Nga sẽ làm mọi cách để chấm dứt xung đột Nagorno-Karabakh
Tổng thống Nga tố cáo những nỗ lực gây chia rẽ giữa các tôn giáo và sắc tộc trên thế giới. Ông cũng đề cập đến những nỗ lực của mình nhằm chấm dứt căng thẳng ở Nagorno- Karabakh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Được hãng thông tấn Fars News của Iran trích dẫn ngày 4/11, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng Nga sẽ không ngừng nỗ lực để chấm dứt cuộc xung đột ở khu vực miền núi Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Cộng hòa Azerbaijan đã bắt đầu cuối tháng 9.
“Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để chấm dứt xung đột Nagorno-Karabakh”, ông nói trong bài phát biểu nhân Ngày thống nhất quốc gia ở Nga trước đại diện các hiệp hội tôn giáo trong nước.
“Tình hình ở Nagorno-Karabakh có thể được giải quyết một cách hòa bình mà không cần dùng đến vũ khí, Nga đang liên hệ với Armenia và Azerbaijan về Nagorno-Karabakh và chúng tôi hy vọng sẽ đạt được những kết quả có lợi cho tất cả”, ông Putin nói.
Tổng thống Nga cũng cho rằng vấn đề tôn giáo và dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề nhạy cảm và khó khăn nhất. Ông nói: “Những kẻ cực đoan tìm cách phá hủy những mối quan hệ này và gieo rắc hận thù”.
Tổng thống Nga cũng lên án các vụ tấn công khủng bố xảy ra trong những tuần gần đây ở Pháp, đồng thời kêu gọi một cuộc chiến chống lại các phong trào cực đoan.
Trước đó, Nga đã thông báo vào ngày 3/11 rằng sáng kiến của Iran trong việc giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh sẽ được xem xét kỹ lưỡng, nhấn mạnh rằng việc đưa các lực lượng gìn giữ hòa bình vào Nagorno-Karabakh, nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan đến xung đột, sẽ bị loại trừ.
Video đang HOT
Armenia cạn hy vọng được Nga tương trợ
Sau vài tuần thiệt hại nặng trong giao tranh với Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh, Armenia cạn dần hy vọng nhận được bất cứ sự hỗ trợ quân sự nào từ Nga.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 31/10 đề nghị "tham vấn khẩn cấp" với Tổng thống Nga Vladimir Putin về hỗ trợ an ninh trong bối cảnh xung đột với Azerbaijan leo thang. Tuy nhiên, Moskva khẳng định sẽ chỉ hỗ trợ Yerevan trong trường hợp đụng độ diễn ra trực tiếp trên lãnh thổ nước này.
Giới quan sát cho rằng phản ứng của Nga là phù hợp, bởi Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố hiệp ước phòng thủ chung ký với Armenia trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) không bao gồm khu vực Nagorno-Karabakh.
Theo hiệp ước này, Nga cam kết gửi quân bảo vệ các quốc gia thành viên CSTO trong trường hợp lãnh thổ của họ bị tấn công. Trong khi đó, Nagorno-Karabakh không phải là lãnh thổ được quốc tế công nhận của Armenia.
Hy vọng vào sự tương trợ của Nga đang dần tắt ở Armenia, khi lực lượng nước này hứng chịu thương vong ngày càng tăng trong lúc quân đội Azerbaijan chiếm thế áp đảo về hỏa lực, đặc biệt là ưu thế vượt trội về máy bay không người lái (UAV).
"Người gốc Armenia trên toàn thế giới đều cảm thấy mối đe dọa hiện hữu đối với dân tộc họ", chính trị gia Armenia Arthur Paronyan nói. "Nhưng không ai tin rằng CSTO sẽ có ích. Tổ chức đó đã chết".
Thay vì điều lực lượng quân sự tới hỗ trợ Armenia, Tổng thống Putin cố gắng làm trung gian cho lệnh ngừng bắn hồi giữa tháng 10, song các bên tham chiến nhanh chóng phá vỡ chúng. Putin sau đó cho biết giao tranh đã khiến khoảng 5.000 người ở hai phía thiệt mạng, "cuộc xung đột ở dạng tồi tệ nhất".
Lực lượng Azerbaijan tấn công vị trí Armenia sáng 28/9. Ảnh: Bộ Quốc phòng Azerbaijan.
Dù một số vùng lãnh thổ Armenia trúng đạn pháo của Azerbaijan trong giao tranh, Nga vẫn duy trì lập trường thận trọng về xung đột tại Nagorno-Karabakh. Giới chuyên gia nhận định điều này cho thấy hiệp ước CSTO rất khó được kích hoạt trong đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan.
