Nga tham gia tập trận hải quân với NATO lần đầu tiên sau 10 năm
Hạm đội Biển Đen của Nga thông báo, các tàu chiến của Nga sẽ tham gia cuộc tập trận quân sự AMAN-2021 vào tháng 2 tới, tại vùng biển Karachi, Pakistan.
Ngày 10/12, Hạm đội Biển Đen của Nga thông báo, các tàu chiến của Nga sẽ tham gia cuộc tập trận quân sự AMAN-2021 vào tháng 2 tới, tại vùng biển Karachi, Pakistan. Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên của Nga cùng các nước thành viên NATO sau 10 năm.
Tàu Hải quân Nga tham gia tập trận cùng các nước thành viên NATO năm 2011.
Trên trang web chính thức, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ sẽ cử 01 tàu khu trục nhỏ, 01 tàu tuần tra, 01 tàu kéo cứu hộ, 01 đơn vị thủy quân lục chiến, 01 đội rà phá bom mìn và 01 máy bay trực thăng trên biển tham gia cuộc tập trận. Lần gần đây nhất, hải quân Nga tham gia tập trận chung với lực lượng hải quân các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 2011, trong cuộc tập trận Bold Monarch được tổ chức ngoài khơi Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Cuộc tập trận AMAN-2021 sẽ có sự tham gia của các tàu Hải quân Pakistan cùng với hơn 30 quốc gia khác, bao gồm hải quân Nga, Mỹ, Hoàng gia Anh, Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, Hải quân Philippines, Hải quân Hoàng gia Malaysia, Hải quân Sri Lanka và Hải quân Indonesia./.
Sau Mỹ, đến lượt NATO coi Trung Quốc là 'nguy cơ' an ninh
Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bây giờ thấy rõ rằng Trung Quốc là một "nguy cơ", theo đặc phái viên Mỹ tại NATO hôm 9/12.
Đặc phái viên Mỹ Kay Bailey Hutchison lấy dẫn chứng về việc xây dựng quân đội của Bắc Kinh, hay cáo buộc nước này ăn cắp tài sản trí tuệ và có các động thái mà Mỹ xem là vấn đề ở Hong Kong.
"Tôi nghĩ chúng ta (NATO) đã đến muộn. Chúng ta đã chậm trễ trong việc đánh giá Trung Quốc như một nguy cơ. Hoặc có lẽ chúng ta đã đưa họ vào vòng nghi ngờ, nhưng vẫn dừng ở mức nghi ngờ còn bây giờ chúng ta đã rõ hơn một chút", bà nói.
Bình luận của Hutchison là bình luận mới nhất từ một quan chức cấp cao của chính quyền ông Trump, nêu bật sự mất lòng tin mãnh liệt của Mỹ đối với Trung Quốc và những nỗ lực Mỹ nhằm thuyết phục các đồng minh.
Đặc phái viên Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison.
Phát biểu trong sự kiện Tổ chức trực tuyến bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, một tổ chức tư vấn của Anh, Hutchison nói rằng thế giới đã cố gắng cho Bắc Kinh cơ hội tham gia vào "trật tự dựa trên quy tắc", nhưng Trung Quốc đã cho thấy không thể tin tưởng được khả năng giữ sự công bằng của chính đất nước này.
Bình luận của Hutchison theo sau những nhận xét tương tự tại một sự kiện do Politico tài trợ từ Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ông nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc "thực sự đang thay đổi môi trường an ninh mà chúng ta phải đối mặt".
Và một báo cáo mới do NATO ủy quyền thực hiện nói về tương lai của liên minh, cho rằng quy mô quyền lực của Trung Quốc và việc nước này nỗ lực vươn tới phạm vi toàn cầu đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với các xã hội dân chủ và cởi mở, đặc biệt là do một số yếu tố như sự mở rộng tham vọng lãnh thổ.
Carisa Nietsche, một cộng sự của chương trình an ninh xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm nghiên cứu An ninh mới của Mỹ (CNAS), nói dù châu Âu và Mỹ đang bắt đầu có điểm chung về cách họ nhìn nhận Trung Quốc, "khẳng định rằng toàn bộ liên minh nhìn thấy rủi ro vẫn chưa sát thực tế".
Nietsche nói: "Bắc Kinh đã cố gắng thu hút các thành viên liên minh NATO, chẳng hạn như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ".
Một số thành viên của liên minh cũng có thể do dự trong việc đối đầu với Trung Quốc vì họ lo ngại rằng nó sẽ làm mất tập trung vào mối quan hệ của NATO với Nga, theo Andrew Small, một nhà nghiên cứu thuộc chương trình Châu Á của Quỹ Marshall Đức, cho biết.
NATO "thực sự tụt hậu trong việc phân tích cơ bản về các rủi ro liên quan đến Trung Quốc", ông nói. "Có một danh sách rõ ràng về các lĩnh vực... lẽ ra phải được liên minh giải quyết cách đây một thời gian, và tôi nghĩ rằng đã có một sự thức tỉnh về điều đó trong khoảng thời gian kể từ khi Mỹ đặt vấn đề này lên bàn cân".
Nga điều thêm quân đến sát sườn NATO Nga bổ sung một sư đoàn bộ binh cơ giới, dự kiến triển khai thêm hàng chục xe tăng, tàu chiến và tiêm kích đến vùng lãnh thổ Kaliningrad. "NATO đang triển khai lực lượng tăng thiết giáp cùng nhiều đơn vị tiến công đa quốc gia gần Kaliningrad. Để đối phó mối đe dọa này, lãnh đạo lực lượng vũ trang phải...