Nga: Tên lửa đạn đạo liên lục địa trôi bập bềnh trong nước lũ
Chỉ ở nước Nga, bạn mới được chứng kiến hình ảnh một tên lửa đạn đạo liên lục địa trôi nổi trên dòng nước lũ tại ngôi làng thuộc vùng Altai hôm 9/6, theo hãng tin RT.
Ngôi làng Malougrenyevo thuộc vùng Biysky tại Altai, giáp biên giới với miền nam khu vực Tây Siberia của Nga vừa mới hứng chịu trận lụt nghiêm trọng trong những ngày qua. Dòng nước lũ đã đưa một ống kim loại khổng lồ đầy bí ẩn dạt tới trước cửa nhà của một cảnh sát giao thông tại địa phương.
Hình ảnh này đã không chỉ khiến người cảnh sát mà cả nhiều hàng xóm bất ngờ. Ban đầu, họ suy đoán vật thể lạ này là hệ thống tên lửa được phóng từ sân bay vũ trụ Baikanur tại Kazakhstan và đã bay sang khu vực lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, một vài người lại cho rằng vật thể lạ là tầng chứa nhiên liệu qua sử dụng của tên lửa đẩy Proton-M được phóng hồi tháng Năm.
Song do thiếu phần động cơ tên lửa, vài người khẳng định đây là một tên lửa đạn đạo đã qua sử dụng bị chôn ở đâu đó và bị nước lũ cuốn trôi tới ngôi làng Malougrenyevo.
Khoang chứa nhiên liệu của một tên lửa đạn đạo liên lục địa đã qua sử dụng trôi nổi trên dòng nước lũ tại Nga.
Mọi người nhanh chóng đặt câu hỏi về mức độ nguy hiểm và độc hại của loại “tên lửa” đặc biệt nhất là sau khi hình ảnh vật thể lạ trong cơn lũ được phát tán lên Internet.
Tuy nhiên, câu trả lời của Giáo sư chuyên ngành động cơ tên lửa Aleksey Yaskin lại khá đơn giản: “Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, tôi có thể chắc chắn rằng đây là phần vỏ rỗng của động cơ tên lửa có khả năng được dùng từ thời Liên Xô cũ tại khu vực thuộc nhà máy hóa chất Biysk. Nó không còn chút nhiên liệu nào nên không còn nguy hiểm với cộng đồng và về mặt kỹ thuật. Những vỏ rỗng như vậy được các gia đình sử dụng để trữ nước hoặc chôn dưới lòng đất làm nơi chứa nước thải”.
Video đang HOT
Một quan chức chính quyền địa phương trả lời website tin tức Sibnet.ru cho hay không có gì là bí hiểm về chiếc vỏ rỗng bởi nó thuộc sở hữu của một cư dân trong vùng. “Anh ta muốn dùng nó để trữ nước. Trước đó, anh ta đã tìm thấy nó ở một bãi rác và mang về đặt trong vườn nhà”, quan chức có tên Popov chia sẻ.
Theo giới chuyên gia vũ trụ, vật thể lạ bị dòng nước lũ cuốn thực chất là khoang chứa nhiên liệu của một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Một nhà máy hóa chất tại Biysk từng nhồi nhiên liệu tên lửa vào các khoang chứa này. Tuy nhiên, sau khi Bộ Quốc phòng cắt chương trình vào đầu những năm 1990, nhà máy đã lưu trữ rất nhiều vỏ rỗng như vậy.
Cận cảnh vật thể lạ trôi tới trước cửa nhà một cảnh sát giao thông tại địa phương.
Những cơn mưa lớn đổ xuống khu vực miền nam Siberia hồi đầu tháng này đã buộc nước Nga đưa ra lệnh cảnh báo nguy hiểm. Khoảng 12.000 cư dân đã buộc phải đi sơ tán để tránh dòng nước lũ. Trong đó, vùng Altai hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Hồi đầu tuần trước, hơn 6.700 ngôi nhà và gần 7.000 trang trại đã bị nước lũ cuốn trôi.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.
Theo Infonet
Trung Quốc đối mặt với "cuộc chiến khủng bố" trong nước
Những vụ tấn công liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây ở Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội.
Trang mạng CNN dẫn những nhận định của Victor Zhikai Gao, Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Quốc gia Trung Quốc cho hay, trong nhiều thập kỷ, không giống như các nhân viên an ninh ở nhiều quốc gia phương tây, cảnh sát Trung Quốc thường không phải mang súng. Ngay cả cảnh sát vũ trang ở Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ các Đại sứ quán, tòa nhà chính phủ và các khu vực quan trọng khác thường mang riêng súng và đạn.
