Nga tham vọng hạ bệ USD: Hay thì thật hay…
Nga có thể loại bỏ đồng USD trên lãnh thổ nước này nhưng ước vọng đồng rúp được dùng trong tất cả giao dịch với quốc tế có phần cao xa.
Đẩy USD ra khỏi nước Nga, nâng vị thế đồng rúp
Những năm qua Nga đã có những bước đi cụ thể và quyết liệt nhằm tiến tới ngưng sử dụng hoàn toàn đồng USD. Theo chính giới Nga, kế hoạch loại bỏ đồng USD trong các giao dịch ở Nga có thể hoàn tất trong vòng 3-5 năm.
Trước đó, Nga đã công bố ngưng sử dụng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự của Nga với nước ngoài và thay thế bằng đồng rúp. Moskva và Iran cũng đã xây dựng một cơ chế thanh toán quốc tế – nhất là với thương mại dầu mỏ – bằng đồng rúp thay cho đồng USD; cùng Trung Quốc xây dựng cơ chế chuyển đổi giữa đồng nhân dân tệ và đồng rúp.
Vào năm ngoái, Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga phê chuẩn dự luật cho phép đưa đồng rúp trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga vào năm 2018.
Tháng 8/2018, Ngân hàng Trung ương Nga ra tuyên bố quyết định dừng mua ngoại tệ – chủ yếu là đồng USD – cho đến cuối tháng 9, nhằm đáp ứng chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý tài chính của chính phủ Nga.
Quan tâm đến kế hoạch loại bỏ hoàn toàn đồng USD của Nga, chuyên gia kinh tế – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, việc Nga muốn xây dựng chính sách tiền tệ độc lập, ổn định và nâng cao vị thế đồng rúp là rất tốt và hoàn toàn có thể làm được. Việc Nga đẩy USD ra khỏi các giao dịch trong nước này, chống tình trạng đô la hóa cũng hoàn toàn có thể thực hiện được. Động thái này sẽ giúp nâng cao vị thế đồng rúp và vị thế của Nga, tuy nhiên nhưng để đồng nội tệ của Nga được sử dụng trong tất cả giao dịch của nước này với nước ngoài thì đó là ước vọng có phần cao xa.
“Nếu Nga kiên quyết thì trong vòng 3-5 năm họ có thể thực hiện được kế hoạch trên. Khi Nga bán hàng bằng rúp, nếu đồng rúp yếu, mất giá cũng không sao vì người mua được lợi. Nhưng khi Nga muốn nhập khẩu hàng hóa của các nước, không thể nào bắt ép đối tác phải bán cho Nga bằng đồng rúp, phải tuân thủ kinh tế thị trường”, ông Thịnh nói.
Nga khó có thể loại bỏ hoàn toàn đồng USD.
Vị chuyên gia cho biết, trước Nga, đã có nhiều quốc gia từng tìm cách thay thế đồng USD trong thanh toán quốc tế.
Cụ thể, ngay từ năm 1968-1969, các nước châu Âu đã nhìn thấy việc đồng USD thống trị thế giới và Mỹ in quá nhiều tiền giấy đến nỗi vàng của Mỹ không đủ để đổi tiền giấy ra vàng. Vì lẽ đó, các nước yêu cầu phải có cơ chế kiểm tra đồng USD, nhưng cơ chế ấy chỉ có nhà nước Mỹ mới nắm được và chuyện Mỹ in lậu tiền hay không cũng không ai biết được.
Thời điểm đó, Liên minh châu Âu đã quyết định đổi hết tiền giấy ra vàng, Mỹ không đổi được nên tuyên bố không đổi ra vàng nữa. Khi ấy, Liên minh châu Âu mới đề nghị phải có một đồng tiền khác thay đồng USD trong thanh toán quốc tế và đồng SDR mới ra đời, tham chiếu vào 5 đồng tiền, trong đó có đồng USD. Ban đầu 1 USD đổi 1 SDR nhưng phải tham chiếu 4 đồng tiền khác nữa.
Video đang HOT
Việc châu Âu không có động thái lật đổ đồng USD mà chỉ có hành động bảo vệ tài sản của các nước, theo ông Thịnh, do châu Âu bị phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ.
Đối với Nga, nhìn động thái mới nhất của nước này – ngưng sử dụng USD trong các giao dịch quân sự, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá, điều này không đáng ngại với đồng USD bởi buôn bán vũ khí chỉ chiếm vài ba phần trăm trong GDP của Nga. Tuy nhiên, nếu cả nền kinh tế Nga muốn loại bỏ đồng USD thì đó lại là bài toán không đơn giản.
