Nga – Syria ký thỏa thuận về dầu khí
Sau nhiều tháng đàm phán, Nga và Syria vừa đạt thỏa thuận quan trọng về thăm dò dầu khí trong vòng 25 năm.
Ảnh minh họa
AFP dẫn lời Tổng giám đốc Tổng công ty dầu hỏa Syria Ali Abbas cho biết: “Đây là thỏa thuận đầu tiên với nước ngoài về khai thác dầu khí trong lãnh hải của Syria”. Văn bản này do Bộ trưởng Dầu khí nước này Sleimane Abbas ký kết với Tổng công ty dầu hỏa Syria và Tập đoàn Soyuzneftegaz của Nga. Theo đó, Moscow sẽ chi 100 triệu USD, chia thành nhiều giai đoạn để thăm dò dầu khí tại vùng biển rộng khoảng
2.000 km2 của Syria. Damascus nhận định thỏa thuận này “chứng tỏ hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác”. Nhiều chuyên gia phương Tây nhận định đây là động thái của Nga nhằm khẳng định tầm ảnh hưởng tại Syria, trong bối cảnh nước này sa lầy trong khủng hoảng chính trị – xã hội từ gần 3 năm qua.
Theo TNO
Ấn Độ - Trung Quốc: Long tranh hổ đấu
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên biển Đông đã diễn ra từ vài năm qua và thời gian gần đây càng trở nên gay gắt khi cả hai nước liên tiếp có những sự cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực nhằm khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới.
Thị trường lao động giá rẻ
Theo đánh giá của trang tin tài chính uy tín Motley Fool (Mỹ), trong tương lai gần Ấn Độ đang đầy tiềm năng sẽ lật đổ vị thế thị trường lao động giá rẻ hàng đầu thế giới của Trung Quốc (TQ).
Motley nhận định sự thống trị của thị trường nhân công giá rẻ tại TQ đang sắp đến hồi kết khi mà lương tối thiểu tại nước này đang leo thang, người lao động đòi hỏi các chế độ lao động cao hơn và số lượng ngày càng nhiều những người thuộc tầng lớp trung lưu xuất thân là công nhân lên làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ.
Video đang HOT
Không chỉ bị Việt Nam cạnh tranh về lao động giá rẻ, hiện TQ cũng đang đối mặt với nguy cơ bị "vượt mặt" về tổng số dân, khi theo dự đoán của Liên hợp quốc, Ấn Độ có vẻ như sẽ giành danh hiệu "quốc gia đông dân nhất thế giới" từ TQ vào năm 2028.
Ước tính, vào năm 2028 dân số của cả hai quốc gia này sẽ tăng lên khoảng 1,45 tỷ người mỗi nước. Sau đó, dân số Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng vào giữa thế kỷ 21, trong khi TQ giảm dần.
Ấn Độ đang cạnh tranh mạnh mẽ với TQ trên lĩnh vực nhân công giá rẻ. Ảnh minh họa Internet.
Chạy đua vũ trang trên nóc nhà thế giới
Bên cạnh cuộc chạy đua chiếm ngôi cường quốc kinh tế hùng mạnh nhất thế giới giữa hai quốc gia có dân số hàng đầu thế giới, người ta còn biết đến Trung Quốc và Ấn Độ đang thực hiện cuộc chạy đua vũ trang trên "nóc nhà thế giới".
Trung Quốc đã cải thiện đáng kể các đường xá và đang xây dựng hoặc mở rộng các sân bay ở khu vực biên giới tại Tây Tạng. Nước này đã triển khai các tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong khu vực và 300.000 binh sĩ từ cao nguyên Tây Tạng, theo một báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ năm 2010.
Trong khi đó, Ấn Độ đang thực hiện một kế hoạch 10 năm nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của mình. Tại bang Arunachal Pradesh, các chốt tuần tra bộ binh mới bắt đầu hoạt động tại biên giới kể từ tháng 5 năm nay trong khuôn khổ một nỗ lực nhằm bổ sung 60.000 binh sĩ vào lực lượng hiện đã bao gồm 120.000 quân tại đây. Ấn Độ cũng thành lập 2 đơn vị máy bay chiến đấu Sukhoi 30 và sẽ triển khai các tên lửa hành trình Brahmos.
"Nếu họ có thể tăng cường sức mạnh quân sự tại đó thì chúng tôi cũng tăng cường sức mạnh quân sự trong lãnh thổ của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Tướng A.K. Anthony phát biểu trước quốc hội gần đây.
Các binh sĩ Ấn Độ tuần tra dọc biên giới Trung Quốc-Ấn Độ tại Arunachal Pradesh.
