sẻ về vấn đề này. Cứ mỗi đợt thời tiết xuống thấp là làn da của chúng ta lại "khóc thét" vì...