Nga-Trung o ép, Mỹ vẫn tự tin vây ngược?
Dù bị cả Nga và Trung Quốc ra sức o ép, Mỹ vẫn tự tin vây ngược, tung đòn đáp trả
Nga-Trung gia tăng sức ép với Mỹ
Mới đây, tờ The Hill dẫn lời các chuyên gia cho hay, quân đội Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với quân đội Mỹ.
Theo nguồn tin, các loại vũ khí mới của Moskva và Bắc Kinh hiện nay có khả năng phát hiện hiệu quả cao hơn và tấn công máy bay cũng như tàu chiến của Mỹ.
Đặc biệt, mục tiêu thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí công nghệ cao của Nga và Trung Quốc là buộc quân đội Mỹ lùi xa biên giới của họ.
Nga-Trung đang ngày càng gia tăng sức ép với Mỹ
“Đặc biệt, Nga đang thách thức Mỹ ở khu vực Baltic, nơi gần đây các máy bay Nga đã không cho phép tàu và máy bay Mỹ được bình yên”, nguồn tin cho hay.
Tờ The Hill cũng lời chuyên gia Mark Ganzinger thuộcTrung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng Nhà Trắng không còn khả năng đối phó với các đối thủ sở hữu một kho vũ khí có độ chính xác cao kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
“Mỹ đã từng có thể sử dụng các căn cứ quân sự nằm không xa biên giới đối phương. Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi”, ông Mark Ganzinger nói.
Ngoài ra, theo tờ báo, các chuyên gia trong giới quân sự cũng tin rằng sự thống trị dưới nước của Mỹ cũng đang bị đe dọa.
“Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các tàu ngầm và các tàu ngầm Nga ngày càng tích cực thực hiện các hoạt động tuần tra”, nguồn tin cho hay.
Video đang HOT
Mỹ vẫn vây ngược Nga – Trung ?
Không thể phủ nhận rằng Nga và Trung Quốc đang dùng mọi nỗ lực của mình để ngăn chặn và gia tăng thêm những áp lực với Nhà Trắng về lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, theo giới phân tích, Mỹ vẫn chủ động ứng phó và tiến hành vây ngược lại Moskva và Bắc Kinh.
Nhằm ứng phó với những nguy cơ có thể xảy ra, thời gian qua, Lầu Năm Góc đã tập trung vào phát triển hệ thống vũ khí công nghệ cao có thể tránh bị phát hiện kể cả ở cự ly gần, như máy bay ném bom tàng hình tầm xa B-21, một loại máy bay ném bom tấn công chính xác thế hệ thứ năm trị giá 550 triệu USD mỗi chiếc sẽ được đưa ra vào giữa những năm 2020.
Ngoài ra, Washington cũng đang hợp tác với các đồng minh kể cả Anh để mời họ mua vũ khí tiên tiến của Mỹ, gồm cả máy bay chiến đấu tấn công hỗn hợp F-35, máy bay tuần tra trên biển P-8 Poseidon được thiết kế để phát hiện tàu ngầm và tàu nước ngoài, tên lửa lớp Trident D5 được triển khai trên tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh.
Trong một tuyên bố mới đây, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work còn khẳng định kế hoạch phòng thủ 25 năm giữa Anh và Mỹ được ký kết vào hồi năm ngoái sẽ cho phép 2 nước có thể liên kết hoạt động trong các trận đánh công nghệ cao.
Mỹ vẫn chủ động vây ngược lại Nga – Trung
Không chỉ thế, giữa lúc khủng hoảng và thậm hụt ngân sách, Nhà Trắng còn quyết định chi một khoản ngân sách rất lớn nhằm phát triển chương trình “Đòn tấn tấn công thần tốc toàn cầu” (Prompt Global Strike – PGS).
Đây là hệ thống công kích bằng vũ khí phi hạt nhân, cho phép tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên phạm vi toàn cầu trong thời gian giới hạn 1 giờ. Đây là chương trình có tên gọi DARPA Falcon Project. Số lượng các loại vũ khí này trong kho vũ khí chiến lược Mỹ ngày càng tăng.
Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ Quốc phòng Nga, đến giữa thập kỷ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu của Washington sẽ có từ 1.500 – 1.800 tên lửa hành trình tốc độ siêu thanh sử dụng phương tiện mang trên không và trên biển, nhằm mục đích giáng những đòn công kích chính xác tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trong loạt phóng đạn đầu tiên. Đến năm 2020 số lượng này có thể tăng đến 2.500 – 3.000 đơn vị.
Ngoài ra, Mỹ đã nỗ lực tích hợp hệ thống “đòn tấn công thần tốc toàn cầu” với hệ thống phòng thủ vũ trụ và hệ thống phòng thủ tên lửa để hình thành một siêu hệ thống.
