Nga thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới
Nga đã bắn thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars vào ngày 24.12.
Tên lửa RS-24 Yars – Ảnh: RIA Novosti
Tên lửa RS-24 Yars đã được bắn thử nghiệm thành công vào ngày 24.12 tại sân bay vũ trụ Plesetsk Cosmodrome (vùng Arkhangelsk, cách thủ đô Moscow của Nga khoảng 800 km về phía bắc), hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Igor Yegorov, người phát ngôn của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ năm RS-24 Yars là phiên bản nâng cấp từ tên lửa đạn đạo Topol-M, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Mặc dù Nga vẫn giữ bí mật các chi tiết về RS-24 Yars, nhưng nhiều nguồn tin quốc phòng cho đài Russia Today biết tên lửa này có thể mang theo ít nhất 4 đầu đạn nhiệt hạch, có thể đánh trúng mục tiêu cách xa 11.000 km.
Nga thử nghiệm RS-24 Yars lần đầu tiên hồi năm 2007. Hồi tháng 10.2013, tờ Vedemosti (Nga) tiết lộ Moscow sẽ thử nghiệm một tên lửa đạn đạo mới khác, mang tên RS-26 Rubezh, vào cuối năm 2013.
Video đang HOT
Theo TNO
Mỹ phóng LGM-30 Minuteman-3 "dằn mặt" Trung Quốc?
Ngày 17-12, Mỹ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) LGM-30 Minuteman-3 không mang đầu đạn từ bờ biển California.
Tên lửa Minuteman-3 được phóng từ Căn cứ không quân Vandenberg lúc 4h36 phút - giờ địa phương (tức 12h36 GMT). Tên lửa đã vượt qua quãng đường 6.760 km, bay qua Thái Bình Dương tới mục tiêu trên cụm đảo san hô vòng Kwajalein. Bộ tư lệnh tác chiến toàn cầu của Không quân Mỹ khẳng định vụ thử đã thành công tốt đẹp.
LGM-30 Minuteman là loại tên lửa liên lục địa hay còn gọi là tên lửa vượt đại châu (ICBM - Intercontinental Ballistic Missile), áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, do hãng Boeing của Mỹ sản xuất. Mỗi quả tên lửa Minuteman-3 có giá trên 7 triệu USD.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30 Minuteman-3 hiện đang sử dụng được bắt đầu cải tạo năm 1966, trang bị hàng loạt năm 1970, bắt đầu từ năm 2009, nó là loại ICBM duy nhất trong biên chế của quân đội Mỹ. Gần 50 năm đã qua, bao nhiêu loại trang bị, vũ khí đã ra đời, sử dụng rồi đào thải, nhưng Minuteman-3 vẫn là trụ cột không thể thay thế của trong bộ 3 răn đe hạt nhân của quân đội Mỹ.
Minuteman-1 ra đời vào năm 1962, là loại tên lửa chỉ phóng được 1 đầu đạn thông thường; phiên bản nâng cấp tiếp theo của nó là Minuteman-2 cũng thuộc loại đầu đạn đơn, nhưng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, sản xuất năm 1965. Điểm khác biệt của Minuteman-3 so với 2 phiên bản trước là ngoài phương thức phóng từ giếng phóng, nó còn được phóng từ xe chở, nâng cao tính cơ động của tên lửa.
Minuteman-3 là loại tên lửa 3 tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng 35,3 tấn, chiều dài 18,26m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1120km, tầm bắn 13.000km với tốc độ 7km/s, tương đương 25.200 km/h (Mach23). Hiện quân đội Mỹ có khoảng trên 1.000 đầu đạn hạt nhân chuyên sử dụng cho loại tên lửa này.
Minuteman-3 áp dụng mô hình phóng đa đầu đạn phân hướng, đa phương thức dẫn đường, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân loại W62, W78, W87... với lượng nổ tối đa của mỗi đầu đạn hạt nhân có thể từ 170 kiloton tới 500 kiloton (tương đương 175.000 tấn TNT), sai số mục tiêu rất thấp, từ 85 - 450m.
Thiếu tướng Jack Weinstein, Tư lệnh Lực lượng Không quân số 20, tuyên bố, đây là vụ thử tên lửa Minuteman cuối cùng "theo kế hoạch" trong năm 2013. Tuy nhiên, nó diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, khi Trung Quốc vừa công bố "Vùng nhận dạng phòng không" vào ngày 23-11, sau đó lại dùng tàu đổ bộ đâm thẳng vào tuần dương hạm của Mỹ hôm 05-12 vừa qua nên không khỏi làm mọi người thấy nghi ngờ ẩn ý thực sự của Mỹ.
Điểm lại những vụ phóng thử trước đây, người ta thấy chúng cũng trùng với những thời điểm rất "nhạy cảm".
Lần gần đây nhất Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ thứ 3, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân này là vào ngày 22-09. Thời điểm đó, Nga và Mỹ đang bàn bạc nội dung biện pháp "đổi vũ khí hóa học lấy hòa bình" ở Syria. Các chuyên gia quân sự cho rằng, vụ thử này là động thái răn đe Syria hãy tuân thủ triệt để thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hạt nhân, nếu không sẽ nhận đòn trừng phạt thảm khốc.
Trước đó, vào thời điểm tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng Mỹ cũng đã phóng loại tên lửa này vào ngày 21-05, mặc cho Triều Tiên cực lực phản đối. Tuy Mỹ cũng tuyên bố là vụ phóng thử được tiến hành theo kế hoạch đã định (dự kiến ban đầu là vào ngày 09-04), nhưng không nhiều người tin rằng Washington không có ẩn ý gì, khi phóng loại tên lửa liên lục địa khủng nhất của mình vào thời điểm bóng ma chiến tranh đang lởn vởn trên bán đảo Triều Tiên.
Theo ANTĐ
Nga cấp tập triển khai hệ thống tên lửa liên lục địa mới Lực lượng Tên lửa Chiến lước Nga sẽ triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng mới trước năm 2020. Đó là thông tin vừa được Thiếu Tướng Sergei Karakaev - Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga đưa ra hôm qua ((17/12). "Chúng tôi đang đếm từngngày để được trình làng và đưa vào kho vũ khí...