Nga và Trung Quốc đua công nghệ đóng tàu sân bay
Trung Quốc đang chuẩn bị đóng tàu sân bay loại mới với trạm điện hạt nhân và máy phóng điện từ. Nga cũng đang nghiên cứu thiết kế chế tạo tàu sân bay hạt nhân mới.
Chiến đấu cơ cất cánh trên tàu sân bay. Ảnh minh họa.
Đài Tiếng nói nước Nga cho hay, chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ đi sâu so sánh chương trình phát triển hạm đội tàu sân bay của Nga và Trung Quốc.
Mẫu tàu sân bay độc đáo của Nga
Theo các nguồn tin trong Ủy ban Quân sự – Công nghiệp trực thuộc chính phủ, đã 2 năm nay Nga tiến hành thiết kế mẫu tàu sân bay nguyên tử tiềm năng hạng nặng. Dự kiến, bản thiết kế của con tàu độc đáo này sẽ hoàn chỉnh vào năm 2018.
Video đang HOT
Hiện nay, hải quân Nga chỉ có tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov với lò hơi điện tuabin. Xét theo tuyên bố của các quan chức Nga, tàu sân bay mới sẽ khác biệt với tàu Đô đốc Kuznetsov. Chẳng hạn nó sẽ đồ sộ hơn, còn trong nhóm phi cơ của tàu sẽ gồm đến 80 máy bay (Kuznetsov có thể mang 50 máy bay tất cả các loại).
Sự khác biệt then chốt sẽ là trạm điện hạt nhân, kết quả là tàu nguyên tử sẽ chỉ phụ thuộc vào nhiên liệu sẵn có của nó và vũ khí dành cho máy bay cũng như khả năng thể lực của thủy thủ đoàn. Ngoài ra, trái với Kuznetsov, trên tàu sân bay mới các chuyến cất cánh của phi cơ được thực hiện với hỗ trợ của máy phóng.
Các nhà quân sự Nga muốn nhìn thấy trên chiếc tàu sân bay mới của mình không phải là máy phóng hơi, mà là máy phóng điện từ. Những bộ máy phóng như thế được sử dụng trên các tàu sân bay Mỹ tiên tiến nhất. Nga nắm vững công nghệ xây dựng máy phóng hơi (được phát triển trong thời gian dành cho đề án tàu sân bay Liên Xô Ulyanovsk), còn công đoạn tạo ra bộ phóng điện từ đòi hỏi những nỗ lực đáng kể.
So sánh với kế hoạch xây dựng tàu sân bay của Trung Quốc, chương trình tàu sân bay Nga có vẻ khiêm tốn hơn. Theo báo cáo của Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky, Nga tính toán đóng hai tàu sân bay loại hình mới vào năm 2027, trong đó 1 chiếc sẽ vào biên chế Hạm đội Bắc, còn chiếc thứ hai sẽ phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương.
Trung Quốc: Tối thiểu 5 nhóm tàu sân bay tấn công
Trung Quốc cũng đang chuẩn bị xây dựng tàu sân bay loại mới với trạm máy điện hạt nhân và máy phóng điện từ. Tuy nhiên, theo tuyên bố của giới chuyên gia Trung Quốc, Bắc Kinh có kế hoạch đóng mới tối thiểu 5 nhóm tàu sân bay tấn công.
Công việc xây dựng tàu sân bay loại mới của Trung Quốc có thể bắt đầu ngay trong tương lai gần, sau khi đã thu thập những kinh nghiệm qua việc hoàn thiện và vận hành tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh, chứ không phải là sang thập niên sau như Nga. Trung Quốc đã tiến hành tái trang bị cho Nhà máy đóng tàu Giang Nam (Thượng Hải) dựa theo nhu cầu của chương trình tàu sân bay.
Lợi thế của Nga là khối kinh nghiệm phong phú thu nhận được trong quá trình đóng, thử nghiệm, xây dựng và vận hành tàu sân bay Kuznetsov cũng như thiết kế chế tạo tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ.
Ngoài ra, hải quân Nga sẽ nhận được chiến đấu cơ trên tàu sân bay mới là MiG-29K, mà về đẳng cấp kỹ thuật vượt hơn Su-33, đã trở thành nguyên mẫu của J-15 Trung Quốc.
Điểm ưu việt của MiG-29K là sử dụng rộng rãi vật liệu siêu bền composite trong khung máy bay, trạm radar hiện đại, hạ thấp đài radar vô tuyến định vị song hành với trang bị vũ khí mạnh. Nhờ đó, chiếc máy bay nhẹ nhõm và nhỏ gọn hơn đáng kể so với Su-33, giúp bố trí phi cơ trên tàu sân bay dễ dàng hơn.
Theo laodong
Ấn Độ đưa ra "hạn chót" bàn giao tàu sân bay INS Vikramaditya
Trước đây, các quan chức quốc phòng Ấn Độ đã dự định phạt Nga số tiền 115 triệu USD vì vi phạm thời hạn hoàn thành hợp đồng.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã cho biết: "Thời gian đưa vào sử dụng tàu sân bay INS Vikramaditya đã bị lùi lại tới 5 năm. Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định lại thời hạn chót phải đưa hàng không mẫu hạm này vào trong biên chế hải quân Ấn Độ là năm 2013 và không chấp nhận bất cứ lí do gì cho sự chậm trễ". Thế nhưng theo một số chuyên gia quân sự, kế hoạch này chưa chắc đã được thực hiện đúng thời gian ấn định. Cũng như lần ấn định trước, lần này ông Antony cũng không đả động gì đến khả năng phạt Nga theo điều khoản vi phạm hợp đồng.
Tàu sân bay INS Vikramaditya chạy thử trên biển
Năm 2004, Nga và Ấn ký kết hợp đồng ban đầu tân trang tàu tuần dương hạng nặng Admiral Gorshkov thành tàu sân bay INS Vikramaditya, giá trị hợp đồng là 1,5 tỷ USD. Ấn Độ được Nga "biếu không" tuần dương hạm này có lượng giãn nước 4,5 vạn tấn này, họ chỉ phải trả khoản kinh phí cải tạo con tàu và mua sắm máy bay tiêm kích hạm Mig-29 và trực thăng tấn công Ka-28/31. Thế nhưng năm 2009, Nga và Ấn đã sửa đổi một số điều khoản, đội chi phí phát sinh lên con số 2,3 tỷ USD.
Căn cứ vào hợp đồng ban đầu, tàu sân bay sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Ấn Độ vào tháng 8/2008, nhưng nó đã năm lần bảy lượt bị trì hoãn. Căn cứ vào hợp đồng sửa đổi lần cuối, Nga phải thanh lý hợp đồng trước tháng 12/2012 nhưng vừa qua Nga lại xin lùi lại đến quý II năm 2013. Nguyên nhân của vụ việc là do trong đợt chạy thử trên biển Barents, tính năng kém của vật liệu cách nhiệt đã làm hỏng 8 nồi hơi của động cơ.
Theo ANTD
Khám phá chương trình "tàu sân bay" Nhật Từng thuộc nhómcác nước có nhiều hàng không mẫu hạm nhất thế giới, Nhật Bản ngày nay đang dần sở hữu "tàu sân bay" một cách kín đáo hơn. Gần đây, tạp chí Jane's Defense Weekly đưa tin Tokyo đang đẩy nhanh việc tăng cường lực lượng đổ bộ. Trong đó, tàu sân bay trực thăng là một trong những dấu ấn quan...