Ngại “thân mật”, chồng khuyên tôi làm một điều níu giữ hạnh phúc
Tôi tự học cách quên đi “chuyện yêu” và cố gắng vun vén hạnh phúc gia đình, tránh đổ vỡ hôn nhân.
Vợ chồng tôi kết hôn đã 5 năm, đến với nhau bằng tình yêu, không phải do mai mối. Khi mới cưới, “chuyện yêu” khá đều đặn. Cuộc sống hôn nhân sau khi cưới trôi qua êm đềm. Chồng làm kinh doanh, tôi làm văn phòng, kinh tế thoải mái, có của ăn của để.
Chồng tôi đưa ra lý do mệt mỏi, tôi cũng học cách quên “ chuyện ấy” để giữ hôn nhân (Ảnh minh họa: IT).
Sau khi hai đứa con chào đời, vợ chồng tôi bận rộn với việc chăm sóc các bé. Khoảng cách sinh quá gần nên hầu như chúng tôi không có thời gian đi chơi và dành cho nhau.
Ai đã chăm sóc con nhỏ cũng hiểu, trẻ con bị ốm đau là chuyện thường. Khi con ốm, cả nhà lao tâm khổ tứ, thức trắng đêm, ra vào bệnh viện như cơm bữa. Cho nên, vợ chồng muốn lãng mạn như thời mới cưới thật sự không dễ.
Từ ngày tôi sinh con, vợ chồng chẳng gần gũi nhau. Anh và tôi dường như có khoảng cách về “chuyện ấy”. Có những khi bên nhau, tôi hỏi lý do, anh chỉ buông một câu: “Anh cảm thấy mệt”.
Video đang HOT
Anh bảo, hai vợ chồng quá đau đầu với con cái, đợi con lớn hơn sẽ bù đắp lại khoảng thời gian này. Chồng không muốn hôn nhân tan vỡ nên đề nghị: “Em cứ cố gắng bận rộn hơn, chắc chắn sẽ không còn nghĩ đến chuyện gì khác”.
Tôi hơi bất ngờ về đề nghị của anh nhưng không còn phương án nào khác Thực lòng, tôi nhận thấy, trong cuộc sống hôn nhân, quá lạnh nhạt “chuyện yêu” dường như mất đi một chút gia vị.
Nghĩ vậy nhưng tôi không dám nói với chồng vì không muốn anh bận tâm quá nhiều. Tôi hiểu ngoài áp lực từ chuyện con cái, việc làm ăn của anh thời gian gần đây cũng không được “thuận buồm xuôi gió”.
Bạn bè tôi nghi ngờ anh có vấn đề gì đó hay thay lòng đổi dạ. Tuy vậy, là người sống cùng anh nhiều năm, tôi tin tưởng ông xã tuyệt đối. Tôi nghĩ những biểu hiện thay đổi của anh có thể là do tuổi tác. Thêm nữa, tôi không dám đòi hỏi vì sợ dẫn đến chuyện ly hôn nếu ép anh quá đà.
Tôi đang gần như phụ thuộc kinh tế của chồng. Hàng tháng, mức lương của tôi chỉ đủ trang trải bỉm sữa cho con. Số tiền cho bản thân và chi tiêu đều do anh đưa.
Với tôi, chuyện nhận tiền từ chồng đã là áp lực lớn. Đôi khi, tôi cảm thấy ngại nhưng hiện tại chưa thể làm được gì vì con còn quá nhỏ. Mặt khác, tôi cũng là túyp phụ nữ cam chịu, không muốn và không đủ can đảm làm mẹ đơn thân.
Bạn bè khuyên tôi nên xem lại mối quan hệ vợ chồng này. Thú thực có những khi tôi cảm thấy mệt mỏi nhưng cố gắng lý trí để nhìn ra điểm tốt của chồng với gia đình hơn là chỉ quan tâm “chuyện yêu”.
Cho đến thời điểm hiện tại, gia đình hai bên nhìn vào chúng tôi đều ngưỡng mộ. Nhưng mấy ai thấu hiểu được nỗi lòng của người vợ như tôi.
Tôi đang cố gắng làm theo lời đề nghị của chồng, dành thời gian nhiều hơn cho các con, thêm chút thời gian đi tập thể dục. Có lẽ khi bận rộn hơn, tôi sẽ quên đi sự thiếu thốn “gần gũi” của chồng.
Đó cũng là cách đơn giản để giữ gìn hôn nhân. Nếu tôi không làm vậy, sự đổ vỡ có thể đến bất cứ lúc nào. Người thiệt sẽ là chính mình. Nếu ly hôn, tôi sẽ phải vất vả, cáng đáng nuôi con trong khi kinh tế không vững.
Nhiều người thân thiết bảo tôi dại, không cần khổ như vậy. Tuy nhiên, ai trong cuộc mới hiểu rằng, không thể vì một lý do không đáng mà quyết định ly hôn. Bản thân muốn làm gì cũng phải nghĩ đến mình và con.
Tôi nghĩ thà cam chịu cuộc sống lạnh nhạt như bây giờ còn hơn phải bươn chải một mình nuôi con.
Ngồi thương nhớ mẹ...
