Nga – Trung đã “thực sự” trở thành đối tác chiến lược của nhau?
Nga là nước đầu tiên ông Tập Cận Bình đến thăm trên cương vị là Chủ tịch Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài lần này.
Ngày 23/3, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định rằng, Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục tăng cường và phát triển các mối quan hệ quân sự, chính trị và chiến lược, bao gồm cả hợp tác giữa các lực lượng vũ trang hai nước.
Ngày 23/03, ông đã có cuộc gặp với ban lãnh đạo quân sự Nga tại Trung tâm Bộ tư lệnh tác chiến của các Lực lượng vũ trang Nga. Ông là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được phép vào bên trong “trái tim” của quân đội Nga.
“Chuyến thăm Bộ Quốc phòng Nga của tôi là nhằm khẳng định rằng, các mối quan hệ quân sự, chính trị và chiến lược giữa hai nước sẽ thúc đẩy hợp tác giữa các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Nga”, Chủ tịch Trung Quốc nói với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu.
“Mối quan hệ giữa hai nước Nga-Trung có bản chất đặc biệt. Nhiều kết quả quan trọng đã đạt được trong chuyến thăm của tôi tới đất nước các bạn. Tôi cho rằng các cuộc đàm phán sẽ tạo thêm động lực cho sự hợp tác giữa các lực lượng vũ trang hai nước”, ông Tập Cận Bình nói.
Ông nhấn mạnh rằng, Nga là nước đầu tiên ông đến thăm trên cương vị là Chủ tịch Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài lần này. Còn ông Shoigu thì cho rằng, “những vấn đề được thảo luận sẽ giúp phát triển sự hợp tác quân sự và quân sự – kỹ thuật giữa hai nước”. Ông Shoigu cũng đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Bộ trưởng Thường Vạn Toàn vào ngày 24-3.
Video đang HOT
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu duyệt đội danh dự trong chuyến thăm Bộ Quốc phòng Nga
Theo Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport, từ những năm 1990, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí chính của Nga, với giá trị thương mại đạt đỉnh vào năm 2005 (gần 4 tỷ USD). Tuy nhiên, giá trị này dao động theo từng năm, năm 2009 giảm còn 800 triệu USD và phục hồi lên 2,1 tỷ USD trong năm 2012.
Năm qua, Trung Quốc đã đặt mua động cơ máy bay, động cơ trực thăng, ngoài ra còn có các hợp đồng hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí khác. Đến nay, mới chỉ có xác nhận chính thức cho các hợp đồng bán động cơ AL-31F và trực thăng Mi-171 trị giá 1,3 tỷ USD.
Không loại trừ trong các hợp đồng trị giá 800 triệu USD không được công bố rõ, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc các hệ thống dành cho tên lửa không gian và các hệ thống phòng không.
Kể từ năm 2005, Nga và Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc diễn tập quân sự chung trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Thời gian qua, 2 nước cũng tìm được tiếng nói chung trong phản đối can thiệp quân sự vào Triều Tiên, tìm giải pháp cho khủng hoảng Syria, hợp tác đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương… Phải chăng, Nga – Trung đã “thực sự” trở thành đối tác chiến lược của nhau?
Theo ANTD
Tàu ngầm Amur của Nga: Sự hấp dẫn không thể chối từ
Hiện trên thế giới không có loại tàu ngầm nào có sức hút lớn như tàu ngầm Amur của Nga, tính đến đầu năm 2013 đã có 3 nước chính thức đặt mua và hàng loạt quốc gia ngỏ ý muốn mua loại tàu ngầm này.
Lãnh đạo cao cấp của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport là ông Andre Sirkin vừa tiết lộ một thông tin gây chú ý là: Tính đến đầu năm 2013, trong số 9 nước đang triển khai kế hoạch hiện đại hóa hoặc phát triển mới hạm đội tàu ngầm, đã có 3 nước lựa chọn loại tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur - biến thể chuyên xuất khẩu cỡ nhỏ của tàu ngầm Lada của Nga, ngoài ra còn có hàng loạt nước bày tỏ sự quan tâm và ngỏ ý muốn mua loại tàu ngầm này.
Ông Andre Sirkin từ chối tiết lộ danh tính của 3 nước đã đặt hàng tàu ngầm Amur và một số nước quan tâm nhưng ông cho biết, ngoài các ưu điểm nổi bật như: độ ồn thấp, phạm vi tác chiến rộng, khả năng an toàn cao, hệ thống vũ khí mạnh, giá thành rẻ, việc tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur được trang bị động cơ sử dụng hệ thống động lực không cần không khí (AIP) đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các khách hàng nước ngoài.
