Nga sẽ cho máy bay ném bom khủng nhất trên thế giới cất cánh
Tốc độ cao, trang bị vũ khí hạng nặng, phạm vi chiến đấu tầm xa – trong năm 2022, sẽ có chuyến bay đầu tiên của phi cơ mang tên lửa chiến lược Tu-160M được chế tạo toàn bộ ở Nga từ số 0.
Máy bay là thành tố chủ chốt trong tổ hợp hàng không của “bộ ba hạt nhân”. “ Thiên nga trắng” có được cuộc sống thứ hai như thế nào – trong tài liệu của Sputnik.
Vẻ ngoài của Tu-160M hiện đại hoá khác biệt chút ít so với các mẫu máy bay do Liên Xô chế tạo. Cải tiến chính: thay vì động cơ tuốc-bin phản lực hai mạch ba trục NK-32 sáng chế năm 1983, bây giờ lắp NK-32-02 tiên tiến, kinh tế hơn và tăng nguồn lực.
Chính nhờ động cơ mạnh mà Tu-160 vẫn bảo lưu được vị thế phi cơ ném bom bay nhanh nhất thế giới – tăng tốc tới 2200 km/h và dễ dàng bỏ xa tiêm kích đối phương lại phía sau trong tình huống giáp chiến.
Không có quảng cáo rõ về trang bị vũ khí của Tu-160. Tuy nhiên được biết rằng luận cứ tấn công cơ bản vẫn như trước: đó là các tên lửa hành trình Kh-101 và Kh-102. Ngoài ra, “Thiên nga trắng” có thể sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa. Và nhờ hệ thống tính toán đặc biệt trên nền tảng SVP-24 “Gefest” như trên máy bay ném bom Su-24 và Tu-22, những trái bom không điều khiển sẽ trở thành vũ khí với độ chính xác cao.
Nói chung về cơ bản đạn dược dành cho “chủ lực chiến lược” cũng là loại mới về nguyên tắc. Chuyện ở đây nói về tên lửa siêu thanh tầm xa triển vọng Kh-95. Tốc độ tên lửa sẽ vượt quá 5 Mach, như vậy khiến các hệ thống phòng không của đối phương cực kỳ khó đánh chặn. Có thông báo rằng Kh-95 có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Chuyến bay trình diễn máy bay ném bom chiến lược siêu thanh mới Tu-160M Peter Deinekin. Sputnik
Video đang HOT
Ngoài ra, Tu-160M còn sở hữu những thiết bị điện tử hiện đại – tổ hợp bảo vệ, dẫn đường, chỉ định mục tiêu, cũng như các thành tố của hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động.
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng, về hiệu suất chiến đấu thì “Thiên nga trắng” hiện đại hóa sẽ vượt hơn từ gấp rưỡi đến hai lần so với những phiên bản sửa đổi trước nó. Điều quan trọng hơn cả là ngành công nghiệp quốc phòng của nước Nga mới đã chứng tỏ được khả năng độc lập tự chủ chế tạo những loại máy bay và thiết bị phức tạp như vậy. Lô Tu-160 đầu tiên là thành quả chế tạo của toàn thể Liên bang Xô-viết, hàng chục doanh nghiệp đã được huy động tham gia. Sự tan rã của Liên Xô đã phá hủy nhiều dây chuyền sản xuất. Bây giờ cái gì đó đã được khôi phục, cái khác được tạo mới.
Tu-160 không chỉ bay nhanh nhất mà còn là phi cơ siêu thanh to lớn nhất và mạnh nhất với trọng lượng cất cánh tối đa so với các đối thủ – khoảng 275 tấn.
Nhiệm vụ chính của “Thiên nga trắng” là triệt hạ những mục tiêu đặc biệt quan trọng nằm sâu trong hậu phương của địch và những vùng xa tách biệt khó tới. Về mặt cấu tạo, Tu-160 là máy bay đơn hạng nặng với đôi cánh lớn và dài, có khả năng thay đổi góc quét và bốn động cơ phản lực. Các bệ phóng quay vòng có thể bố trí tới 12 tên lửa hành trình, kể cả tên lửa hạt nhân.
Các máy bay mang tên lửa đã qua thử lửa trong quá trình chiến dịch của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga ở Syria: tháng 11 năm 2015, một số máy bay đã dùng tên lửa Kh-555 và Kh-101 giáng đòn tấn công các chủ thể của chiến binh IS. Toàn bộ các mục tiêu đều bị xoá sổ vì trúng tên lửa sấm sét. Tiếp thêm loại máy bay này còn nhiều lần xuất kích thực chiến ở Syria. Tu-160 thường xuyên tuần tra các vùng biển trung lập gần biên giới Nga.
Hiện tại trong đội ngũ Không quân tầm xa của Nga có 16 “Thiên nga trắng”. Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, tất cả cơ số này sẽ được hiện đại hóa sâu và cùng các máy bay mới phục vụ tiếp không chỉ một thập kỷ nữa. Trong tương lai, Tu-160 có thể được sử dụng trong sự phối hợp chặt chẽ với các hệ thống hàng không tầm xa triển vọng.
Tiến bộ hơn nữa
Nguyên mẫu hệ thống hàng không tầm xa triển vọng. Sputnik
Được biết, các hệ thống hàng không tầm xa triển vọng được xây dựng theo sơ đồ cánh bay, khi lực nâng được tạo ra trên hầu như toàn bộ bề mặt máy bay, giúp giảm trọng lượng riêng của khung máy bay đồng thời tăng trọng tải. Ngoài ra còn hạ thấp độ nhận biết của radar, điều này đã được xác nhận trong loạt thử nghiệm.