Dưới lá chắn của hệ thống tấn công và phòng thủ toàn cầu, vũ khí tiến công chiến lược của các cường quốc, bao gồm cả vũ khí hạt nhân sẽ trở thành vô dụng. Các đòn tiến công của Mỹ với thời gian rất ngắn, sẽ đánh trúng các mục tiêu – phương tiện mang chiến lược, số lượng không đáng kể các tên lửa được phóng lên sẽ bị bắn hạ bởi lá chắn hạt nhân tầm xa.
Rõ ràng có thể thấy rằng, Mỹ đã có sự chuẩn bị tích cực để nhằm đối phó với các đòn phản công đến từ Nga và Trung Quốc. Dù vậy, để đẩy lùi được Nhà Trắng vào thời điểm này sẽ là một thử thách gần như là không thể đối với cả Moskva và Bắc Kinh.
Lương Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Báo Mỹ: Nga-Trung tập trung xua đuổi Mỹ khỏi biên giới
Mục tiêu thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí công nghệ cao của Nga và Trung Quốc là buộc quân đội Mỹ lùi xa biên giới của họ.
Tờ The Hill dẫn lời các chuyên gia mới đây đưa tin cho hay, quân đội Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với quân đội Mỹ.
Theo các nhà phân tích, các loại vũ khí mới của Nga và Trung Quốc hiện nay có khả năng phát hiện hiệu quả cao hơn và tấn công máy bay cũng như tàu chiến của Mỹ.
Tàu chiến Mỹ. Ảnh Rian
Mục tiêu thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí công nghệ cao của Nga và Trung Quốc là buộc quân đội Mỹ lùi xa biên giới của họ.
"Đặc biệt, Nga đang thách thức Mỹ ở khu vực Baltic, nơi gần đây các máy bay Nga đã không cho phép tàu và máy bay Mỹ được bình yên", The Hill bình luận.
The Hill dẫn lời chuyên gia Mark Ganzinger từ Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng Mỹ không còn khả năng đối phó với các đối thủ sở hữu một kho vũ khí có độ chính xác cao kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
"Mỹ đã từng có thể sử dụng các căn cứ quân sự nằm không xa biên giới đối phương. Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi", ông nói.
Các chuyên gia cũng tin rằng sự thống trị dưới nước của Mỹ cũng đang bị đe dọa. Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các tàu ngầm và các tàu ngầm Nga ngày càng tích cực thực hiện các hoạt động tuần tra.
"Các hệ thống phòng không tiên tiến. Các tàu ngầm ngày càng lớn hơn, êm hơn và khó phát hiện hơn", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Wark thừa nhận trong một tuyên bố gần đây.
Để đối phó với các mối đe dọa trên, Lầu Năm Góc thúc đẩy các kế hoạch phát triển vũ khí công nghệ cao "tàng hình", chẳng hạn như máy bay ném bom B-21. Ảnh The Hill
Để đối phó với các mối đe dọa trên, Lầu Năm Góc thúc đẩy các kế hoạch phát triển vũ khí công nghệ cao "tàng hình", chẳng hạn như máy bay ném bom B-21. Ngoài ra, Mỹ sẽ nâng cao công nghệ cho các nước đồng minh, đặc biệt là Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mối nguy hiểm lớn nhất đối với Mỹ lại chính là các thủ tục mua vũ khí phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Trong khi chờ các loại vũ khí mới đến, các đối thủ của Mỹ đã có thể giành được ưu thế không chỉ về chất lượng mà con cả số lượng.
"Như những gì người Nga đã thể hiện trong Chiến tranh Lạnh, họ đã tăng cường khả năng quân sự về cả số lượng cũng như chất lượng. Người Trung Quốc cũng có thể nhanh chóng triển khai lượng lớn vũ khí vào không gian nhỏ trong một thời gian ngắn và đè bẹp ưu thế công nghệ của chúng ta", Chris Harmer - nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhấn mạnh.
Các chuyên giâ nói rằng họ hiện không thấy biện pháp khắc phục nào có thể giúp Mỹ lấp được lỗ hổng, thu hẹp khoảng cách quân sự với Nga và Trung Quốc trong thời gian ngắn tới.
"Bộ Quốc phòng muốn di chuyển nhanh hơn. Nhưng sự thay đổi rất khó khăn. Thay đổi rất chậm" do các rào cản pháp lý, ông Harmer nói thêm.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Trang bị của Lữ đoàn tác chiến điện tử Việt Nam Để thích nghi với chiến tranh công nghệ cao, Việt Nam quyết định thành lập Lữ đoàn 87. Vậy tác chiến điện tử có vai trò như thế nào? Tác chiến điện tử hiện nay đang được nâng lên thành thuật ngữ "Chiến tranh phi tiếp xúc". Khái niệm này được hiểu như một cuộc chiến tranh không tuyên bố, một lực lượng...