Nga và Syria hậu Assad: Tái định hình quyền lực ở Trung Đông
Sự sụp đổ của chính quyền Assad vào cuối năm ngoái không chỉ đán.h dấu bước ngoặt lịch sử cho Syria mà còn buộc Nga phải điều chỉnh chiến lược tại Trung Đông.
Từ một đồng minh mạnh mẽ của chính quyền Assad, Moskva giờ đây chuyển mình để thích nghi với cục diện mới, duy trì ảnh hưởng trong bối cảnh nội bộ và khu vực đầy biến động.
Nhà lãnh đạo thực tế của Syria, ông Ahmad Al Sharaa (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm của Chính phủ chuyển tiếp Syria Murhaf Abu Qasra (trái) tại Damascus, ngày 21/12/2024. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo chuyên gia Rajoli Siddharth Jayaprakash thuộc chương trình Nghiên cứu chiến lược tại Quỹ Nghiên cứu Giám sát (Observer Research Foundation) có trụ sở tại Ấn Độ ngày 17/1, sự sụp đổ của chính quyền Assad vào cuối năm ngoái đã đán.h dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền chính trị Syria, đồng thời làm thay đổi đáng kể vai trò và ảnh hưởng của Nga tại quốc gia này sau 24 năm can dự sâu rộng.
Nhìn lại chặng đường trước đây, Nga đã có vai trò quyết định trong việc hỗ trợ chính quyền Assad kể từ năm 2015. Khi đó, Moskva đã can thiệp quân sự trực tiếp thông qua việc cung cấp hỗ trợ không quân cho lực lượng chính phủ Syria và các đồng minh được Iran hậu thuẫn. Đây được xem là cuộc can thiệp quân sự đầu tiên của Nga ở nước ngoài kể từ sau khi Liên Xô tan rã.
Hai năm sau đó, vào năm 2017, Nga và Syria đã củng cố quan hệ thông qua việc ký kết thỏa thuận cho phép Moskva thuê cơ sở hải quân Tartus và căn cứ không quân Khmeimim trong thời hạn 49 năm.
Các căn cứ này đóng vai trò then chốt như một trung tâm hậu cần, giúp Nga thể hiện ảnh hưởng ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải và là bàn đạp để Moskva tiến vào châu Phi.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố đã dẫn đến sự suy yếu quyền lực của chính quyền Assad trong những năm gần đây. Đầu tiên là sự từ chối của ông trong việc đối thoại với phe đối lập. Tiếp đến là tác động của đại dịch COVID-19 và trận động đất tàn khốc ở miền Bắc Syria vào mùa hè 2024 đã làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế đất nước. Quan trọng hơn, việc Nga tập trung vào chiến dịch quân sự ở Ukraine từ năm 2022 và Hezbollah chuyển hướng sang đối đầu với Israel đã ảnh hưởng lớn đến tinh thần của lực lượng chính phủ Syria.
Video đang HOT
Những diễn biến này tạo điều kiện cho nhóm Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Họ đã chiếm được các thành phố lớn như Aleppo, Hama và Homs trước khi bao vây Damascus vào ngày 7/12 năm ngoái. Chỉ một ngày sau đó, Tổng thống Assad đã phải rời Syria sang Nga tị nạn, chấm dứt 24 năm cầm quyền.
Đáng chú ý là cách tiếp cận của Nga sau khi chính quyền Assad sụp đổ. Moskva nhanh chóng điều chỉnh chính sách, thể hiện qua việc Đại sứ quán Syria tại Moskva treo cờ mới và truyền thông nhà nước Nga bắt đầu gọi “quân nổi dậy là ‘phe đối lập có vũ trang’” thay vì “nhóm khủng bố” như trước đây. Theo báo The National của UAE, các cuộc đàm phán giữa Nga và chính quyền Syria mới đang được tiến hành, trong khi quân đội Nga duy trì quan hệ tốt với chính quyền mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã có những phát biểu thể hiện sự linh hoạt khi tuyên bố căn cứ không quân Khmeimim của Nga có thể được sử dụng để cung cấp viện trợ nhân đạo. Ông nhấn mạnh rằng mục tiêu can thiệp của Nga vào Syria là ngăn chặn sự hình thành “một vùng đất của khủng bố”, chứ không phải để duy trì một chính quyền cụ thể.
Về phía chính quyền mới của Syria, họ cũng cần sự ủng hộ của Nga để có được tính hợp pháp quốc tế. Moskva được đán.h giá là đối tác quan trọng hơn Washington, do Mỹ vẫn ủng hộ các lực lượng dân quân người Kurd và các nhóm bộ lạc ở miền Bắc Syria.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nga tại Syria có thể sẽ giảm sút trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là do Moskva đang phải tập trung vào cuộc xung đột ở Ukraine và ngày càng phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ trong việc định tuyến lại thương mại. Đặc biệt khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Ukraine hết hạn vào tháng 1/2025, đường ống Turkstream trở thành con đường duy nhất để vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Chuyên gia Jayaprakash lưu ý, trong bối cảnh mới, dự báo Nga sẽ theo đuổi chính sách linh hoạt hơn tại Syria, tương tự cách Moskva đã làm với Taliban. Điều này có thể bao gồm việc xóa tên HTS khỏi danh sách khủn.g b.ố và tham gia vào các cơ chế giải quyết hậu xung đột nhằm tái thiết nền kinh tế Syria. Tuy nhiên, chiến lược dài hạn của Nga tại Trung Đông sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến tình hình nội bộ của Syria trong thời gian tới.