Nga đã làm được gì?
Vị chuyên gia chỉ rõ, để có cơ chế loại bỏ đồng USD đòi hỏi nhiều yếu tố:
Thứ nhất, nền kinh tế quốc gia đó phải phát triển tương đối bền vững và ổn định.
Thứ hai, giao thương của quốc gia đó với các quốc gia khác được mở rộng ra và các quốc gia khác coi đây là đối tác bình đẳng, tôn trọng và có quan hệ hữu hảo.
Thứ ba, đồng tiền của quốc gia đó phải là đồng tiền ổn định và được những quốc gia tham gia giao thương có thể chấp thuận, ít nhất là chấp nhận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước.
Thứ tư, lạm phát và chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của quốc gia đó phải tương đối ổn định hoặc có thể đoán định trước, nghĩa là chính sách ấy phải tạo được lòng tin đối với nhà đầu tư.
Yếu tố cuối cùng có liên quan đến sản xuất. Một nền sản xuất tăng trưởng ổn định thì nền tài chính cũng phải ổn định, có lượng dự trữ ngoại hối đáng kể, trong đó có thể có lượng vàng dự trữ tương đối lớn đủ để người ta tin rằng quốc gia đó có đồng tiền được đảm bảo bằng nền sản xuất hoặc được đảm bảo bằng lượng vàng của quốc gia đó.
“Nếu một quốc gia muốn đồng tiền của mình được các nước tin cậy thì nền sản xuất của quốc gia đó phải ổn định, lạm phát phải thấp, chi tiêu ngân sách nhà nước phải nằm trong giới hạn cho phép, không thâm hụt ngân sách quá đáng, tạo ra nợ công và nợ nước ngoài lớn như nước Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng với khối lượng nợ công lớn như Mỹ hiện nay thì khủng hoảng kinh tế là điều không thể loại trừ.
Nếu một quốc gia muốn đồng tiền của mình độc lập và được sử dụng trong thanh toán quốc tế thì bản thân quốc gia đó phải nâng cao vị thế nền kinh tế, nâng cao vị thế đồng tiền của mình và uy tín của mình trong con mắt các đối tác đầu tư và thương mại.
Theo baodatviet.vn
Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam có nhiều cơ hội cho "ngoại giao sáng tạo"
Bất chấp tình hình khó khăn sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, những tín hiệu ban đầu cho thấy nhiều người Nga vẫn rất bình tĩnh trước những thách thức và không ngừng ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: AFP)
Alexei Nikolayev, một trong 56 triệu cử tri bỏ phiếu cho Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc bầu cử hồi tháng 3, đã suy tính về những hậu quả có thể xảy ra với nước Nga khi đồng rúp bị yếu đi: bao gồm giảm bớt các khoản chi ở nước ngoài, giá cả trong nước tăng lên và một giai đoạn "thắt lưng buộc bụng" mới sẽ đến với nước Nga.
Tuy vậy, Nikolayev, nhà thiết kế đồ họa 56 tuổi, cho rằng phương Tây, chứ không phải Tổng thống Putin, mới là người phải chịu trách nhiệm về những hậu quả trên. Ông Nikolayev cũng không hối tiếc vì đã bỏ phiếu cho Tổng thống Putin - chính trị gia mà ông tin rằng sẽ là người đưa nước Nga vượt qua những giai đoạn thử thách.
"Thực sự tệ hại và không mấy dễ chịu, nhưng điều đó không làm thay đổi lập trường chính trị của tôi. Thực tế nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng điều đó cùng củng cố thêm những gì tôi suy nghĩ. Chính họ (phương Tây) đang tìm cách phá hoại nước Nga", ông Nikolayev nói.
Chia sẻ của ông Nikolayev được đưa ra trong bối cảnh đồng rúp của Nga đã giảm 10% giá trị so với đồng USD kể từ cuối tháng 7, chủ yếu là do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ áp đặt lên Moscow.
Theo nhà xã hội học Stepan Goncharov tại trung tâm khảo sát ý kiến dư luận Levada, nhiều người Nga cũng có chung quan điểm với ông Nikolayev, rằng Tổng thống Putin không phải là người chịu trách nhiệm cho những vấn đề mà Nga đang phải đối mặt.
Tại Nga, sự sụt giảm về giá trị của đồng rúp đã gây ra những khó khăn nhất định. Giá các mặt hàng nhập khẩu có thể sẽ tăng lên trong khi các chuyến đi nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn.
