Nga – Trung xác định trật tự mới trên thị trường dầu mỏ
Các liên minh cũ và cựu bá chủ thế giới bị nhận xét đã không còn ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Thị trường dầu mỏ đang bị chi phối bởi Nga và Trung Quốc cùng các đối tác của họ. Danh sách những quốc gia thường chồng chéo lên nhau, nghĩa là Moskva và Bắc Kinh thu hút các quốc gia tương đồng để tăng cường hợp tác.
Theo chuyên gia năng lượng Simon Watkins trong bài viết trên tờ OilPrice, chỉ trong ngày 18/5, có tới 10 thỏa thuận mới với Iran về hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ đã được ký kết tại Moskva.
Nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã đợi cho mọi chuyện lắng xuống trước khi ký các thỏa thuận hợp tác mới với Tehran vào ngày 23/5. Bắc Kinh đã mở rộng đáng kể ảnh hưởng của mình ở Trung Đông để đảm bảo đủ trữ lượng hydrocarbon nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Những thỏa thuận hợp tác theo chương trình này nhằm đảm bảo rằng mọi thứ thuộc về Iran (bao gồm cả quyền kiểm soát trữ lượng dầu khí) đều trở thành tài sản thực tế của cả Nga và Trung Quốc (với sự phân phối lại cổ phần).
Có tính đến sự thâm nhập sâu rộng của Liên bang Nga và Trung Quốc không chỉ vào Iran, mà còn cả Iraq, Venezuela, cũng như quan hệ đối tác với Saudi Arabia, thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể được cho là do Nga và Trung Quốc kiểm soát.
Tuy nhiên trong trường hợp này, Moskva đã đi trước Bắc Kinh một chút. Các thỏa thuận bao gồm 6 biên bản ghi nhớ, 2 hợp đồng, 1 lộ trình hợp tác quân sự rộng lớn hơn và 1 lộ trình hợp tác song phương khác trong lĩnh vực công nghiệp, chuyển giao công nghệ và tăng cường thu hồi dầu.
Đối với Bắc Kinh, các thỏa thuận với Iran chỉ đơn giản là hợp nhất một số chi tiết còn lại về hợp tác tài chính, đầu tư và năng lượng có trong “Thỏa thuận hợp tác toàn diện 25 năm Iran – Trung Quốc”.
Trong tài liệu này, Trung Quốc được đảm bảo rằng giá dầu và khí đốt từ Iran sẽ thấp hơn ít nhất 30% so với tiêu chuẩn giá hàng hóa toàn cầu tương ứng.
Việc đổi mới cam kết hiện có được yêu cầu sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Điều kiện thay đổi cho phép Trung Quốc đề nghị khoản giảm giá thậm chí còn lớn hơn từ đồng minh, và rõ ràng Tehran đã thực hiện bước đi này.
Đây chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động mà Nga và Trung Quốc đã phát triển trong những tuần gần đây, định hình lại thị trường dầu mỏ thế giới.
Ảnh hưởng thực sự của những “người chơi lớn” như OPEC hay Mỹ đang giảm dần, trên thực tế, họ đã trở thành “con tin” cho vị thế của mình và chỉ tập trung vào việc cung cấp vàng đen cho châu Âu, nơi đang giảm nhanh chóng nhu cầu tiêu thụ hydrocarbon.
Bất chấp các lệnh trừng phạt, sản lượng dầu thô của Iran tăng 140.000 thùng/ngày
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong báo cáo công bố mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của Iran trong năm 2022 đã ở mức trung bình 2,54 triệu thùng/ngày, tăng 140.000 thùng/ngày so với năm 2021.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo này, Iran đã sản xuất trung bình 2,56 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong quý cuối cùng của năm 2022, trong đó riêng sản lượng tháng 12/2022 đạt 2,58 triệu thùng/ngày. Theo đó, sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 12/2022 ghi nhận mức tăng 20.000 thùng so với tháng trước đó và tăng 130.000 thùng so với cùng kỳ năm 2021.
EIA ước tính doanh thu từ dầu mỏ của Iran trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 34 tỷ USD, thấp hơn 5 tỷ USD so với doanh thu bán dầu thô của nước này trong cả năm 2021. Doanh thu dầu thô của Iran trong giai đoạn từ tháng 1-7/2022 cao gấp đôi doanh thu năm 2020.
Điều này cho thấy tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này đang giảm dần. Iran đã thu được 17 tỷ USD từ việc bán dầu mỏ trong năm 2020 và 39 tỷ USD năm 2021. EIA dự đoán Iran sẽ đạt tổng doanh thu dầu mỏ 58 tỷ USD trong năm 2022.
Iran đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô trong năm 2022 khi nước này thực hiện các chiến lược mới để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong "Báo cáo Thị trường Dầu mỏ" được công bố hồi đầu tháng này, IEA ước tính sản lượng dầu của Iran trong tháng 12/2022 đạt 2,72 triệu thùng/ngày, qua đó đưa quốc gia Trung Đông này lên vị trí thứ 4 trong số các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Trong diễn biến khác, Công ty Hóa dầu quốc gia Iran (NPC) cho hay kim ngạch xuất khẩu hóa dầu của nước này đã đạt 18 tỷ USD trong 10 tháng kể từ đầu năm 2022 (bắt đầu từ ngày 21/3/2022 theo lịch Iran) so với mức 15 tỷ USD của cả năm 2021. Iran có kế hoạch nâng công suất sản xuất hóa dầu hàng năm lên 90 triệu tấn.
Ngành hóa dầu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phi dầu mỏ của Iran vì xuất khẩu hóa dầu là nguồn doanh thu lớn thứ hai của nước này sau dầu thô. Xuất khẩu hóa dầu hiện chiếm gần 33% tổng giá trị xuất khẩu phi dầu mỏ của quốc gia trên.
OPEC hoan nghênh Iran trở lại thị trường dầu mỏ Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Haitham Al Ghais cho hay khối này sẽ hoan nghênh Iran quay trở lại thị trường dầu mỏ hoàn toàn, khi các lệnh trừng phạt áp lên nước này được dỡ bỏ. Toàn cảnh một cơ sở khai thác khí đốt của South Pars ở Assaluyeh, Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...