Có ý kiến cho rằng, nhờ tính chất ẩn kín khó nhận biết mà hệ thống hàng không tầm xa triển vọng có thể bất ngờ giáng đòn tấn công vào các mục tiêu mặt đất và an toàn rời khỏi vùng nhận dạng phòng không của đối phương mà vẫn không bị phát hiện. Hiện nay trên thế giới chỉ có một mẫu máy bay ném bom duy nhất sở hữu đặc tính phẩm chất như vậy là chiếc B-2 Spirit của Mỹ.
Không giống như các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160 và máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, phi cơ của hệ thống hàng không tầm xa triển vọng sẽ là cận âm. Như vậy sẽ tiết kiệm hơn nhiều – theo đánh giá của các chuyên gia hàng không, tầm xa chuyến bay của phi cơ là 15.000 km.
Thêm vào đó, máy bay khó nhận biết không cần thiết phải cấp tốc rời khỏi khu vực phóng tên lửa. Khái niệm sử dụng chiến đấu của hệ thống hàng không tầm xa triển vọng dự trù tiến hành những đòn tấn công triệt hạ các mục tiêu mặt đất từ cự ly xa. Kho vũ khí của máy bay sẽ gồm cả tên lửa Kh-101 và Kh-102 cũng như các trang bị thuộc lớp chiến lược triển vọng.
Như đang thấy, máy bay của hệ thống hàng không tầm xa triển vọng cũng sẽ nhận được vũ khí siêu thanh, cũng như các phương tiện chiến đấu mới về nguyên tắc. Cụ thể, các chuyên gia Nga đang chế tạo tổ hợp tấn công trên cơ sở UAV phản lực, phóng ra từ khoang máy bay. UAV sẽ có thể độc lập phát hiện kẻ địch, phân công nhiệm vụ cho nhau và xâm nhập khu vực mục tiêu từ nhiều hướng cùng lúc. Nhờ thế mà máy bay mẹ thậm chí không cần tiến vào vùng nhận diện phòng không của đối phương.
Tiêm kích F-35 hạ cánh bằng bụng gây thót tim ở Hàn Quốc
Hàn Quốc đã cấm bay toàn bộ các tiêm kích F-35 trong biên chế sau vụ việc một máy bay của nước này có màn hạ cánh khẩn mài bụng trên đường băng gây "thót tim".
Một tiêm kích F-35 (Ảnh: Lockheed).
AFP dẫn thông báo ngày 5/1 của Hàn Quốc cho biết, nước này đã cấm bay toàn bộ phi đội F-35 trong khi chờ đợi kết quả từ cuộc điều tra về sự cố diễn ra một ngày trước đó.
Ngày 4/1, càng đáp trên một chiếc F-35A của Hàn Quốc đã gặp trục trặc trong một sự cố hệ thống nghiêm trọng. Phi công của tiêm kích này đã quyết định không nhảy dù ra ngoài mà thay vào đó là thực hiện màn hạ cánh bằng cách mài bụng máy bay xuống đường băng. Người này sau đó đã thoát ra ngoài an toàn mà không bị thương.
Sau sự cố mà AFP mô tả là "thót tim" tại một căn cứ không quân ở phía tây Hàn Quốc, giới chức đã nhanh chóng mở cuộc điều tra.
"Trong bối cảnh cuộc điều tra vẫn đang diễn ra, toàn bộ đội F-35 bị cấm bay", một quan chức quốc phòng nói với AFP.
Hàn Quốc đã đặt hàng 40 chiếc F-35A từ nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin vào năm 2014 và họ bắt đầu nhận lô tiêm kích đầu tiên 5 năm trước.
Trong khi đó, Phó Tham mưu trưởng Không quân Hàn Quốc Shin Ok-chul đã chia sẻ những tình tiết của sự cố tại phiên điều trần trước quốc hội nước này ngày 5/1.
Cụ thể, chiếc F-35 đang bay ở tầm thấp thì phi công nghe thấy tiếng động lớn và anh này kiểm tra hệ thống của máy bay.
"Toàn bộ hệ thống đã dừng hoạt động trừ hệ thống điều khiển chuyến bay và động cơ", ông Shin nói. Phi công đã quyết định cho tiêm kích mài bụng xuống đường băng.
Quân đội Hàn Quốc sau đó đã xịt một lớp bọt đặc biệt lên đường băng ở căn cứ không quân để ngăn một vụ nổ xảy ra khi máy bay tiếp xúc với bề mặt cứng ở tốc độ cao.
Ông Shin nói đây là lần đầu tiên một chiếc F-35 thực hiện màn tiếp đất bằng bụng.
Trước vụ việc ở Hàn Quốc, sự cố gần nhất với một chiếc F-35 xảy ra trên tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth hồi tháng 11/2021. Khi đó, một chiếc F-35B gặp sự cố khi vừa cất cánh khỏi hàng không mẫu hạm, buộc phi công phải phóng ghế thoát hiểm ra ngoài trong khi chiếc tiêm kích lao xuống biển Địa Trung Hải. Anh sau đó đã trục vớt thành công máy bay này.
Khoảnh khắc 4 tiêm kích Su-30 Nga đồng loạt "khạc lửa" trên không Dàn 4 tiêm kích Su-30SM của Nga đồng loạt nã 8 tên lửa khi đang bay theo đội hình trên không trung. Dàn tiêm kích Su-30SM Nga đồng loạt nã tên lửa (Ảnh chụp màn hình: The Drive). The Drive đưa tin, đoạn video được một tài khoản tên là Fighterbomber đăng trên Telegram cho thấy một khoảnh khắc được đánh giá là...