10 tên lửa liên lục địa đáng sợ nhất thế giới
Trang Army Technology đã xếp hạng 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa đáng sợ nhất. 5 tên lửa của Nga chiếm chỗ trong nhóm này.
R-36M (SS-18 Satan), Nga -16.000 km
Trang Army Technology nhận định R-36M của Nga đứng top 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với tầm bắn xa nhất thế giới. Đây cũng là ICBM nặng nhất thế giới với trọng lượng phóng lên đến 209 tấn. R-36M là ICBM mang nhiều đầu đạn hạt nhân với khả năng tấn công 10 mục tiêu khác nhau. Ảnh: Ussr.tistory.
DF-5A (CSS-4), Trung Quốc-13.000 km
Đây là ICBM lớn nhất từng được chế tạo tại Trung Quốc và đứng thứ 2 thế giới về kích thước và trọng lượng sau R-36M của Nga. DF-5A có trọng lượng phóng tới 183 tấn. Dù chế tạo theo công nghệ lạc hậu nhưng DF-5A đứng thứ 2 nhờ đạt được tầm bắn lên đến 13.000 km. DF-5A là ICBM đầu tiên của Trung Quốc có khả năng vươn tới nước Mỹ Ảnh: FAS.
R-29RMU Sineva (RSM-54), Nga – 11.547 km
ICBM này chính là trụ cột cho sức mạnh răn đe hạt nhân trên biển của Nga đến năm 2030. Tên lửa được giới thiệu lần đầu vào năm 2007. Sineva là một phần sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-IV. Sineva được dẫn hướng nhờ sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS, giúp tên lửa có độ chính xác rất cao. Ảnh: Russianmilitaryphotos.
UGM-133 Trident II (Trident D5), Mỹ – 11.300 km
Đây là loại ICBM chủ lực trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ đến năm 2042. Trident II có thể mang theo 8 đầu đạn hạt nhân độc lập tấn công 8 mục tiêu khác nhau. Ảnh: Extremethinkover.
Video đang HOT
DF-31A, Trung Quốc – 11.200 km
DF-31A là loại ICBM mới nhất của Trung Quốc được đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2006. ICBM này được đánh giá là bước đột phá mới của Trung Quốc về công nghệ tên lửa của nước này. Ảnh: Defense-update.
RT-2UTTKh Topol-M, Nga – 11.000 km
Topol-M là ICBM cơ động mạnh nhất trong kho tên lửa ICBM của Nga. Topol-M được trang bị công nghệ dẫn hướng tiên tiến với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS giúp tên lửa có độ chính xác rất cao. ICBM này được trang bị 6 đầu đạn hạt nhân cùng hệ thống mồi bẫy được thiết kế gần như miễn nhiễm với hệ thống đánh chặn của Mỹ. Ảnh: Armyrecognition.
Minuteman III (LGM-30G), Mỹ – 10.000 km
Minuteman III là ICBM duy nhất trong kho tên lửa ICBM phóng từ đất liền của Mỹ. Tên lửa này được phóng từ các giếng phóng cố định trong lòng đất. Điều làm nên sức mạnh hủy diệt đáng sợ của tên lửa này là ngoài tầm bắn xa, nó còn được trang bị công nghệ dẫn hướng tiên tiến với độ chính xác rất cao với 3 đầu đạn hạt nhân có khả năng hủy diệt mọi mục tiêu. Ảnh: Businesswire.
M51 ICBM, Pháp – 10.000 km
M51 là ICBM mới nhất được phát triển tại Tây Âu. Tên lửa này là thành phần chủ chốt của tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant cùng là “nắm đấm hạt nhân” trên biển của hải quân Pháp. M51 gia nhập lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp từ năm 2010. Nó được trang bị 6 đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 100Kt. Ảnh:Militaryphotos.
UR-100N (SS-19 Stiletto), Nga – 10.000 km
UR-100N là ICBM thế hệ thứ 4 của Nga được đưa vào sử dụng từ năm 1975 và được dự định kéo dài thời gian sử dụng đến năm 2030. ICBM này được phóng từ các giếng phóng cố định trong lòng đất. Nó có khả năng mang theo 6 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 550Kt/đầu đạn. Ảnh: Komariv.livejournal.
