Ngại công khai minh bạch, doanh nghiệp vẫn chấp nhận chi phí vốn cao
Với nhiều điều kiện chặt chẽ và phải công khai, minh bạch thông tin nên đa số DN chấp nhận chi phí vốn cao chứ không chọn cách phát hành trái phiếu.
Không phát hành trái phiếu vì… ngại công khai
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, chi phí vốn cho khu vực doanh nghiệp (DN) đang rất cao. Cộng đồng DN còn cơ bản dựa vào tín dụng ngân hàng.
Theo ông Tuấn, khi DN huy động vốn dài hạn trên thị trường trái phiếu sẽ thấp hơn rất nhiều việc vay tín dụng ngân hàng: “Đấu giá trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, lãi suất là 4,12%/năm nhưng hiện doanh nghiệp phải vay vốn trung, dài hạn tại các ngân hàng thương mại thì chi phí vốn lên tới 9,6%/năm”.
Người Việt vẫn thiên về gửi tiết kiệm và đi vay ngân hàng nhiều hơn là đầu tư cổ phiếu (Ảnh minh họa: KT)
Đồng tình với Thứ trưởng Bộ Tài chính, PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, với 85% vốn cung cấp cho nền kinh tế là tín dụng ngân hàng, như vậy với chênh lệch gấp đôi giữa tín dụng ngân hàng là 9,6% và lãi suất phải trả nếu DN phát hành trái phiếu chỉ 4,12% như thế chi phí vốn của DN sẽ bị đẩy cao lên và tính tổng thể cả nền kinh tế thì sẽ không có lợi bao nhiêu.
“DN dựa quá nhiều vào tín dụng ngân hàng và khi cung tín dụng nhiều lại chiếm tỷ trọng lớn sẽ dễ có rủi ro về kỳ hạn, rủi ro hệ thống. Muốn chi phí vốn của DN giảm, từ đó, giảm chi phí chung cho cả nền kinh tế thì phải phát triển trái phiếu DN”, bà Mùi nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa phát triển và đang rất nhỏ bé so với kênh tín dụng ngân hàng và so với quy mô thị trường TPDN của các nước trong khu vực. Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, dư nợ thị trường TPDN Việt Nam chỉ ở mức 6,1% GDP, trong khi mức bình quân ở các nước trong khu vực là 20-50% GDP.
Mặc dù khối lượng phát hành trái phiếu DN ở năm 2017 gấp hơn 10 lần so với năm 2011 nhưng cả giai đoạn 2011 – 2017 mới phát hành được 49.000 tỷ đồng. Quy mô thị trường trái phiếu DN năm 2017 đã tăng gấp đôi so với năm 2011 nhưng vẫn chỉ bằng 6,19% GDP, trong khi dư nợ tín dụng ngân hàng bằng 130% GDP.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, trong tổng dự nợ trái phiếu bằng 6,1% GDP nhưng nếu trừ đi phần do các ngân hàng thương mại huy động vốn cấp hai thì quy mô trái phiếu do DN phát hành chỉ bằng 1,7% GDP.
“Như thế có thể nói hầu như chưa có gì cả”, ông Dương nhận định.
TS.Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước cho rằng, TPDN thiếu phát triển, trước hết là do văn hóa Việt Nam thiên về gửi tiết kiệm và đi vay ngân hàng nhiều hơn là đầu tư cổ phiếu hay huy động vốn trên TTCK bằng việc phát hành trái phiếu.
Thói quen này trước hết là do “yếu tố lịch sử”. Hệ thống ngân hàng đã hoạt động được 70 năm và mạng lưới ngày càng mở rộng, trong khi đó thị trường trái phiếu mới hình thành từ năm 2.000, tức là chưa được 20 năm. Bên cạnh đó, thủ tục vay ngân hàng đơn giản hơn và chi phí thủ tục thấp hơn và không phải công khai thông tin. Nhưng để phát hành được trái phiếu thì DN phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt chẽ và tuân thủ quy trình thủ tục theo chuẩn mực thị trường và phải công khai minh bạch thông tin vì thế DN, nhất là DN nhỏ và vừa e ngại không chọn cách phát hành trái phiếu.
Trái phiếu phải hấp dẫn hơn tiết kiệm
Thị trường trái phiếu thiếu hấp dẫn còn do cơ sở hạ tầng cũng đang yếu, chưa có hệ thống thông tin tập trung về TPDN, lại thiếu vắng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nên nhà đầu tư thiếu thông tin, thiếu kênh đánh giá để ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trái phiếu DN. Quy định về phát hành quá chặt chẽ. Thiếu vắng các nhà đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ đầu tư mục tiêu, quỹ hưu trí nên nhu cầu đầu tư trên thị trường thiếu bền vững.