Mấy hôm nay trời hay đổ mưa bất chợt kèm theo những cơn bão ập đến không báo trước. Con dậy sớm, ngỡ ngàng nhìn phố xá mưu sinh lòng bỗng nhiên nhớ mẹ.
Thèm được thức dậy trong ngôi nhà mẹ để nghe những âm thanh quen thuộc. Mùi khói của rơm rạ mẹ nhen thơm căn bếp nhỏ. Mùi hoa cỏ vườn quê thoảng từ cơn gió sớm...
Ảnh minh hoạ
Con lại hình dung ra mẹ đang tất bật với bếp núc, vừa bế cháu thơ vừa chăm chút em chồng. Căn nhà nhỏ luôn hỗn độn âm thanh, tiếng của bộn bề réo gọi mẹ từ đầu ngày cho đến khi cạn buổi. Mỗi lần con định viết về mẹ là loay hoay không biết sắp xếp ngôn từ thế nào. Năm 16 tuổi con đã từng hỏi mẹ một câu, rằng tại sao nhà mình không bao giờ hết việc? Tại sao không thể dành cho nhau một ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa? Việc nắng, việc mưa, việc của mùa màng cứ chồng chất tháng năm. Mẹ không trả lời mà cứ lặng lẽ, từng góc bếp, cuối vườn đều tất bật lo toan.
Con cứ nghĩ người như mẹ cả đời chắc không dám ngoảnh lại phía sau, vì làm sao tránh được cảm giác rùng mình bươn chải. Nuôi nấng những đứa con bé bỏng trưởng thành, cho đến bây giờ lại bồng cháu trên tay. Có nhiều khi thương mẹ đến tận cùng mà thâm tâm vẫn chua xót trách than. Trách mẹ đã sống tần tảo hy sinh cả đời. Vậy thì làm sao con dám ngông cuồng mà buông xuôi hay phá bỏ, ít ra là những lúc đuối lòng?
Mẹ bây giờ chăm sóc cho cả em chồng. Đứa em 30 năm ngông cuồng bỏ quê vẫy vùng, đến lúc cuối đời nằm ốm đau nơi đất khách quê người không một ai dòm ngó. Mẹ đón về dọn cho căn phòng nhỏ, ngày mấy lần nâng đỡ, đút từng thìa cháo sữa ân cần. Con mường tượng ra mẹ đang ngồi cắt tóc, cạo râu cho chú ngoài thềm. Dọn sạch dấu vết của một đời người phong trần chìm nổi. Hẳn là mắt mẹ sẽ rơm rớm nói "chú đau ở chỗ nào chỉ để chị xoa". Mấy chiếc áo rộng thùng thình của chú chắc là mẹ đã khâu, đôi dép trơn trượt mẹ đã thay đôi khác. Ngày nào cũng thủ thỉ: "Chú thích ăn gì cứ bảo chị nấu. Cá ở dưới ao, gà vịt trong chuồng, vườn tược nhỏ nhưng thứ gì cũng có. Đâu phải mua bán gì nhiều mà lo chuyện tiền nong. Ngồi mãi trong buồng chắc cũng khó chịu phải không? Thôi để chị đỡ chú ra ngoài thềm sưởi nắng". Rồi không gian tĩnh lặng ấy sẽ ngằn ngặt cất lên tiếng quấy khóc xé buốt tai. Vì giữa chừng cơn mơ đứa cháu bỗng giật mình thổn thức, nó gọi bà nựng nịu xoa lưng. Con giờ ở quá xa nhưng nghe thấy tiếng chân mẹ rất gần. Nhón nhẹ nhàng từ nhà trên xuống bếp, vội băm chặt món này, thêm nếm gia vị vào món khác. Mặn, nhạt chút thôi cũng khiến mẹ băn khoăn, lưỡng lự. Ngày của mẹ làm sao cho vừa đủ?
Hôm qua mẹ gọi điện khoe vừa mới được đứa cháu hàng xóm dạy cho cách sử dụng mạng xã hội. Mẹ tặc lưỡi bảo "Cả ngày ở nhà đâu có niềm vui gì để khuây khỏa đâu con. Vào mạng xem cái này, cái kia cũng thấy đỡ buồn". Sao nghe như cả đời mới thấy mẹ cất lên một tiếng than? Than rất nhẹ như lòng cam chịu. Niềm vui chắp nhặt mỗi ngày của mẹ chỉ giản đơn như thế. Ấy là khi tiếng hỗn độn, bộn bề, của nồi niêu, xoong chảo vừa mới chịu nghỉ ngơi. Khi đứa cháu nhỏ bụng đã ấm cơm, ấm cháo. Khi em chồng nằm thiu thiu bên gió hè thoảng lại thì mẹ mới được ngồi một mình cùng với chiếc điện thoại. Và con biết mẹ sẽ ngủ quên khi trên điện thoại vẫn còn đang chiếu một bộ phim nào đó...
Mẹ tôi nóng mặt khi chị dâu nói lý do chưa muốn sinh con Cưới nhau đã lâu, tuổi cũng lớn, thế mà chị dâu vẫn chưa có bầu bì. Để rồi khi biết lý do chị chưa muốn có con thì mẹ con tôi đau đầu, không biết phải khuyên bảo chị thế nào nữa? Ảnh minh họa Cả hai anh chị tôi đều giỏi giang, anh là trưởng phòng, còn chị dâu là phó giám...