Nga thiết kế UAV giá rẻ từ rác thải nhựa và in 3D
Với thực tế máy bay không người lái (UAV) ngày càng phổ biến trong chiến tranh hiện đại, các nhà sản xuất thiết bị này đang cố gắng cắt giảm chi phí để giành lợi thế cạnh tranh.
Ảnh minh họa về máy in 3D. Ảnh: Sputnik
Công ty kỹ thuật Spektr Design Bureau (Nga) đang phát triển loại máy bay không người lái cánh cố định mới từ rác thải nhựa.
Giám đốc điều hành của Spektr Design Bureau – ông Andrei Bratenkov chia sẻ với truyền thông địa phương rằng chiếc máy bay không người lái này dự kiến sẽ bay thử nghiệm vào tháng 12 tới. Nó có phạm vi hoạt động lên tới 30 km và có thể mang theo trọng tải 10 kg.
Video đang HOT
Hãng Sputnik (Nga) đánh giá việc sản xuất chiếc máy bay không người lái mới này dự kiến sẽ tương đối rẻ vì các bộ phận của nó được làm từ hạt nhựa và rác thải nhựa, thông qua công nghệ in 3D.
Theo ông Bratenkov, điều đặc biệt là chiếc máy bay không người lái này có thể được sản xuất trực tiếp tại tiền tuyến. Có thể tận dụng hầu hết mọi phương tiện để vận chuyển máy in 3D đến tiền tuyến. Bên cạnh đó, vật liệu cần thiết để in các bộ phận của máy bay không người lái này khá rẻ và tương đối dễ mua.
Ông Bratenkov bổ sung rằng trong khi một số bộ điều khiển chuyến bay của máy bay không người lái mới phải nhập khẩu từ Trung Quốc, thì các bộ phận còn lại, chẳng hạn như cánh quạt và động cơ, đều được sản xuất trong nước.
Trong một diễn biến khác, hãng TASS hôm 14/11 đã dẫn lời Giám đốc tập đoàn chuyên xuất khẩu vũ khí và kỹ thuật quân sự Nga Rosoboronexport – ông Alexander Mikheyev cho biết Moskva không xuất khẩu máy bay không người lái cảm tử Lancet.
Ông Mikheyev nói: “Loại vũ khí này đã chứng minh năng lực xuất sắc trong các hoạt động chiến đấu thực sự. Lancet cũng nhận nhiều chú ý từ thị trường nước ngoài, nhưng nó không được xuất khẩu vì nhu cầu của Lực lượng vũ trang Nga rất cao và chưa được cấp phép xuất khẩu”.
Trong một bài viết gần đây trên tờ The Economist, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine – Tướng Valery Zaluzhnyi thừa nhận việc chống lại các máy bay không người lái của Nga “là khá khó khăn”.
Vũ khí Nga dùng tại Ukraine đang bán chạy
Tổng Giám đốc Rosoboronexport, ông Alexander Mikheyev hôm nay (15/8) cho biết, các vũ khí Nga sử dụng trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine hiện đứng đầu doanh số bán hàng của công ty.
Hãng Ria Novosti dẫn lời ông Alexander Mikheyev nói tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự Quốc tế "Army 2023": "Do hiệu quả cao trên chiến trường nên máy bay không người lái (UAV) cảm tử Kub, UAV trinh sát Orion và hệ thống chống xe tăng Kornet, súng phóng lựu tự động 6G27 Balkan đang đứng vị trí đầu trong phân khúc thị trường".
Theo ông Mikheyev, trong năm 2023, các nước quan tâm nhiều hơn tới các loại vũ khí được Nga sử dụng trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine như chiến đấu cơ Su-35, trực thăng tấn công và trinh sát Ka-52E, hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1A, xe bọc thép Tiger và Typhoon, hệ thống phòng không S-400 và hệ thống phòng không di động Verba và Igla-S.
Rosoboronexport là công ty xuất khẩu vũ khí và các sản phẩm quân sự hàng đầu của Nga, là một phần của tập đoàn nhà nước Rostec.
Giám đốc cơ quan Hợp tác kỹ thuật và quân sự Liên bang Nga (FSCTC) Dmitry Shugayev ngày 14/8 cho biết, thiết bị của không quân chiếm khoảng 50% số sản phẩm quân sự xuất khẩu của Nga.
Theo Tass, phát biểu tại diễn đàn Army-2023, ông Dmitry Shugayev nói: "Nga có mặt trong hầu hết các lĩnh vực xuất khẩu thiết bị quân sự: trên bộ, trên biển, thiết giáp, thiết bị hàng không, phòng không, hệ thống điều khiển tự động, điện tử và thông tin liên lạc. Theo truyền thống, thiết bị quân sự không quân thường đứng đầu cả về số lượng trong danh mục đơn đặt hàng lẫn xuất khẩu, thị phần của nó trung bình khoảng 50%".
Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế Army 2023 đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm và hội nghị Patriot, khu huấn luyện Alabino và sân bay Kubinka ở ngoại ô Moscow, từ 14-20/8. Khoảng 1.500 doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nga và 85 công ty, doanh nghiệp nước ngoài đến từ 7 quốc gia đang tham gia chương trình triển lãm và kinh doanh của diễn đàn. Diễn đàn do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức.
Mô hình tái chế rác thải nhựa công nghệ cao tại Hàn Quốc Quá trình tái chế nhựa phổ biến nhất là cắt nhựa đã qua sử dụng thành nhiều mảnh nhỏ, rửa, phân loại và sấy khô rồi biến những gì còn sót lại thành nhựa mới. Nhưng Hàn Quốc đang xây dựng cơ sở tái chế công nghệ tiên tiến không làm giảm chất lượng nhựa. Bức ảnh do SK công bố cho thấy...