Bà Phan Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính
Để tạo điều kiện cho DN phát hành trái phiếu, bà Phan Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 90/NĐ-CP về phát hành TPDN riêng lẻ sẽ được sửa đổi, trong đó, nới lỏng điều kiện phát hành gắn với việc tập trung vào nhà đầu tư có tổ chức, tăng cường cơ chế công bố công khai thông tin của DN phát hành để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
“Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ 2, trong đó, đánh giá khả năng gắn xếp hạng tín nhiệm vào phát hành TPDN ra công chúng. Các cơ chế chính sách về đầu tư và nắm giữ TPDN sẽ được hoàn thiện đồng bộ với các cơ chế chính sách trên thị trường tiền tệ, tín dụng nhằm tạo sự liên thông, giữa phát triển thị trường TPDN và thị trường tiền tệ – tín dụng”, bà Phan Thu Hiền cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo bà Hiền, việc phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phụ thuộc cả vào yếu tố cung và cầu, phụ thuộc vào nhu cầu muốn xếp hạng, cần xếp hạng của DN. DN cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phải có kinh nghiệm và uy tín cung cấp dịch vụ chất lượng.
“Bộ Tài chính dự kiến sẽ nghiên cứu yêu cầu TPDN phát hành ra công chúng thực hiện xếp hạng tín nhiệm khi điều kiện thị trường cho phép. Còn đối với trái phiếu riêng lẻ sẽ khuyến khích các DN xếp hạng tín nhiệm để tăng cường công khai, minh bạch về thông tin”, bà Hiền nói.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để giải bài toán giảm chi vốn cho DN, phải phối hợp làm sao để DN cần vốn là huy động trên thị trường chứng khoán và phải để người dân thấy rằng nên mua trái phiếu hơn là đi gửi tiết kiệm.
“Đừng quá lo về rủi ro mà đưa ra quy định pháp lý chặt quá. Chặt quá sẽ không khơi thông được thị trường trái phiếu”, TS Vũ Bằng nêu ý kiến./.
Cẩm Tú/VOV.VN
Đề xuất về chế độ tài chính đối với AMC
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC).
Về sử dụng vốn, tài sản, dự thảo nêu rõ: AMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; xác định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của AMC.
AMC được sử dụng vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn, một số nội dung cụ thể như sau:
AMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của AMC để mua các khoản nợ của các tổ chức tín dụng khác, của các AMC của các ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. AMC thực hiện theo dõi và hạch toán các khoản nợ mua theo quy định của pháp luật.
AMC được chủ động sử dụng nguồn vốn của mình để sửa chữa, nâng cấp tài sản đã được AMC thu nợ nhằm mục đích gia tăng giá trị, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Những hoạt động đầu tư sửa chữa, nâng cấp tài sản thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
AMC không được dùng vốn của mình để mua các khoản nợ từ ngân hàng mẹ; đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng mẹ và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết mà ngân hàng mẹ góp vốn, mua cổ phần.
Việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản nợ AMC đã mua được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp.
Doanh thu và chi phí
Theo dự thảo một số khoản doanh thu của AMC được thực hiện như sau: Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả; tiền thu từ bán nợ, tài sản đảm bảo khoản nợ; doanh thu từ cho thuê, khai thác tài sản; thu lãi từ các khoản nợ đã mua; doanh thu từ xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm cho ngân hàng mẹ (là số tiền mà AMC được hưởng khi thực hiện xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm do ngân hàng mẹ ủy quyền cho AMC thực hiện); doanh thu từ việc được chia cổ tức, lợi nhuận còn lại... đối với các khoản nợ AMC đã mua thực hiện chuyển đổi nợ thành vốn góp, cổ phần.
Chi phí của AMC là các khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của AMC; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. AMC không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Khánh Linh
Theo Trí Thức Trẻ
Vinalines nói gì việc cổ phiếu bị hạn chế giao dịch? Cổ phiếu của Vinalines bị giới hạn giao dịch vì kiểm toán từ chối đưa ý kiến về báo cáo tài chính năm 2017. Cổ phiếu của Vinalines bị hạn chế giao dịch do ảnh hưởng từ việc Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của DN - Ảnh minh họa Đầu tháng 10/2018, Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) đưa...