Nga tung video phóng tên lửa đạn đạo, phô trương sức mạnh
Quân đội Nga mới đây đã phóng thử thành công phiên bản nâng cấp của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M.
Theo Daily Star, tên lửa Iskander-M khai hỏa từ xe phóng đã đánh trúng mục tiêu di động cách xa 130km.
Vụ phóng tên lửa diễn ra tại căn cứ quân sự Lyaur ở miền trung Tajikistan, trong một cuộc tập trận của Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
CSTO là tổ chức an ninh khu vực, được thành lập bởi 6 cựu thành viên Liên Xô, bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Hai quốc gia đóng vai trò quan sát là Afghanistan và Serbia.
Vụ phóng tên lửa đạn đạo được chuẩn bị kỹ lưỡng. Các máy quay camera được đặt ở cự ly gần dưới 100 mét.
Cảnh tên lửa Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, rời bệ phóng khiến nhiều người xem cảm thấy ấn tượng.
Tên lửa đạn đạo Iskander-M luôn là nỗi khiếp sợ của phương Tây.
Một người xem video nói: “Vụ phóng tên lửa thật tuyệt vời. Cách mà tên lửa đánh trúng mục tiêu còn thú vị hơn nữa”.
Người khác bình luận: “Hãy chứng kiến sức mạnh tên lửa Iskander-M, một trong những vũ khí đại diện cho lực lượng tên lửa chiến lược Nga”.
Iskander-M là tên lửa đạn đạo tầm ngắn gắn trên xe phóng di động, có thể mang theo nhiều đầu đạn khác nhau và cả đầu đạn hạt nhân.
Một số chuyên gia quân sự phương Tây nói tên lửa này vi phạm Hiệp ước Tên lửa hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF). Nga nhiều lần lên tiếng bác bỏ cáo buộc này.
Iskander-M lần đầu được quân đội Nga tiếp nhận vào năm 2006. Nga hiện có 112 tổ hợp tên lửa như vậy và ít nhất một bệ phóng tên lửa xuất hiện ở Syria.
Theo Danviet
Hé lộ tên lửa đa đầu đạn hạt nhân bắn tới mọi nơi của TQ
Trung Quốc dự định sẽ đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa đa đầu đạn mới vào hoạt động từ năm 2018.
Tên lửa Dongfeng-41 của Trung Quốc có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, quân đội Trung Quốc sẽ đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo liên lục địa đa đầu đạn mới mang tên Dongfeng-41 vào đầu năm 2018. Loại vũ khí này được cho là có thể tấn công mục tiêu ở "bất cứ đâu trên thế giới".
Phát biểu trước 2.300 đại biểu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Bắc Kinh "sẽ phấn đấu thay đổi toàn diện lực lượng vũ trang thành quân đội hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ 21".
Tên lửa Dongfeng-41 được cho là có thể đạt tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và sử dụng pháo sáng giả để vượt qua các hệ thống phòng không của kẻ thù.
Theo India Times, tên lửa đã được thử nghiệm 8 lần từ năm 2012. Các nhà phân tích tin rằng nó chắc chắn đạt được bước tiến đáng kể, nếu quân đội Trung Quốc chuẩn bị tuyên bố tên lửa hoạt động chính thức.
Tờ South China Morning Post cho biết vụ thử tên lửa Dongfeng-41 lần thứ 8 diễn ra vào khoảng đầu tháng 11.2017 tại khu vực sa mạc ở miền tây Trung Quốc. Báo cáo không tiết lộ địa điểm và thời gian chính xác vụ thử diễn ra.
Theo Global Security, tên lửa Dongfeng-41có tầm bắn từ 10.000 đến 12.000 km và sử dụng nhiên liệu rắn cho động cơ đẩy. Tên lửa được cho là có chiều dài 15m, đường kính 2m và trọng lượng khoảng 30.000 kg.
"Tên lửa sẽ mang theo tới 10 đầu đạn hạt nhân, với mỗi đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu khác nhau", tờ Thời báo Hoàn Cầu viết. "Nhưng Trung Quốc không theo đuổi chạy đua vũ trang và không cạnh tranh với quốc gia nào có mục đích như vậy".
Theo Danviet
Trung Quốc tiết lộ tên lửa mới có thể tấn công mọi nơi trên thế giới Truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng vào nửa đầu năm sau, quân đội Trung Quốc sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiều đầu đạn có thể tấn công bất cứ nơi nào trên thế giới. Tên lửa Dongfeng-31 của Trung Quốc (Ảnh: Wikimedia commons) Sputnik ngày 21/11 trích bài báo của Global Times cho biết vào khoảng...