Chính quyền Syria mới muốn duy trì mối quan hệ tôn trọng với Iran và Nga
Lãnh đạo mới của Syria bày tỏ mong muốn thiết lập mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau với Iran và Nga, đồng thời kêu gọi các quốc gia này không can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.
Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL), lãnh đạo mới của Syria Ahmad al-Sharaa nói với kênh truyền hình Al Arabiya (Saudi Arabia) ngày 29/12 rằng chính quyền mới của quốc gia Arab này muốn có quan hệ với Iran và Nga, nhưng ông nhấn mạnh rằng bất kỳ mối quan hệ nào cũng phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Nga và Iran là đồng minh lớn của Syria thời chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cho đến khi nhà lãnh đạo này bị phe đối lập lật đổ vào đầu tháng 12 vừa qua.
"Syria không thể tiếp tục nếu không có mối quan hệ với một quốc gia quan trọng trong khu vực như Iran", ông Sharaa trả lời phỏng vấn với Al Arabiya.
Ông Sharaa cũng hối thúc Tehran xem xét lại các chính sách và biện pháp can thiệp trong khu vực và chỉ ra rằng lực lượng đối lập đã bảo vệ các vị trí của Iran trong quá trình lật đổ chính quyền Assad, mặc dù họ biết rằng Iran là nước hậu thuẫn chính cho ông Assad. Nhà lãnh đạo mới của Syria cho biết thêm ông đang mong đợi những động thái tích cực từ Iran.
Ông Sharaa nói thêm rằng dù mong đợi Nga rút quân khỏi Syria, ông cũng nói về lợi ích chiến lược sâu sắc với Nga.
"Chúng tôi không muốn Nga rời khỏi Syria theo cách làm suy yếu mối quan hệ với đất nước chúng tôi. Tất cả vũ khí của Syria đều có nguồn gốc từ Nga và nhiều nhà máy điện được quản lý bởi các chuyên gia Nga. Chúng tôi không muốn Nga rời khỏi Syria theo cách mà một số người mong muốn", ông Sharaa nói với Al-Arabiya.
Ông Sharaa nói thêm rằng mối quan hệ này phải dựa trên tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Phương Tây cũng đang theo dõi chặt chẽ các hành động của nhà cầm quyền mới, bao gồm cả mức độ sâu sắc của bất kỳ mối quan hệ nào trong tương lai với Tehran và Moskva.
Cảng Tartus của Syria là cơ sở quan trọng cho các hoạt động quân sự của Nga tại Syria và khắp Trung Đông và Địa Trung Hải.
Theo dữ liệu chuyến bay được RFE/RL phân tích, Nga đang giảm hiện diện quân sự tại Syria và chuyển một số tài sản từ quốc gia Trung Đông này sang châu Phi.
Để bù đắp cho khả năng mất căn cứ không quân ở Hmeimim và căn cứ hải quân ở Tartus, Nga dường như đang tăng cường hiện diện ở Libya, Mali và Sudan.
Trong khi đó, ông Sharaa cũng cho biết việc tổ chức bầu cử ở Syria có thể mất tới bốn năm và việc hoàn thiện hiến pháp mới có thể mất ba năm.
Nhà lãnh đạo mới của Syria cũng bày tỏ hy vọng rằng chính quyền mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump - dự kiến nhậm chức vào ngày 20/1/2025 - sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Damascus.
"Chúng tôi hy vọng chính quyền ông Trump sắp tới sẽ không đi theo chính sách của người tiề.n nhiệm", ông Sharaa nói.
Ông Sharaa cũng đã công khai cam kết áp dụng các chính sách ôn hòa liên quan đến quyền phụ nữ, hòa giải dân tộc và quan hệ với cộng đồng quốc tế, mặc dù các nhà lãnh đạo thế giới cho biết họ vẫn cảnh giác với những người lãnh đạo mới trong khi chờ đợi các hành động cụ thể.
Nguyên nhân nào thúc đẩy Liên bang Nga rút khỏi Syria Cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành ưu tiên hàng đầu, khiến Nga phải điều chỉnh các cam kết quân sự ở Syria. Mặc dù vẫn duy trì sự hiện diện tại các căn cứ quân sự quan trọng, nhưng khả năng tồn tại lâu dài của chúng đang bị đặt dấu hỏi. Khói lửa bốc lên sau cuộc không kích của Israel...