Tin tức cho biết trước đây, cảnh sát rất hiếm khi nổ súng bởi vì Trung Quốc là một "đất nước an toàn". Tuy nhiên, gần đây, một sự thay đổi lớn đang diễn ra làm thay đổi đáng kể quốc gia này, khi Trung Quốc phải đối mặt với một "cuộc chiến khủng bố" trong nước.
Khi cuộc chiến ở Afghanistan đang "hạ nhiệt" thì các vụ tấn công khủng bố ở Trung Quốc lại có chiều hướng gia tăng. Chúng bắt nguồn từ Khu tự trị Tân Cương, giáp ranh với Afghanistan và do những phần tử cực đoan của nhóm người thiểu số Hồi giáo Uyghur thực hiện.
Vụ tấn công khủng bố đẫm máu sáng 22/5 tại thành phố Urumqi, thủ phủ Tân Cương là vụ tấn công gần đây nhất kể từ khi một chiếc ô tô lao vào đám đông ở Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh) hồi tháng 10 khiến 5 người thiệt mạng.
Hiện trường vụ nổ tại nhà ga ở Tân Cương hôm 30/4.
Vụ tấn công trong tuần vừa qua cũng liên quan đến phương tiện này. Theo Tân Hoa Xã, những kẻ tấn công trên hai chiếc xe ô tô đã lao qua hàng rào lúc 7h50 sáng 22/5 và tiến về phía đám đông người mua sắm ở một khu chợ thành phố Urumqi. Một trong hai chiếc xe sau đó phát nổ, làm ít nhất 39 người chết và 90 người bị thương.
Nhiều vụ tấn công bằng dao cũng đã xảy ra, bao gồm vụ tấn công tại nhà ga Côn Minh hồi tháng Ba, làm 29 người chết. Hay vụ tấn công một tháng sau đó tại nhà ga tàu Urumqi cũng đã cướp đi sinh mạng của ba người, trong đó có 2 kẻ tình nghi gây ra vụ tấn công, và 79 người bị thương. Nhiều ngày sau, những kẻ cầm dao đã tấn công người dân tại một nhà ga tàu ở Quảng Châu khiến 6 người bị thương.
Trước những vụ tấn công xảy ra ngày càng nhiều, người dân ở Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích một cách công khai những tội ác này. Họ muốn hòa bình và yên ổn cuộc sống, nhiều người yêu cầu chính phủ thực hiện các biện pháp kiên quyết để đối phó với những vụ tấn công khủng bố này.
Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã cho phép cảnh sát sử dụng súng và trong trường hợp cần thiết có thể nổ súng. Chính phủ cũng tăng cường đáng kể sự hiện diện của cảnh sát trong nhiều thành phố, đặc biệt là tại các bến xe buýt, tàu hỏa, sân bay, quảng trường, trường học và những điểm công cộng khác thường là mục tiêu của những vụ tấn công như vậy.
Chính quyền Trung Quốc cho rằng các tổ chức khủng bố Uyghur đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các tổ chức khủng bố nước ngoài. Những phần tử hồi giáo cực đoan Uyghur trước đó từng tìm cách sang Afghanistan, trong khi một số khác lại đến vịnh Guantanamo.
Trung Quốc lo ngại tình trạng này sẽ làm gia tăng các cuộc tấn công khủng bố trong những năm sắp tới vì cuộc nổi dậy bạo lực có thể sẽ xuất hiện trở lại ở Afghanistan sau khi Mỹ và NATO rút binh sĩ khỏi nước này.
Đối mặt với mối đe dọa tiềm ẩn của các cuộc tấn công khủng bố, Trung Quốc sẽ cần tăng cường các cơ quan thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức của người dân. Trung Quốc cũng cần tăng cường hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế để giải quyết một cách hiệu quả với bất kỳ cuộc nổi dậy tấn công khủng bố ở Afghanistan trong những năm sắp tới.
Trong bối cảnh hiện nay, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Hội thảo các biện pháp xây dựng lòng tin và tương tác tại châu Á và các khuôn khổ đa phương khác sẽ đóng vai trò đáng kể trong một phần của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố. Cuộc chiến này cần có một mặt trận quốc tế thống nhất.
Theo Đời sống pháp luật
Nga - Mỹ chuyển sang đối đầu tên lửa đạn đạo Đầu tháng này, Nga tuyên bố có thể ngừng bán các động cơ tên lửa đẩy cho Mỹ, nếu như các động cơ này sử dụng cho mục đích quân sự. Tên lửa RS-20 của Nga. Ảnh: RIA Tờ The Daily Beast của Mỹ cho hay một số thành viên Quốc hội Mỹ cũng đang tìm cách đáp trả động thái của Nga....