Tàu ngầm Lada - nguyên mẫu của tàu ngầm kiểu 1650 lớp "Amur"
Hiện tàu ngầm Amur đang chiếm ưu thế trong cuộc đấu thầu mua sắm 6 tàu ngầm thông thường của hải quân Ấn Độ. Tham gia dự thầu gồm có 4 nhà sản xuất tàu ngầm nổi tiếng trên thế giới là nhà máy đóng tàu HDW của Đức, công ty xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport, công ty DCNS của Pháp và công ty Navantia của Tây Ban Nha. Trước đây, lợi thế thuộc về công ty DCNS của Pháp nhưng hiện nay "gió đã xoay chiều" khi Amur 1650 sử dụng động cơ AIP.
Việc phải cạnh tranh cùng một số loại tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay như: tàu ngầm lớp "Scorpene" của DCNS, tàu ngầm kiểu 214 của HDW và tàu ngầm S-80 của Navantia không làm Rosoboronexport phải e ngại vì ngoài tính năng tương đồng, Amur có 2 ưu điểm nổi trội so với các sản phẩm của nhà thầu khác.
Thứ nhất là Amur có giá rẻ hơn, Nga lại là bạn hàng thân thiết với Ấn Độ, mua tàu ngầm Amur của Nga sẽ thuận lợi cho công tác bảo dưỡng và nâng cấp hiện đại, điều này Ấn Độ đã thấy được khi mua và nâng cấp 10 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM trước đây, chính Nga đã biến chúng thành những tàu ngầm Kilo mạnh nhất thế giới.
Thứ 2 là Amur hoàn toàn phù hợp với các loại tên lửa thế hệ Club-S, đặc biệt là loại tên lửa siêu âm BrahMos phiên bản tàu ngầm mà Nga đang giúp Ấn Độ phát triển. Việc sử dụng các loại tên lửa này không hề có bất cứ trở ngại nào và không cần phải điều chỉnh bất cứ tham số gì.
Mô hình đồ họa của tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur
Đây chính là điểm hấp dẫn nhất đối với các bạn hàng truyền thống của Nga và cũng là điểm mà một số nước có nhu cầu "làm hàng nhái" các loại tên lửa ưu việt của Nga thèm muốn. Theo nguồn tin không chính thức, ngoài Trung Quốc ra, 2 nước đã chính thức đặt mua tàu ngầm kiểu 1650 lớp Amur mà ông Andre Sirkin đề cập đến có thể là Venezuela và chính là Ấn Độ.
Theo ANTD
Thượng viện Mỹ cấm Bộ Quốc phòng mua vũ khí của Nga Mọi người thường thắc mắc từ trước đến nay chưa bao giờ thấy Bộ Quốc phòng Mỹ công bố các hợp đồng mua vũ khí Nga, mà nếu có thì Mỹ mua vũ khí Nga để làm gì khi họ vẫn đang thừa thãi các loại vũ khí hiện đại? Vừa qua, Thượng viên Mỹ đã liệt nhà xuất khẩu vũ khí nổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen

Ông Trump có thể tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Thuỳ Tiên vướng lao lý, "bé hai" trợ lý nói đúng 4 chữ, dì Dung khóc sưng mắt?
Sao việt
06:58:21 21/05/2025
Bị khởi tố, sự nghiệp của Hoa hậu Thùy Tiên sẽ ra sao?
Pháp luật
06:57:57 21/05/2025
Toàn cảnh cuộc chiến ngầm của Anna Kendrick và mỹ nhân đẹp nhất thế giới
Sao âu mỹ
06:57:13 21/05/2025
Album phòng thu đầu tiên của nhóm RIIZE: Hành trình âm nhạc vươn ra thế giới
Nhạc quốc tế
06:53:51 21/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 41: Cả nhà vỡ oà nghe kết quả xét nghiệm của bố Bình
Phim việt
06:44:38 21/05/2025
Chàng trai TP.HCM làm hoa bằng kem "thật còn hơn cả hoa thật"
Netizen
06:40:00 21/05/2025
Mỹ nhân showbiz tổ chức buổi tiệc "cháy" nhất từ trước tới nay, mời dàn mỹ nam khoe body bỏng mắt
Sao châu á
06:25:33 21/05/2025
Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?
Sức khỏe
06:01:57 21/05/2025
Nhìn qua tưởng "tóc rối" nhưng nấu được nhiều món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại mang ý nghĩa điềm lành
Ẩm thực
05:57:52 21/05/2025
4 siêu phẩm "căng như dây đàn" của mỹ nữ cổ trang viral nhất hiện tại: Xem ngay kẻo lỡ!
Phim châu á
05:51:49 21/05/2025