Nga sắp phát triển hệ thống phòng không mới
Nga sẽ nghiên cứu thế hệ tên lửa phòng không mới vào năm 2018, trước khi phát triển trên quy mô lớn từ năm 2020 để trang bị cho lục quân.
Tổ hợp vũ khí tương lai được Nga đặt tên mã “Standard” sẽ thay thế tất cả tên lửa phòng không lục quân như Tor, Buk và một số phiên bản S-300. Tuy nhiên, hệ thống mới sẽ không thay thế vũ khí phòng không của không quân như S-400 và S-500, theo National Interest.
“Đến năm 2020, trọng tâm chính sẽ là tạo ra hệ thống vũ khí phòng không đa năng chung cho lục quân”, tướng Alexander Leonov, tư lệnh phòng không lục quân Nga cho biết.
Khi quá trình phát triển toàn diện bắt đầu vào năm 2020, Nga hy vọng sản xuất được mạng lưới phòng không tích hợp, sử dụng dòng tên lửa module hóa. Nó sẽ bao gồm biến thể tầm ngắn, trung và xa. Hơn nữa, hệ thống này có thể kết hợp công nghệ mới như laser và nhiều loại vũ khí năng lượng định hướng khác. Standard là tên chung cho toàn bộ các hệ thống phòng không lục quân thế hệ mới của Nga.
Nhà phân tích quân sự Vasily Kashin cho rằng học thuyết tác chiến của lục quân Nga khác với phương Tây. Họ xác định sẽ hoạt động trong môi trường bị đối phương kiểm soát bầu trời. Vì vậy, các đơn vị lục quân Nga luôn đi kèm với số lượng lớn tổ hợp phòng không di động.
Các tổ hợp Tor sẽ được thay thế bởi sản phẩm từ chương trình Standard. Ảnh: AGTF.
Những hệ thống nào phát triển từ chương trình Standard sẽ thay thế tất cả vũ khí uy lực của phòng không lục quân Nga hiện tại, bao gồm Pantsir, Tor, Buk và thậm chí cả tổ hợp phòng không tầm xa S-300V4. Trong năm 2008, một số tổ hợp S-300V đời cũ đã được chuyển sang không quân, trong khi hệ thống S-300V4 mới hơn được biên chế cho lục quân.
Tuy nhiên, Standard sẽ không thay thế cho vũ khí của không quân vũ trụ Nga (VKS). Lực lượng này đang tập trung nỗ lực hoàn thành quá trình chuyển đổi sang các tổ hợp S-400 và S-500. VKS có chương trình riêng xoay quanh các hệ thống như S-400, S-500 và radar cảnh giới tầm xa.
Nếu chương trình Standard được hoàn thiện, các đơn vị thiết giáp của lục quân Nga sẽ vẫn là lực lượng đáng gờm với không quân phương Tây. Không rõ liệu Nga đã có thể chống tiêm kích tàng hình như F-35 hay chưa, nhưng Moscow chắc chắn đang nghiên cứu công nghệ để vô hiệu hóa tiêm kích tối tân của Mỹ.
Video đang HOT
Sẽ chỉ là vấn đề thời gian trước khi người Nga tìm ra biện pháp đối phó với các máy bay chiến đấu tàng hình như F-35, chuyên gia quân sự Dave Majumdar kết luận.
Hòa Việt
Theo VNE
Bên trong nhà máy sản xuất 'rồng lửa' S-400 Nga
Nhà máy Avangard là nơi chế tạo các loại đạn tên lửa tầm xa cho tổ hợp S-400 và S-500 hiện đại của Nga.
Nhà máy Avangard trực thuộc tập đoàn tên lửa Almaz-Antey là nơi chịu trách nhiệm sản xuất và bảo quản các tên lửa thuộc tổ hợp phòng không S-300, S-400 Triumf và S-500 của Nga, theo Livejournal.
Avangard được thành lập từ năm 1942, hiện nay nhà máy đặt tại phía bắc thủ đô Moscow với diện tích khoảng 185.000 m2.
Avangard bắt đầu sản xuất tên lửa phòng không từ thập niên 1950, khởi đầu là đạn V-300 của tổ hợp S-25 Berkut (NATO định danh: SA-1 Guild). Từ năm 1954, đây là nhà máy chủ lực trong việc chế tạo các loại tên lửa cho hệ thống S-75 (NATO định danh: SA-2 Guideline).
Công đoạn chế tạo mạch điện trên các đạn tên lửa phòng không hiện đại được giao cho phụ nữ nhờ sự tỉ mỉ và kiên trì trong quá trình làm việc.
Các ống thép có vai trò bảo quản đạn, đồng thời là bệ phóng cho tên lửa thuộc họ S-300. Chúng được xử lý hóa học, sau đó sơn màu và chuyển vào khu vực lắp ráp.
Một quả đạn 48N6DM của tổ hợp S-400 đã hoàn thành việc lắp ráp, sẵn sàng đưa vào trong ống phóng. Mỗi tên lửa có giá từ 1,5 đến hơn 2 triệu USD.
Chuyên viên nạp dữ liệu của tên lửa vào ống phóng trước khi lắp ráp. Các thông tin này có thể hỗ trợ kỹ thuật viên trong quá trình vận hành và bảo quản tên lửa tại đơn vị.
Đạn tên lửa sẽ được nạp vào từ phần đuôi, các cánh lái đều được gập lại để tiết kiệm không gian. Sau khi khai hỏa, quả đạn sẽ được động cơ phụ đẩy ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ chính mới khởi động để đẩy tên lửa tới mục tiêu.
Sau khi lắp ráp, ống phóng sẽ được nạp đầy khí trơ và hàn kín để chống lại các tác động từ môi trường. Một quả đạn tên lửa có thể nằm trong ống phóng 3 năm mà không cần kiểm tra. Sau 10 năm, hệ thống này phải trải qua một lần kiểm tra lớn để nạp lại khí trơ, điều chỉnh môi trường bên trong và đánh giá tình trạng vận hành của tên lửa.
Các ống phóng đều được dán nhãn và số series. Thông tin trên ống phóng cho thấy đây là tên lửa 48N6DM của tổ hợp S-400, có tầm bắn 250 km, tốc độ 7.285 km/h, khối lượng 1,8 tấn và trang bị đầu đạn nổ mảnh nặng 180 kg.
Toàn cảnh khu vực lắp ráp tên lửa trong nhà máy Avangard.
Nhà máy này có thể cho ra đời hàng trăm tên lửa mỗi năm, bảo đảm nguồn cung cho quân đội Nga và các khách hàng trên thế giới.
Tử Quỳnh
Ảnh: Livejournal
Theo VNE
Israel: Đối trọng mới của Nga ở Syria Israel cuối cùng đã can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Syria. Trong đêm 17-3, bốn chiến đấu cơ F-16 của Israel đã vượt biên giới vào tỉnh Homs, Syria, ném bom căn cứ không quân T4 (Tiyas) ở phía Tây Palmyra, Syria. Chính quyền Damacus sau đó đáp trả, ra lệnh bắn tên lửa đất đối không nhắm vào các chiến đấu...