Ngạc nhiên với những lợi ích tuyệt vời của hoa cúc
Hoa cúc không chỉ làm thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm,… mà con giúp giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả.
Theo Health Benefits Times, sử dụng 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 0,481 mg mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali và 60 mg canxi giúp cơ thể giảm nhiều bệnh. Ngoài ra, hoa cúc còn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Sử dụng, hoa cúc có thể mang đến rất nhiều lợi ích tốt cho bạn như:
Có thể làm thuốc giảm đau đầu, viêm mũi
Một chuyên gia về thảo mộc thế kỷ XVI đã khuyên dùng loại hoa này để điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu.
Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Hoa cúc có nhiều flavones, một lớp chất chống oxy hóa. Theo nghiên cứu, flavones có khả năng làm giảm huyết áp và mức cholesterol, là những dấu hiệu quan trọng của nguy cơ mắc bệnh tim của bạn.
Có thể làm nước tonic giảm bệnh
Loài hoa này còn có thể dùng làm nước tonic, có tác dụng lọc máu, chữa sốt, ho và viêm màng phổi, viêm đường sinh sản và chứng sưng tức ngực. Đồng thời, chúng còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, gan, túi mật và thận.
Ảnh minh hoạ trà hoa cúc. Đồ hoạ: Ánh Nhiên
Video đang HOT
Có thể giảm các bệnh về hô hấp
Do có tác dụng chống viêm, bông cúc được dùng như phương thuốc thảo dược trị bệnh cảm cúm thông thường, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,…
Có thể giảm các bệnh về tiêu hóa
Hoa cúc còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm cơn thèm ăn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, túi mật, táo bón nhẹ.
Có thể cải thiện một số bệnh phụ khoa
Hoa cúc có thể giảm các triệu chứng khi hành kinh, đặc biệt là tình trạng chảy máu nhiều khi hành kinh. Ngoài ra, loài hoa này cũng thường được dùng để giảm bệnh viêm bàng quang và các chứng viêm đường niệu.
Có thể làm giảm bệnh gout
Người ta còn dùng bông cúc như một liều thuốc tự nhiên để trị viêm da do dị ứng, bệnh gout (bệnh gút) và các bệnh thấp khớp mãn tính.
Có thể giảm viêm, trị mụn
Rượu chiết xuất từ bông cúc có tác dụng trị mụn trứng cá, làm sạch miệng hay dùng như một loại nước súc miệng thảo dược trị chứng đau họng và viêm miệng. Bạn cũng có thể nhai lá hoa cúc tươi để giảm triệu chứng loét miệng.
Chứng khô mũi
Tình trạng khô mũi xảy ra khi lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm, biến chứng thành bệnh mãn tính hoặc nguy hiểm hơn như viêm xoang, viêm tai giữa... khiến cho tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến chảy máu mũi, gây nhiễm trùng...
Ảnh minh họa
Đông y gọi là "tị cả", là một loại bệnh viêm mũi mạn tính. Do tính chất công việc khiến bạn dễ bị khô mũi hơn, như: Các công việc văn phòng làm việc trong môi trường điều hòa, không khí khô làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mũi. Bên cạnh đó, môi trường có hóa chất độc hại, rác thải hay khói bụi công nghiệp cũng là tác nhân khiến tình trạng khô mũi nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vẩy xanh. Các loại vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi phát triển dưới những lớp vẩy, gây ra triệu chứng tắc bên trong mũi, cảm thấy mũi khô nóng, sụn giáp mũi bị teo nhỏ, niêm mạc khô, không chảy nước, đóng vảy, mất khứu giác.
Yếu tố nào gây khô mũi, viêm mũi?
Dị ứng theo mùa : có thể khiến xoang bị kích thích, mô mũi khô và viêm. Tùy thuộc vào môi trường sống, bạn có thể bị dị ứng nhiều hơn một lần mỗi năm. Các triệu chứng dị ứng theo mùa bao gồm: Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; đau họng; hắt xì; ngứa họng, nhức đầu, ho... có thể được kích hoạt bởi phấn hoa, cỏ, cây...
Dị ứng vật nuôi: Tương tự như dị ứng theo mùa, dị ứng với vật nuôi như lông mèo hoặc lông chó, có thể khiến xoang bị kích thích và khô mũi.
Thuốc kháng histamine và thuốc xông mũi: Nếu bạn đang sử dụng thuốc mà thấy mũi bị khô, hãy báo cho bác sĩ điều chỉnh liều hoặc thay thuốc khác cho bạn.
Không khí khô: Độ ẩm thấp trong nhà có thể khiến đường mũi và xoang bị khô và rát.
Hóa chất và chất kích thích từ môi trường: Nhiều hóa chất và sản phẩm tẩy rửa trong nhà, mùi sơn, nước hoa, khói thuốc... kích ứng đường mũi, khiến bạn bị đau họng, khô mũi,
Hội chứng khô miệng, khô mắt, da khô, mệt mỏi, khô âm đạo, viêm da... là một rối loạn tự miễn ngăn cơ thể tạo độ ẩm. Vì rối loạn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, nên nó cũng có thể dẫn đến xoang khô...
Sau đây là một số bài thuốc điều trị
Bài1: Đương quy vĩ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, thảo quyết minh 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài2: Mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.
Bài 3: Sa sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 15g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, phng phong 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.
Bài 4: Cát cánh 10g, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, chiết bối mẫu 10g, 1 cành hoa thất diệp, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.
Bài 5: Sa sâm 20g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g, sắc nước uống, giải nhiệt, trị khô mũi, viêm mũi teo do âm hư.
Bài 6: Thược dược 6g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 6g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 3g, đan b 10g, phục linh 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, thương nhĩ tử 6g, sắc nước uống, trị viêm mũi teo.
Bài 7: Sa sâm 15g, thạch cao sống 15g, thạch hộc 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 8: Rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc, trị chứng khô mũi, viêm mũi teo.
Bài 9: Sinh địa 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, chiết bối 5g, tân di (mộc lan) 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang, trong 5-7 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một liệu trình mới.
Những sai lầm trong sử dụng thuốc dạng xịt Các thuốc dạng xịt thường được dùng để điều trị một số bệnh đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay hen phế quản, viêm mũi, viêm xoang... Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết cách sử dụng thuốc đúng kỹ thuật. Nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây lãng phí thuốc và không đem lại...