Nga từng nghi Ukraine định tấn công sự kiện có Tổng thống Putin tham dự
Liên bang Nga từng nghi ngờ rằng Ukraine đã lên kế hoạch tấn công nước này trong cuộc duyệt binh Ngày Hải quân vào tháng 7 mà Tổng thống Vladimir Putin có tham dự.
Nga đã liên lạc với Mỹ để nói về những lo ngại của mình.
Tổng thống Putin trong Ngày Hải quân năm 2024. Ảnh: RT
Hãng tin Reuters ngày 6/8 dẫn lại thông tin từ truyền hình nhà nước Nga cho biết thông tin trên. Trong đó, truyền hình nhà nước Nga nói rằng thông tin này là bí mật quốc gia và không cung cấp thêm chi tiết. Bộ Ngoại giao Ukraine đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Video đang HOT
Truyền hình nhà nước Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói rằng lo ngại về vụ tấn công là quá lớn, đến nỗi Bộ trưởng Quốc phòng Andrei Belousov đã liên lạc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin về những nghi ngờ này.
Tờ New York Times nói rằng ông Austin đã nhận cuộc gọi từ ông Belousov, mà trong đó nói về nghi ngờ rằng Ukraine đang lên kế hoạch một hoạt động bí mật chống Nga vào ngày 12/7 và cho rằng kế hoạch này đã được Mỹ ủng hộ.
Hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết các quan chức Lầu Năm Góc rất ngạc nhiên trước nghi ngờ của Nga và không biết về âm mưu nào như vậy.
Tuy nhiên, những lo ngại của Nga đã được xem xét một cách nghiêm túc đến mức Mỹ đã phải liên hệ với Ukraine và cảnh báo rằng nếu họ đang lên kế hoạch thực hiện hoạt động như vậy thì không nên tiến hành.
Mali cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine, Kiev phản ứng
Ukraine đã chỉ trích quyết định của Mali là "thiển cận và vội vàng," cho rằng không có bằng chứng rõ ràng về sự liên quan của Kiev.
Lực lượng Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ ở Mali (MINUSMA) tuần tra tại Timbuktu, Mali. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo CNN của Mỹ ngày 5/8, Mali đã chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine sau khi có thông tin cho rằng Kiev đã cung cấp tình báo cho các phiến quân Mali, giúp họ thực hiện cuộc phục kích nhằm vào lực lượng của Nhóm Wagner vào tháng 7 vừa qua.
Đại tá Abdoulaye Maiga, người phát ngôn Chính phủ Mali, đã phản đối hành động của Ukraine trong một tuyên bố trên truyền hình, nhấn mạnh rằng Mali luôn kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Ông Maiga cho rằng chính quyền Ukraine đã thể hiện sự "thù địch và không tôn trọng" quan điểm của Mali về việc giải quyết xung đột.
Trước đó, Andriy Yusov, đại diện của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), xác nhận rằng Kiev đã cung cấp thông tin tình báo cho phiến quân Mali, hỗ trợ họ trong việc thực hiện chiến dịch quân sự chống lại lực lượng Nga. Ông Yusov cho biết phiến quân Mali đã nhận được thông tin cần thiết để thực hiện cuộc tấn công thành công.
Cuộc tấn công được thực hiện bởi một nhóm phiến quân Tuareg cùng với chi nhánh al-Qaeda ở Sahel, JNIM (Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin). JNIM đã tuyên bố rằng cuộc phục kích phức tạp của họ đã tiêu diệt một đoàn xe của lực lượng Wagner, khiến khoảng 50 binh sĩ người Nga thiệt mạng và một số binh lính Mali. Video được công bố sau vụ tấn công cho thấy một số xe bốc cháy và thi thể của các nạn nhân.
Theo các kênh Telegram không chính thức của Nga, số lượng binh sĩ Nga thiệt mạng có thể lên đến 80, biến đây thành tổn thất nghiêm trọng nhất đối với lực lượng bán quân sự Nga trong nhiều năm hoạt động tại châu Phi.
Cùng ngày, Ukraine đã lên án quyết định của Mali là "thiển cận và vội vàng", cho rằng không có bằng chứng rõ ràng về sự liên quan của Kiev trong cuộc giao tranh khiến binh lính Mali và lính đánh thuê Nga thiệt mạng. Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết việc cắt đứt quan hệ ngoại giao mà không điều tra kỹ lưỡng là điều đáng tiếc và không công bằng.
Tín hiệu Nga và Ukraine hướng đến đàm phán để ngừng xung đột Hãng DPA (Đức) đánh giá rằng những tuyên bố mới nhất từ quan chức Nga và Ukraine cho thấy hai quốc gia đã sẵn sàng đám phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột mặc dù mỗi bên đều có điều kiện tiên quyết. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố sẵn sàng tham gia vào tiến...