Irina Turina, phát ngôn viên của Liên hiệp Công nghiệp Du lịch Nga, cho biết các hãng lữ hành đã chứng kiến sự sụt giảm từ 10-15% về nhu cầu du lịch của người dân hồi tuần trước do sự thiếu ổn định của đồng rúp.
"Những người vẫn chưa thanh toán hết tiền cho chuyến nghỉ dưỡng của họ cũng vội vã trả nốt phần còn lại mặc dù họ không bắt buộc phải làm như vậy", bà Turina nói với Reuters, đồng thời cho biết mọi người lo ngại rằng các hãng lữ hành sẽ tính toán lại số tiền chưa được thanh toán của khách theo tỉ lệ ngoại tệ cao hơn.
"Những người chưa đặt mua các gói du lịch đang tạm dừng để suy nghĩ thêm. Vấn đề ở đây không chỉ là khoản tiền cần thanh toán cho chuyến đi, mà bạn cũng phải tiêu tiền khi đi du lịch và có những nơi chỉ chấp nhận tiền USD", bà Turina cho biết thêm.
Sự lạc quan
Ông Putin trong lễ nhậm chức tại Điện Kremlin hồi tháng 5 (Ảnh: Reuters)
Bất chấp tình hình khó khăn sau các lệnh trừng phạt của phương Tây, những tín hiệu ban đầu cho thấy nhiều người Nga vẫn rất bình tĩnh, thậm chí sẵn sàng đương đầu với những thách thức từ sự sụt giảm của đồng rúp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuần trước cho biết việc Mỹ áp lệnh trừng phạt với Nga không liên quan tới những động thái của Nga tại các "điểm nóng" như Ukraine hay Syria, mà xuất phát từ động cơ của Washington hòng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga.
Quan điểm trên của đại diện Bộ Ngoại giao Nga cũng nhận được sự đồng tình từ nhiều người Nga. Một số người khác thậm chí vẫn lạc quan ngay cả khi giá trị đồng rúp sụt giảm và không tỏ ra quá bất ngờ vì họ từng chứng kiến những việc như vậy xảy ra trước đây.
"Không có gì là mãi mãi, rốt cuộc mọi chuyện sẽ thay đổi. Mọi thứ luôn thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn. Tôi nghĩ những ngày tươi đẹp đó không còn xa nữa, tôi tin là như vậy", Gennady Tsurkan, một người dân Moscow, chia sẻ.
Tình trạng mất giá của đồng rúp hiện nay được đánh giá là không nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra với Nga vào thời điểm sau năm 2014. Khi đó, Nga từng phải đối mặt với sự xuống dốc của nền kinh tế đúng vào thời điểm nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ.
So với 4 năm trước đây, tác động của sự mất giá tiền tệ hiện nay đối với Nga đã bớt nghiêm trọng hơn. Kể từ năm 2014, các công ty của Nga đã hạn chế các khoản vay từ nước ngoài. Nga cũng cắt giảm các khoản nợ tại thị trường phương Tây và nhập khẩu ít hơn số hàng hóa buộc phải thanh toán bằng đồng USD.
Mặc dù tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Putin bị giảm trong vài tháng gần đây, tuy nhiên các cuộc khảo sát dư luận cho thấy nguyên nhân xuất phát từ chính sách cải cách tiền lương hưu chưa ổn thỏa, chứ không phải do đồng rúp bị yếu đi.
Cũng theo kết quả từ các cuộc thăm dò, việc đồng rúp mất giá có thể tạo thêm tâm lý bất an trong nội bộ người dân Nga, tuy nhiên chưa thể kết luận đó sẽ là chất xúc tác tạo nên những cuộc biểu tình hay ảnh hưởng tới bối cảnh chính trị của Nga hiện nay dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin.
Ông Nikolayev, một người ủng hộ Tổng thống Putin, vẫn rất bình thản.
"Cũng giống như ánh nắng hay tuyết vậy. Tôi không thể can thiệp được vào chuyện đó. Có thể tôi sẽ phải uống một loại rượu khác. Có thể tôi sẽ chỉ được mua một đôi giày thay vì hai đôi. Mọi chuyện có thể tệ, nhưng sẽ không đến mức quá tồi tệ", nhà thiết kế Nikolayev nhấn mạnh.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Đến lượt Vietcombank nhích nhẹ lãi suất huy động VND Lần đầu tiên trong năm 2018 ghi nhận Vietcombank tăng lãi suất huy động VND... Biểu lãi suất Vietcombank cho thấy đã giảm rất mạnh lãi suất huy động Euro so với cuối 2017 - Ảnh: Quang Phúc. Tuần qua, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) áp biểu lãi suất huy động VND mới, tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn....