Nga phủ nhận tái động viên quân dự bị, Anh áp trừng phạt mới chống Moscow
Một quan chức cấp cao Nga cho biết, các lãnh đạo quân đội nước này không có kế hoạch ban hành lệnh động viên quân dự bị mới.
Vladimir Tsimlyansky, Phó chủ nhiệm Tổng cục huy động quân thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga hôm nay (29/9) đã nhắc lại cam kết của quân đội nước này về việc không gọi nhập ngũ bổ sung.
Các binh sĩ Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Ảnh: Tass
Ông Tsimlyansky cho hay: “Số người muốn đăng ký phục vụ trong quân ngũ theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga cũng như những tình nguyện viên quyết định tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã đủ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình”.
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo, chỉ tính riêng trong năm nay, khoảng 300.000 người ở nước này đã xin nhập ngũ. Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga cũng khẳng định đạt mục tiêu huy động khoảng 300.000 quân dự bị vào cuối tháng 10 theo sắc lệnh động viên một phần của ông Putin.
Theo đài RT, phát biểu của ông Tsimlyansky đã bác bỏ các đồn đoán của Kiev về một đợt huy động quân dự bị mới của Moscow. Cuối tháng 8, lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine từng quả quyết, xứ sở bạch dương dự định gọi nhập ngũ thêm 450.000 lính vào mùa thu năm nay.
Anh áp trừng phạt mới với Nga
Chính phủ Anh ngày 29/9 đã công bố các biện pháp trừng phạt mới chống Moscow vì tổ chức các cuộc bầu cử không được phương Tây và Kiev công nhận ở 4 vùng mới sáp nhập vào Nga (gồm Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk) cũng như bán đảo Crưm.
Theo CNN, trong “danh sách đen” bị London đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh có Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) và các quan chức Nga liên quan đến những cuộc bầu cử nói trên.
Văn phòng Nước ngoài, khối thịnh vượng chung và phát triển (FCDO) của Anh cho hay, gói trừng phạt mới được đưa ra trước một ngày kỷ niệm mới ở Nga, do Tổng thống Putin đề xuất để đánh dấu việc sáp nhập.
Moscow chưa lên tiếng bình luận về động thái của London.
Nga và Ukraine cứng rắn răn đe lẫn nhau
Ukraine cũng như Nga đã đưa ra tuyên bố mới giữa lúc cuộc phản công của Kyiv bị đánh giá là chưa đạt được các mục tiêu chiến lược.
Tính đến hôm qua (24.9), cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài gần 580 ngày, với các diễn biến mới cho thấy tình hình khó hạ nhiệt.
Tỉnh trưởng Roman Starovoyt của tỉnh Kursk thuộc Nga hôm qua viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã nhắm vào một tòa nhà hành chính ở trung tâm TP.Kursk, khiến mái nhà bị thiệt hại nhẹ, theo AFP.
Xem nhanh: Ngày 577 chiến dịch, Nga-Ukraine đấu pháo; NATO lo thiếu đạn
Trong khi đó, Hãng tin TASS hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Georgy Minesashvili của Nhóm tác chiến miền Nam thuộc Nga tuyên bố các máy bay từ nhóm này đã tấn công 23 khu vực do Ukraine kiểm soát ở tỉnh Donetsk, phá hủy 3 kho đạn dược và một trạm kiểm soát UAV cùng nhiều mục tiêu khác.
Quân nhân Ukraine ở tỉnh Donetsk khai hỏa pháo tự hành M109 về phía binh sĩ Nga. Ảnh Reuters
"Sẽ làm mọi thứ"
Những cuộc tấn công như trên diễn ra trong bối cảnh Ukraine tiến hành cuộc phản công chống lại các lực lượng Nga được hơn 3 tháng, chủ yếu tập trung vào những khu vực ở miền đông và miền nam. Trả lời CNN ngày 23.8, tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy cuộc phản công của Ukraine ở hai tỉnh Donetsk và Zaporizhzhia, thừa nhận cuộc phản công diễn ra chậm hơn mong đợi, nhưng khẳng định lực lượng của ông đã tạo ra đột phá ở một số khu vực và sắp có đột phá lớn hơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington D.C trong tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng Kyiv "sẽ làm mọi thứ để không dừng lại trong những ngày khó khăn vào mùa thu có thời tiết xấu và mùa đông". Ông Zelensky còn tuyên bố Ukraine có một "kế hoạch rất toàn diện" nhằm đẩy lực lượng Nga ra khỏi TP.Bakhmut thuộc Donetsk và hai thành phố khác trong những tháng tới.
Tổng thống Ukraine: Phản công sẽ tiếp tục bất chấp thời tiết
Trong khi đó, tờ The New York Times gần đây dẫn lời một số quan chức Mỹ cho rằng cuộc phản công của Ukraine dường như không đạt được các mục tiêu chiến lược. Họ đánh giá các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu tiếp cận biển Azov ở tỉnh Zaporizhzhia vì các bãi mìn do lực lượng Nga thiết lập đã được chứng minh là "hệ thống phòng thủ vững chắc". Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Ukraine đã mất hơn 71.000 quân cùng hơn 540 xe tăng kể từ đầu mùa hè, và không đạt được kết quả đáng kể nào trên chiến trường, theo Đài RT.
Tuyên bố mới của Moscow
Trong lúc Ukraine đang phản công, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại cuộc họp báo ở LHQ ngày 23.9 rằng Moscow sẵn sàng đàm phán về Ukraine, nhưng sẽ không xem xét các đề xuất ngừng bắn. Ông Lavrov nói rằng phía Nga đã từng cân nhắc về đề xuất ngừng bắn, nhưng đã bị lừa, theo TASS.
Nga yêu cầu tòa án LHQ dừng vụ kiện liên quan xung đột Ukraine
Ngoại trưởng Lavrov còn nhấn mạnh Nga sẽ không khuyến khích Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán của Kyiv với Moscow. Ông còn nói rằng công thức hòa bình do Tổng thống Zelensky đề xuất "hoàn toàn không thể thực hiện được". Công thức này gồm 10 điểm, trong đó có yêu cầu Nga rút toàn bộ binh sĩ khỏi lãnh thổ Ukraine và kêu gọi đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an toàn hạt nhân, theo trang tin The Kyiv Independent.
Cũng tại cuộc họp báo trên, ông Lavrov nói rằng các nước phương Tây thực tế đang tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Nga bằng chiêu bài cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Ukraine. "Chúng tôi gọi đó là một cuộc chiến tranh lai, nhưng điều này không làm thay đổi tình hình", TASS dẫn lời ông Lavrov. Đến tối qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine cũng như phương Tây đối với phát ngôn từ ông Lavrov.
Một số nước đang "làm trò" với Ukraine ?
Reuters hôm qua dẫn lời Giáo hoàng Francis cho rằng một số nước đang "làm trò" với Ukraine bằng cách lúc đầu cung cấp vũ khí cho Kyiv rồi sau đó cân nhắc rút lại các cam kết. Giáo hoàng Francis đưa ra nhận định này khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu ông có bức xúc vì nỗ lực đem lại hòa bình của mình chưa thành công hay không.
Sau đó, phát ngôn viên Matteo Bruni của Vatican đã làm rõ ý trên, nói rằng Giáo hoàng Francis không nêu lập trường về việc các nước nên tiếp tục hay dừng gửi vũ khí cho Ukraine. "Đó là một sự phản ánh về những hậu quả của ngành công nghiệp vũ khí. Đức Giáo Hoàng đã nói rằng những bên buôn bán vũ khí không bao giờ phải chịu hậu quả cho những lựa chọn của mình mà để những người dân phải gánh chịu, giống như người Ukraine", ông Bruni nhấn mạnh.
Bộ QP Nga: Nhóm binh sĩ Nga bị tấn công bất ngờ ở Nagorno-Karabakh, tất cả thiệt mạng Một chiếc xe chở nhóm binh sĩ Nga bị tấn công bất ngờ ở vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan, Bộ Quốc phòng Nga ngày 20/9 cho biết. Binh sĩ Nga hiện diện ở Nagorno-Karabakh với vai trò gìn giữ hòa bình. RT dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nhóm binh sĩ Nga thiệt mạng khi bị...