Chính trị gia Paronyan vẫn kỳ vọng rằng Nga có thể hỗ trợ Armenia một cách bí mật mà không cần kích hoạt CSTO, thông qua các đơn vị đặc nhiệm không mặc quân phục chính quy, như lực lượng từng tham gia chiến dịch sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
"Nhiều người hy vọng Nga sẽ hỗ trợ bằng cách khác, ví dụ như điều lực lượng đặc nhiệm bí mật sang", Paronyan nói. "Chúng tôi không kén cá chọn canh".
Nga tới nay vẫn không triển khai binh sĩ tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh, dù có lực lượng đồn trú tại căn cứ quân sự ở Armenia. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hồi đầu tuần cho biết lực lượng biên phòng Nga đã có mặt tại biên giới Armenia - Azerbaijan, gần Nagorno-Karabakh, nhưng Bộ Quốc phòng Nga chưa xác nhận thông tin này.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
Cả Armenia và Azerbaijan đều từng là thành viên CSTO, liên minh quân sự của 7 trong 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và Nga đóng vai trò chủ chốt. Tuy nhiên, Azerbaijan rời CSTO năm 1999.
Fuad Akhundov, người đứng đầu bộ phận phụ trách Các vấn đề Công cộng và Chính trị của chính quyền Tổng thống Azerbaijan, cho biết hiệp ước CSTO "không nên được áp dụng cho xung đột hiện tại". "Đây là cuộc chiến trên lãnh thổ Azerbaijan. Chúng tôi đang đẩy lực lượng Armenia khỏi lãnh thổ của Azerbaijan", Akhundov nói.
"Không ai tấn công CSTO mà ngược lại Armenia, với tư cách là thành viên của tổ chức, đang phá vỡ nghị quyết của Liên Hợp Quốc được CSTO công nhận", Akhundov nói, đề cập đến nghị quyết năm 2008 công nhận Nagorno-Karabakh là lãnh thổ của Azerbaijan. "Lực lượng Armenia phải rút khỏi tất cả vùng lãnh thổ chiếm đóng".
Xung đột vũ trang ở nam Kavkaz không phải điểm nóng duy nhất tại các quốc gia thành viên CSTO mà Nga phải lưu tâm, trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng chính trị và an ninh nổ ra ở khu vực này trong thời gian qua.
Belarus, đồng minh quan trọng của Nga, chịu ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử bị cáo buộc là gian lận. Các cuộc biểu tình bùng phát từ hồi đầu tháng 8 đòi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ chức.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng lưu ý về "hỗn loạn" tại Kyrgyzstan, từng thuộc Liên Xô và là thành viên CSTO, khi quốc gia này trải qua một cuộc cách mạng thứ ba từ năm 1991.
Vladimir Ryzhkov, chuyên gia tại Trường kinh tế Cao cấp ở Moskva, cho rằng những biến cố này cho thấy nỗ lực ổn định vùng Kavkaz của Nga đang gặp nhiều thách thức, khi khu vực bộc lộ nhiều rạn nứt, chia rẽ.
Lính dự bị Armenia huấn luyện trước khi được triển khai tới Nagorno-Karabakh. Ảnh: AFP.
Các quốc gia từng thuộc Liên Xô nay có thể tự đứng vững trong giai đoạn hòa bình lẫn chiến tranh. Tom Dewaal, tác giả cuốn "Khu vườn đen: Chiến tranh và bình giữa Armenia với Azerbaijan", cho biết hai nước phải ngăn chặn cuộc xung đột không hồi kết với quy mô lớn hơn và đẫm máu hơn.
"Tôi không nghĩ Nga sẽ can thiệp và gây chiến với Azerbaijan. Không can thiệp sẽ đỡ gây tổn hại cho tất cả", Dewaal nói. "Nếu có, họ cũng chỉ sẽ giúp đỡ một cách kín đáo".
Armenia đề nghị Nga hỗ trợ an ninh Thủ tướng Armenia Pashinyan đã đề nghị Tổng thống Nga Putin "tham vấn khẩn cấp" về hỗ trợ an ninh trong bối cảnh xung đột với Azerbaijan gia tăng. "Thủ tướng Armenia đã đề nghị Tổng thống Nga bắt đầu quy trình tham vấn khẩn cấp nhằm xác định cách thức và mức độ Nga có thể hỗ trợ để giúp Armenia đảm...