Nga và Mỹ hợp tác vũ trụ: Phi hành gia Nga sẽ bay trên Crew Dragon tới ISS
Ngày 7/2, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Liên bang Nga ( Roscosmos) vừa công bố kế hoạch đưa hai phi hành gia nước này là ông Oleg Platonov và ông Oleg Artemyev lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bằng tàu Crew Dragon của Mỹ trong hai năm tới.
Tàu vũ trụ Crew Dragon kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), ngày 16/11/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đây là một phần trong chương trình trao đổi giữa Roscosmos và NASA nhằm đảm bảo sự hiện diện của cả hai bên trên trạm quỹ đạo, bất chấp những biến động địa chính trị.
Theo kế hoạch, ông Oleg Platonov sẽ tham gia nhiệm vụ Crew-11 trên tàu Crew Dragon – dự kiến phóng vào nửa cuối năm 2025 – trong khi ông Oleg Artemyev sẽ có mặt trong nhiệm vụ Crew-12, với chuyến bay dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2026.
Video đang HOT
Ngoài hai phi hành gia này, trong những tháng tới tàu Crew Dragon cũng sẽ đưa ông Kirill Peskov – một phi hành gia khác của Roscosmos lên trạm ISS. Việc ngày càng có nhiều phi hành gia Nga tham gia các chuyến bay trên tàu vũ trụ của Mỹ phản ánh mức độ hợp tác chặt chẽ giữa hai cơ quan vũ trụ hàng đầu thế giới.
Song song với việc phi hành gia Nga bay trên tàu Crew Dragon, Roscosmos cũng xác nhận rằng hai phi hành gia của NASA là ông Christopher Williams và ông Anil Samoilenko Menon cũng sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên lên ISS bằng tàu vũ trụ Soyuz của Nga.
Cụ thể, ông Christopher Williams sẽ tham gia phi hành đoàn của tàu Soyuz MS-28 và dự kiến phóng vào mùa thu năm 2025, cùng với hai phi hành gia Nga là ông Sergey Kud-Sverchkov và ông Sergey Mikayev. Ông Williams sẽ thay thế ông Oleg Platonov trong nhiệm vụ này.
Trong khi đó, ông Anil Samoilenko Menon được chỉ định tham gia phi hành đoàn của tàu Soyuz MS-29, dự kiến khởi hành vào mùa hè năm 2026. Trước đó, vị trí này do ông Sergey Korsakov đảm nhận, tuy nhiên, ông đã rời khỏi phi hành đoàn mà không có thông báo về lý do.
Chương trình trao đổi giữa Roscosmos và NASA được đán.h giá là một phần quan trọng trong nỗ lực duy trì hợp tác giữa hai cơ quan vũ trụ. Trước đó vào hồi tháng 1, ông Maksim Kharlamov – người đứng đầu Trung tâm Đào tạo Phi hành gia Gagarin thuộc Roscosmos – xác nhận rằng thỏa thuận này đã được mở rộng để đảm bảo sự hiện diện liên tục của phi hành gia hai nước trên ISS.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động, việc Nga và Mỹ tiếp tục duy trì hợp tác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa hai chương trình không gian. ISS vẫn là biểu tượng của hợp tác khoa học quốc tế, nơi các phi hành gia từ nhiều quốc gia cùng làm việc vì mục tiêu chung, bất chấp những khác biệt về chính trị trên Trái Đất.
Việc phi hành gia Nga bay trên Crew Dragon và phi hành gia Mỹ bay trên Soyuz không chỉ mang ý nghĩa về mặt kỹ thuật mà còn khẳng định cam kết của cả hai bên trong việc thúc đẩy nghiên cứu và khám phá không gian một cách bền vững, lâu dài.
Nga thay thế lãnh đạo cơ quan hàng không vũ trụ
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 6/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra sắc lệnh cách chức Tổng giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) Yuri Borisov và bổ nhiệm quan chức Bộ giao thông Dmitry Bakanov vào vị trí này.
Tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5 được đặt vào bệ phóng tại sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur, Nga. Ảnh tư liệu - minh họa: AFP/TTXVN
Đáng chú ý, ông Borisov đã có 6 năm (từ 2012 - 2018) làm cấp phó cho cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu và chịu trách nhiệm về lĩnh vực tái vũ trang và mua sắm quốc phòng.
Bình luận về quyết định nhân sự tại cơ quan quan trọng này, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Duma quốc gia (Hạ viện) Nga về chính sách kinh tế Denis Kravchenko khẳng định ngành hàng không vũ trụ Nga đang cần có những thay đổi mạnh, liên quan đến sự tham gia của nhà nước và cân bằng giữa lợi ích tư nhân và quốc gia.
Ông Kravchenko cho rằng với sự thay đổi này, ngành hàng không vũ trụ Nga sẽ có được "cú hích" mới và tân lãnh đạo Roscosmos sẽ có được sự ủng hộ và tin cậy cao từ phía lãnh đạo đất nước.
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027-2033 Ngày 24/12, ông Yury Borisov - người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nhà nước Roscosmos, tiết lộ rằng Nga lên kế hoạch tiến hành 15 vụ phóng tên lửa đẩy hạng nặng Angara từ năm 2027 đến năm 2033 trong khuôn khổ dự án xây dựng Trạm quỹ đạo Nga (ROS). Tên lửa đẩy hạng nặng Angara-A5 được đặt vào bệ phóng...