Chạy đua vũ trang, tàu sân bay
Ngày 20/5/2013 trên tờ Thời báo Hoàn Cầu trích nội dung bài viết trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc hiện đang là quốc gia số một về trang bị và nâng cấp hàng không mẫu hạm, ở châu Á gần đây tiếp tục xuất hiện một quốc gia khác đang tăng cường và nâng cấp ngày một mạnh mẽ về hàng không mẫu hạm cũng như khí tài phòng không - Ấn Độ. Dấu hiệu thấy rõ nhất là việc Ấn Độ đã nhập hàng loạt "máy bay mẫu hạm" gồm 16 MiG -29K cùng 4 MiG-29KUB do Nga chế tạo.
Việc trang bị máy bay mẫu hạm MiG-29K của phía Ấn Độ cho thấy quân đội nước này bắt đầ chú trọng hơn trong việc sử dụng những vũ khí hiện đại ngang tầm sức mạnh với quốc gia láng giềng đang có tranh chấp là Trung Quốc. Hàng không mẫu hạm này được đánh giá là hơn hẳn so với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc. Dự kiến Nga sẽ trao Vikramaditya cho Ấn Độ trong năm nay.
Trước đó có nguồn tin cho rằng phía Trung Quốc sẽ tự chế tạo 2 hàng không mẫu hạm, hoạt động trong thập kỷ tới. Trong khi đó, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Ấn Độ là Vikramaditya sẽ chính thức đi vào sử dụng trong năm 2015 tới, đồng thời được trang bị đội máy bay mẫu hạm MiG-29K. Như vậy, vị trí số một của Trung Quốc trong việc chế tạo cũng như sở hữu tàu sân bay ở châu Á sẽ có nguy cơ rơi vào tay người Ấn. - nội dung này cũng được đăng tải trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ
Thiết kế tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ
Khai thác dầu khí trên biển Đông
Sau khi yêu cầu các nước ngoài khu vực "tránh xa" Biển Đông, TQ tháng 11/2011 đã "đánh tiếng" với Ấn Độ rằng, các hoạt động liên quan tới dầu khí trên Biển Đông sẽ bị cho là bất hợp pháp nếu không có sự cho phép, hay sự tham gia của Bắc Kinh.
Phía Việt Nam vào thời điểm đó đã lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình đối với các lô dầu khí dựa theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc tiếp tục phản đối dự án thăm dò dầu khí của Ấn Độ trong khu vực, sau đó đưa ra tuyên bố về chủ quyền ở hai lô dầu khí Ấn Độ thăm dò. Bất chấp điều đó, Ấn Độ tiếp tục duy trì các dự án thăm dò trong khu vực theo hướng thương mại.
Quyết định của Ấn Độ trong việc thăm dò khai thác hydrocacbon với Việt Nam được thực hiện sau khi một tàu chiến của TQ không xác định đã yêu cầu tàu Airavat INS, một tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ, xác định và giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sau khi tàu rời khỏi bờ biển Việt Nam.
Sau những động thái đó, Ấn Độ đã có quan điểm mới. Tháng 5 năm ngoái, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ RPN Singh phát biểu trước quốc hội rằng đã quyết định trở lại thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Phía Việt Nam cũng đã quyết định gia hạn hợp đồng thăm dò dầu khí với Ấn Độ ở Biển Đông góp phần vào làm cân bằng chiến lược trong khu vực.
Ấn Độ đã ký kết thăm dò dầu khí ở Biển Đông . Ảnh: The Diplomat
Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh chiến lược
Ấn Độ luôn chú ý tới nguồn tài nguyên năng lượng của Việt Nam, đặc biệt khi nguồn tài nguyên này đang rơi vào "tầm ngắm" của TQ bằng những "yêu sách" về lãnh thổ.
Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại và năng lượng mà còn là sự cạnh tranh chiến lược của hai cường quốc đang phát triển ở châu Á. Nếu TQ có thể mở rộng sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương, như Delhi dự đoán, thì Ấn Độ cũng có thể làm điều tương tự ở Biển Đông.
Đến nay, Ấn Độ trở thành một nhà quan sát bị động trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong khu vực ngày một tăng. Nhưng hiện tại, Ấn Độ phải đối mặt với sức mạnh của TQ trong khu vực. Thách thức đối với Ấn Độ là sẽ đưa ra một chiến lược phù hợp với nguồn lực và khả năng lúc này.
Theo vietbao
Yêu cầu Đài Loan hủy bỏ thăm dò dầu khí ở Trường Sa Việt Nam phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ việc vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Đảo Ba Bình của Việt Nam nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền với hai...