RSM-56 Bulava, Nga – 10.000 km
Bulava là tên lửa liên lục địa phóng từ tàu ngầm mới nhất của Nga, gắn liền với sự ra đời của dự án tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei. Bulava cùng với Sineva là nắm đấm hạt nhân trên biển của Nga đến năm 2040. Mặc dù sự phát triển của ICBM này gặp khá nhiều rắc rối với rất nhiều thử nghiệm thất bại nhưng tên lửa này sẽ là thành phần không thể thiếu trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược Borei. Ảnh:Militaryrussia.
Theo Kiến thức
Mỹ phóng LGM-30 Minuteman-3 "dằn mặt" Trung Quốc?
Ngày 17-12, Mỹ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-30 Minuteman-3 không mang đầu đạn từ bờ biển California.
Tên lửa Minuteman-3 được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg lúc 4h36 phút - giờ địa phương (tức 12h36 GMT). Tên lửa đã vượt qua quãng đường 6.760 km, bay qua Thái Bình Dương tới mục tiêu trên cụm đảo san hô vòng Kwajalein. Bộ tư lệnh tác chiến toàn cầu của Không quân Mỹ khẳng định vụ thử đã thành công tốt đẹp.
LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM - Intercontinental Ballistic Missile), áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, do hãng Boeing của Mỹ sản xuất. Mỗi quả tên lửa Minuteman-3 có giá trên 7 triệu USD.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-3 hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó là loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ. Gần 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải, nhưng Minuteman-3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.
Minuteman-1 ra đời vào năm 1962, là loại tên lửa chỉ phóng được 1 đầu đạn thông thường; phiên bản nâng cấp tiếp theo của nó là Minuteman-2 cũng thuộc loại đầu đạn đơn, nhưng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, sản xuất năm 1965. Điểm khác biệt của Minuteman-3 so với 2 phiên bản trước là ngoài phương thức phóng từ giếng phóng, nó còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.
Minuteman-3 là loại tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1.000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này.
Minuteman-3 áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87... với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu rất thấp, từ 85 - 450m.
Thiếu tướng Jack Weinstein, Tư lệnh Lực lượng Không quân số 20, tuyên bố, đây là vụ thử tên lửa Minuteman cuối cùng "theo kế hoạch" trong năm 2013. Tuy nhiên, nó diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, khi Trung Quốc vừa công bố "Vùng nhận dạng phòng không" vào ngày 23-11, sau đó lại dùng tàu đổ bộ đâm thẳng vào tuần dương hạm của Mỹ hôm 05-12 vừa qua nên không khỏi làm mọi người thấy nghi ngờ ẩn ý thực sự của Mỹ.
Điểm lại những vụ phóng thử trước đây, người ta thấy chúng cũng trùng với những thời điểm rất "nhạy cảm".
Lần gần đây nhất Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ 3, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân này là vào ngày 22-09. Thời điểm đó, Nga và Mỹ đang bàn bạc nội dung biện pháp "đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình" ở Syria. Các chuyên gia quân sự cho rằng, vụ thử này là động thái răn đe Syria hãy tuân thủ triệt để thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hạt nhân, nếu không sẽ nhận đòn trừng phạt thảm khốc.
Trước đó, vào thời điểm tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng Mỹ cũng đã phóng loại tên lửa này vào ngày 21-05, mặc cho Triều Tiên cực lực phản đối. Tuy Mỹ cũng tuyên bố là vụ phóng thử được tiến hành theo kế hoạch đã định (dự kiến ban đầu là vào ngày 09-04), nhưng không nhiều người tin rằng Washington không có ẩn ý gì, khi phóng loại tên lửa liên lục địa khủng nhất của mình vào thời điểm bóng ma chiến tranh đang lởn vởn trên bán đảo Triều Tiên.
Theo ANTĐ
Nga cấp tập triển khai hệ thống tên lửa liên lục địa mới Lực lượng Tên lửa Chiến lước Nga sẽ triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng mới trước năm 2020. Đó là thông tin vừa được Thiếu Tướng Sergei Karakaev - Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đưa ra hôm qua ((17/12). "Chúng tôi đang đếm từngngày để được trình làng và đưa vào kho vũ khí...